Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 112)

- Tính minh bạch Tính minh bạch của pháp luật là một đòi hỏi rất quan

3.2.1.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật

quả xây dựng pháp luật

Như chúng ta đã biết, để hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu hoàn thiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

trong đó có yêu cầu về kỹ thuật lập pháp, tức hệ thống pháp luật đó phải được xây dựng và hoàn thiện ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng pháp luật là để nâng cao hơn nữa kỹ thuật pháp lý trong quá trình xây dựng pháp luật, là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật ở nước ta giai đoạn hiện nay, các giải pháp chủ yếu là:

Giải pháp 1: Đổi mới việc lập và thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

- Đổi mới tư duy lập và thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo hướng: việc xây dựng chính sách pháp luật của các dự án luật, pháp lệnh phải được hoàn thành cơ bản cùng với việc thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó: các bộ, ngành hình thành rõ ràng chính sách ngay trong các đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; Chính phủ xem xét, duyệt và chịu trách nhiệm về các chính sách trong các dự án luật, pháp lệnh được đưa vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội; Quốc hội phê chuẩn, thông qua Chương trình cũng đồng thời là phê chuẩn các chính sách do Chính phủ đề xuất và sẽ chỉ đạo đồng thời giám sát việc luật hóa các chính sách đó trong các dự án luật, pháp lệnh.

Đối với các đề xuất của các chủ thể ngoài Chính phủ (trừ của Quốc hội) cũng phải chuyển giao Chính phủ cho ý kiến, tổng hợp chung trước khi trình Quốc hội.

- Việc lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của hệ thống pháp luật nhằm phục vụ công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của công dân nhưng phải có thứ tự ưu tiên hợp lý dựa trên các căn cứ:các lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, tạo sức bứt phá đối với sự phát triển kinh tế - xã

những lĩnh vực cơ bản, quan trọng, ổn định cần được điều chỉnh bằng luật, không đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các dự án luật trong các lĩnh vực mà quan hệ xã hội còn biến động, chưa chín muồi; năng lực thực tế của cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra để bảo đảm tính khả thi, hợp lý trong việc đưa văn bản vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, tránh dồn quá nhiều dự án vào một cơ quan, khó bảo đảm đúng tiến độ và chất lượng của dự án. Việc lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm cần bám sát tiến độ thực hiện chương trình nhiệm kỳ Quốc hội để bảo đảm cân đối, tránh dồn quá nhiều dự án vào năm cuối nhiệm kỳ Quốc hội.

- Chương trình lập pháp toàn khóa là quan trọng nhưng khó có thể lường trước được các diễn biến của tình hình kinh tế xã hội trong 5 năm, do vậy chỉ nên coi Chương trình toàn khóa là Chương trình có tính chất định hướng và có khả năng thay đổi hàng năm để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

- Bảo đảm tính đồng bộ giữa việc lập dự kiến xây dựng luật, pháp lệnh và lập dự kiến xây dựng nghị quyết, nghị định, văn bản hướng dẫn thi hành luật. Chính phủ cần giao cho Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng và đôn đốc việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ như vậy mới bảo đảm tính chặt chẽ, tính liên thông với Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

- Cần coi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cũng như một dự án luật để đầu tư kinh phí thỏa đáng.

- Tăng cường kỷ luật trong việc xây dựng và thực hiện Chương trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. Đề cao vai trò, trách nhiệm của Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các tổ chức pháp chế của các bộ, ngành trong công tác lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Chương trình xây dựng Nghị định của Chính phủ. Đẩy mạnh công tác giám sát, đôn đốc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp

lệnh; tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản pháp luật; cần có chế tài xử lý nghiêm khắc các cơ quan đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhưng không tiến hành soạn thảo được hoặc tiến độ soạn thảo quá chậm so với chương trình. Nghiên cứu đổi mới công tác quản lý việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh theo hướng chuyển nhiệm vụ quản lý việc xây dựng nghị định hướng dẫn từ Văn phòng Chính phủ sang Bộ Tư pháp; tăng cường kỷ luật hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị định; nghiên cứu cơ chế kiểm soát việc ban hành thông tư của các bộ, ngành.

Giải pháp 2: Hoàn thiện pháp luật về đổi mới quy trình, nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật

- Cần hợp nhất 02 Luật ban hành văn bản quy phạm hiện hành (của trung ương và địa phương) nhằm tạo ra những chuẩn mực chung trong quy trình xây dựng văn bản, bảo đảm tính hiệu quả trong công tác xây dựng pháp luật và sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật quốc gia; giảm việc ủy quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho địa phương. Tiếp tục thu gọn các hình thức văn bản quy phạm pháp luật theo hướng mỗi cơ quan chỉ có thẩm quyền ban hành một hình thức văn bản; hạn chế đi đến không ban hành pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để luật thật sự là công cụ chủ yếu điều chỉnh các quan hệ xã hội; chính quyền cấp huyện, cấp xã chủ yếu chỉ ban hành văn bản hành chính, điều hành, chỉ đạo thi hành pháp luật

- Ban hành Pháp lệnh về hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và Pháp lệnh về pháp điển quy phạm pháp luật; tổ chức triển khai thường xuyên việc hợp nhất và pháp điển hóa các văn bản quy phạm pháp luật mới vào các Bộ pháp điển theo lĩnh vực, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, dễ tiếp cận, dễ sử dụng của hệ thống pháp luật.

- Nghiên cứu việc giao cho Tòa án nhân dân tối cao quyền hạn và trách nhiệm giải thích pháp luật, phát triển án lệ và tăng cường việc hướng

dụng và phát huy vai trò của các quy tắc nghề nghiệp, quy tắc tự quản của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp, các cộng đồng dân cư trong việc điều chỉnh một số lĩnh vực của đời sống xã hội trong xu thế hội nhập quốc tế, đặc biệt là việc áp dụng tập quán thương mại quốc tế, các quyết định, án lệ của các tổ chức trọng tài thương mại quốc tế được thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế.

Giải pháp 3: Tăng cường các điều kiện bảo đảm xây dựng pháp luật

- Cần đổi mới cơ chế phân bổ kinh phí cho xây dựng pháp luật, phải xác định rõ kinh phí đảm bảo xây dựng và hoàn thiện pháp luật là kinh phí đầu tư cơ bản cho hạ tầng pháp lí của nhà nước và xã hội. Kinh phí xây dựng pháp luật phải đủ để đáp ứng một cách thực chất các yêu cầu đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng của các dự án, dự thảo pháp luật, nhất là việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội của dự thảo văn bản và việc tham vấn, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, đặc biệt là những đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo văn bản.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Chính phủ chỉ đạo xây dựng và thực hiện Đề án tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp luật, nòng cốt là đội ngũ cán bộ pháp chế của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; giao Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu xây dựng chế độ phụ cấp cho cán bộ làm công tác pháp chế như đã áp dụng đối với cán bộ trong lĩnh vực thanh tra, thống kê.

- Củng cố các cơ quan giúp việc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân trong việc xây dựng văn bản pháp luật, trước hết, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cần thành lập bộ phận pháp chế hoặc bố trí công chức pháp chế chuyên trách.

Bộ Nội vụ tăng biên chế cán bộ làm công tác pháp chế cho các Bộ và Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tăng biên chế cho cán bộ

làm công tác pháp chế cho các sở, ban ngành ở địa phương, cán bộ tư pháp cấp xã.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

- Tăng cường hơn nữa việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình xây dựng văn bản để tổ chức, cá nhân có thể tham gia ý kiến trực tiếp, phản biện trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Hoàn thiện cơ sơ dữ liệu quốc gia về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ngành, lĩnh vực và cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục để đáp ứng cho người có nhu cầu khai thác, sử dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)