Yêu cầu về tính áp dụng của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật (thực hiện pháp luật gồm các hình thức: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật), trong đó, nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật hoặc tự mình căn cứ vào quy định của pháp luật để tạo ta các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Ở hình thức này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật luôn có sự can thiệp của cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền. Trong một số trường hợp đặc biệt, theo quy định của pháp luật, một số tổ chức xã hội cũng có thể được

thực hiện hoạt động này. Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền cần đảm bảo tính áp dụng pháp luật, thể hiện ở chỗ:

- Việc áp dụng pháp luật phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, đó là: + Khi áp dụng pháp luật phải có căn cứ, lý do xác đáng, tức là các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền chỉ tiến hành áp dụng pháp luật khi trong thực tế tồn tại những tình huống mà quy phạm pháp luật đã dự liệu trước để áp dụng cho trường hợp đó. Không được tạo ra những tình huống giả, những tình huống không có trong thực tế để hợp thức hóa việc áp dụng quy phạm pháp luật nào đó.

+ Áp dụng pháp luật đúng, chính xác, công bằng. Đối với mỗi trường hợp cụ thể các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật cần phải luôn xác định được sự thật khách quan của mỗi vụ việc, đưa ra được những quyết định áp dụng pháp luật thật sự chính xác, công bằng.

+ Phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế trong áp dụng pháp luật, đây là một nguyên tắc quan trọng, đòi hỏi áp dụng pháp luật phải đúng thẩm quyền, phải tuân theo đầy đủ những quy định về trình tự, thủ tục được đề ra cho mỗi loại vụ việc.

+ Việc áp dụng pháp luật phải phù hợp với mục đích đề ra. Đối với mỗi trường hợp áp dụng pháp luật đều phải xác định mục đích một cách rõ ràng …Xuất phát từ ý thức pháp luật của mình, những người trực tiếp áp dụng pháp luật tiến hành cụ thể hóa, cá biệt hóa mục đích của pháp luật cho trường hợp cụ thể cần áp dụng, thu thập, chuẩn bị những điều kiện để áp dụng và đưa đưa ra những quyết định giải quyết từng bước hoặc cuối cùng đối với sự việc một cách tối ưu nhất.

+ Việc áp dụng pháp luật phải bảo đảm tính hiệu quả trong áp dụng pháp luật. Việc áp dụng pháp luật đòi hỏi phải đạt được mục đích đề ra đối

với mỗi trường hợp một cách nhanh chóng, chính xác với những chi phí thấp cho Nhà nước cũng như cho xã hội.

- Việc áp dụng pháp luật phải đảm bảo quy trình chặt chẽ, chính xác mà pháp luật đã quy định. Do tồn tại nhiều quy phạm pháp luật khác nhau thuộc các lĩnh vực, các ngànhh luật khác nhau nên việc áp dụng chúng có những trình tự, thủ tục khác nhau. Có những quy phạm pháp luật được áp dụng với quy trình đơn giản, nhưng cũng có những quy phạm việc áp dụng chúng là cả một quá trình phức tạp với sự tham gia, phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông thường để có thể áp dụng một cách chính xác và đạt hiệu quả cao cần tuân thủ các giai đoạn sau:

Phân tích đánh giá đúng, chính xác các tình tiết, hoàn cảnh, điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra.

Lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trường hợp cần áp dụng.

Ban hành quyết định áp dụng pháp luật.

Tổ chức thực hiện quyết định áp dụng pháp luật đã có hiệu lực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)