nước pháp quyền theo hướng tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền tự do của công dân tốt hơn.
Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào.Các quyền này không bị phá hủy khi xã hội dân sự được thiết lập và không một xã hội hay một chính phủ nào có thể xóa bỏ hoặc “chuyển nhượng” các quyền này. Các quyền đó là: quyền được sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Các nội dung chi tiết và các thủ tục của luật pháp liên quan tới quyền con người cần phải thay đổi tùy theo xã hội, nhưng tất cả các nền dân chủ đều được giao trọng trách trong việc xây dựng các cấu trúc xã hội lập hiến, lập pháp để bảo đảm cho các quyền con người đó.
Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền
của con người là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân, Ðảng và Nhà nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.
Là một quốc gia đang phát triển, nhận thức về pháp luật nói chung và quyền con người nói riêng của người dân còn có những mặt hạn chế, mặc dù trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, chúng ta đã có nhiều văn bản quy định về việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người. Vì vậy, việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người của nước ta giữ vị trí hết sức quan trọng để xây dựng một xã hội mọi người sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Trong những năm qua, công việc này không chỉ được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của Nhà nước, mà còn có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp. Hệ thống báo chí, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ đóng vai trò không nhỏ trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho nhân dân, kết hợp với nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền về quyền công dân, quyền con người. Cùng với các cơ quan như Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ,... tổ chức nghiên cứu, từ năm 1994, Trung tâm Nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã được thành lập, đặt nền móng cho khoa học nghiên cứu về quyền con người, gần đây là sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu quyền con người và quyền công dân thuộc Ðại học Luật Hà Nội... Hiện nay, quyền con người trở thành môn học chính khóa trong các trường luật, một số cơ sở đào tạo đã tổ chức các khóa sau đại học về nhân quyền và đang từng bước được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông.
Tuy nhiên, vẫn có một số người không hiểu, cố tình không hiểu về những nỗ lực trong xây dựng, thực thi pháp luật về quyền con người ở Việt Nam. Họ thường đem luật pháp nước này nước khác ra làm "mẫu mực", bất chấp sự khác biệt trong lựa chọn chính trị, văn hóa và điều kiện kinh tế, xã hội, thậm chí còn vu cáo Việt Nam "không xây dựng luật về nhân quyền". Ðó là luận điệu sai trái phải bác bỏ. Song, nhìn nhận một cách khách quan, hiện vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, chức năng xã hội của mình, về quyền con người, nên có hành vi gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền. Một số người lợi dụng quyền công dân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Dù thế nào cũng không thể phủ nhận thực tế Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn cố gắng hoàn thiện pháp luật, cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn thực hiện luật, không ngừng mở rộng dân chủ, quyết tâm xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh; kết hợp với việc tăng cường các thể chế quốc gia bảo vệ quyền con người, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Trong thời gian tới, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của chúng ta cần
tiếp tục hướng tới việc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền tự
do của công dân.