Bạo lực của con chồng đối với mẹ kế

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 75 - 79)

3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn

3.2.5.Bạo lực của con chồng đối với mẹ kế

3.2. Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các

3.2.5.Bạo lực của con chồng đối với mẹ kế

Có những cuộc hôn nhân giữa hai người đã ly hôn hoặc góa vợ, góa chồng và cố gắng tạo dựng một gia đình mới. Thực tế cho thấy những gia đình hỗn hợp kiểu như trên khó giải quyết trọn vẹn mọi vấn đề nảy sinh, nhất là khi cả hai người đều có những đứa con riêng và cùng sống chung dưới một mái nhà. Những người bố người mẹ này khó có thể cân bằng giữa tình cảm dành cho con riêng của mình và cho người vợ (hoặc chồng) mới cùng với con riêng của người ấy. Mâu thuẫn là không tránh khỏi. Từ trước đến nay, khi nghe câu nói như “mẹ chồng nàng dâu” hay “mẹ ghẻ con chồng” thì người ta thường nghĩ ngay đến việc người có vị trí cao hơn, nhiều quyền lực hơn (là mẹ chồng- mẹ ghẻ) áp dụng những nguyên tắc (đôi khi hà khắc, thiếu công bằng) đối với người có vị trí thấp hơn, ít quyền lực hơn (là nàng dâu- con chồng). Nhưng trường hợp sau đây, người phụ nữ (mang tiếng là mẹ ghẻ) lại chịu nhiều nỗi thống khổ cả về mặt thể chất và tinh thần do con riêng của chồng gây ra.

Chị H lấy chồng là một thiếu tá quân đội hơn chị 12 tuổi. Lúc đó ông thiếu tá đã ly dị vợ, họ có 3 đứa con: 2 gái, 1 trai đều đã lớn. Hai vợ chồng chị H sống với nhau 10 năm nhưng vẫn không có con. Đến năm 2002 họ xin nuôi một đứa trẻ sơ sinh. Từ khi trong nhà xuất hiện đứa con nuôi, mọi mâu thuẫn cha con bắt đầu xảy ra. Hai cô con gái lớn trực tiếp đe dọa chị H vì cho rằng đứa trẻ nhỏ sau này sẽ được chia đất đai, tài sản, sẽ cướp hết tài sản của chúng...Cô con gái thứ hai của chồng đã từng lớn tiếng đe dọa sẽ bóp chết cháu nhỏ dù có phải đi tù! Hôm gia đình có giỗ, cô con gái thứ hai

Phạm Thị Mai Hương

74

lợi dụng không có bố ở nhà đã đánh lén chị H vào phía sau tai trái. Chị thấy đau đầu, đau tai, đau vùng mắt trái nên đã phải đến bệnh viện. Chị H đang rất lo lắng, liệu khi chị đi làm cả ngày thì cháu nhỏ ở nhà có an toàn không mặc dù chị có nuôi một bà già bế cháu hàng ngày.

(Ca số 38: N.T.H, 48 tuổi)

Chúng ta có thể lựa chọn bạn chơi, lựa chọn cả bạn đời nhưng không thể chọn cha mẹ, anh chị em hay bất kì người thân nào khác trong gia đình. Nếu có mâu thuẫn, xung đột xảy ra thì bản thân người chồng cũng rất khổ sở khi rơi vào hoàn cảnh một bên là gia đình, một bên là vợ con. Trong những trường hợp phụ nữ bị bạo lực ở trên, ta thấy người chồng vai trò của những người chồng hầu như mờ nhạt (có thể họ đang bế tắc, chưa tìm được hướng giải quyết ổn thỏa cho cả hai phía) hoặc họ chỉ có hành động là an ủi, khuyên bảo vợ nhẹ nhàng về sự “nhẫn nại”, “chịu đựng” thêm một thời gian nữa.

Tóm lại, khi tìm hiểu về bản chất của vấn đề bạo lực trong gia đình, hiểu rõ được hoàn cảnh và mối quan hệ của bạo lực gia đình là rất quan trọng để có thể xây dựng được các hướng can thiệp có hiệu quả. Bạo lực gia đình xảy ra trong một mối quan hệ mà thủ phạm và nạn nhân quen biết nhau. Nạn nhân và thủ phạm có thể kết hôn, cùng chung sống, đã ly dị hay ly thân. Các hình thức bạo lực giới trong gia đình rất đa dạng. Họ có thể là những người khác giới hay đồng giới; họ có thể có con chung, con riêng và thời gian quan hệ có thể ngắn hay dài tùy từng trường hợp. Bạo lực giới trong gia đình bao gồm từ giới vì hầu hết các nạn nhân của bạo lực giữa các cá nhân là phụ nữ. Bạo lực hướng về phụ nữ bởi vì họ là phụ nữ, quyền bình đẳng của họ dường như bị “tước đoạt” trong mối quan hệ với nam giới và vị thế của họ trong xã hội nói chung là thấp. Trên thực tế, phụ nữ thuộc mọi ngành nghề (nông dân, công nhân, cán bộ, kinh doanh- buôn bán...) đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực. Bạo lực không giới hạn ở một tầng lớp kinh tế - xã hội đặc biệt nào mà liên quan chặt chẽ tới sự kiểm soát đời sống của phụ nữ và các quy định về văn hoá của phụ nữ trong nền văn hoá ấy.

Phạm Thị Mai Hương

75 Chương 3

Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực giới trong gia Đình qua hoạt động tư vấn a. nguyên nhân

Nhiều nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng gốc rễ của nạn bạo lực dựa trên cơ sở giới là sự bất bình đẳng trong các quan hệ giới. Tuy nhiên có một số yếu tố đóng góp vào tính nghiêm trọng và tần số xảy ra của bạo lực dựa trên cơ sở giới. Theo kết quả nghiên cứu “Bạo lực trên cơ sở giới- trường hợp Việt Nam ” do các nhà nghiên cứu Viện Xã hội học thực hiện năm 1999, hai nguyên nhân nổi bật dẫn đến bạo lực là khó khăn kinh tế và lạm dụng rượu. Trong nhiều trường hợp hai yếu tố này có liên quan chặt chẽ với nhau. Những yếu tố chủ yếu khác liên quan đến tình dục (ngoại tình, ghen tuông, sự không hòa hợp về tình dục), sự bất đồng ý kiến về nuôi dạy con cái, các truyền thống gia trưởng, cách đối xử với họ hàng- bạn bè...Bạo lực trong gia đình có thể xảy ra ở các cặp vợ chồng thuộc mọi nhóm xã hội. Trong 179 ca tư vấn, có khá nhiều yếu tố trở thành nguyên nhân của bạo lực. Các nguyên nhân đó được tổng hợp trong bảng dưới đây.

Phạm Thị Mai Hương

76

Bảng 5: Nguyên nhân bạo lực giới trong gia đình

(N = 179)

STT Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ %

1 Lạm dụng rượu 72 40,2 2 Sử dụng ma túy 4 0,02 3 Tù tội 4 0,02 4 Cờ bạc 56 31,3 5 Gái nhà hàng 33 18,4 6 Ngoại tình 44 24,6

7 Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” 73 40,8

8 Trình độ chênh lệch 16 8,9

9 Kinh tế khó khăn 16 8,9

10 Kinh tế phát triển 8 4,46

11 Nạn nhân “quá lứa” 7 3,91

12 Thủ phạm muốn ly hôn để ở với bồ 7 3,91 13 Hôn nhân gượng ép/ không tình yêu 17 9,5 14 Chứng kiến bạo lực khi còn nhỏ 12 6,7 15 Mâu thuẫn với gia đình chồng 39 21,8

16 Có thai trước hôn nhân 2 1,11

17 Thủ phạm bị tổn thương thần kinh 3 1,68

18 Nạn nhân chịu đựng 62 34,6

(Nguồn: Tác giả xử lý từ thông tin do trung tâm Tư vấn Linh Tâm cung cấp)

Số liệu bảng trên cho thấy, các nguyên nhân nổi bật dẫn đến tình trạng bạo lực trong gia đình ở 179 ca tư vấn là lạm dụng rượu, cờ bạc, gái nhà hàng, ngoại tình, gia trưởng, mâu thuẫn với gia đình chồng và nạn nhân chịu đựng. Nếu “chi tiết hóa” các yếu tố thì có tới 18 nguyên nhân được liệt kê ở bảng trên. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tổng hợp các nguyên

Phạm Thị Mai Hương

77 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân thành 3 nhóm chính để tìm hiểu và phân tích. Đó là nhóm nguyên nhân từ xã hội, nhóm nguyên nhân liên quan đến gia đình và nhóm nguyên nhân cá nhân (từ thủ phạm và từ nạn nhân)

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 75 - 79)