Bạo lực của mẹ chồng đối với con dâu

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 73 - 75)

3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn

3.2. Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các

3.2.4. Bạo lực của mẹ chồng đối với con dâu

Trong xã hội Việt Nam truyền thống, mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu được xem là mối quan hệ không mấy dễ chịu giữa hai phụ nữ thuộc hai thế hệ khác nhau, có địa vị khác nhau trong gia đình. Mối quan hệ này được dân gian khái quát là:

Thật thà cũng thể lái trâu

Yêu nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng

Có nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về bạo lực giữa mẹ chồng- nàng dâu, bao gồm cả bạo lực thân thể và bạo lực tinh thần. Bạo lực tinh thần được xem là hình thức phổ biến trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. Điều này có thể do đặc điểm thể chất, tâm lý của phụ nữ (không ưa dùng vũ lực, thích sử dụng vũ khí ngôn ngữ và có sở trường hơn nam giới về ngôn ngữ). Song cũng có thể do phụ nữ hiểu được sức công phá của ngôn từ nhiều khi mạnh hơn cả đòn roi? Bởi vậy, mắng chửi được xem là vũ khí phổ biến trong mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu, nhất là những cô gái mới về làm dâu. Điều này thể hiện ở câu nói mà dân gian đã đúc kết: “Con dâu mới về đan bồ chịu mắng” [31, 104]. Chúng ta cùng xem xét trường hợp sau:

Phạm Thị Mai Hương

72

T là một cô gái có dáng hình người mẫu, nước da trắng trẻo, khuôn mặt xinh xắn, khả ái, rất ưa nhìn. T có hoàn cảnh riêng khá đặc biệt: bố của T đã bỏ mẹ và hai con từ khi T còn bé, đến bây giờ cũng không biết ở đâu. Học hết lớp 12, T xin đi làm để đỡ đần mẹ nuôi em ăn học. Khi gặp anh T là người hiền lành, rất yêu thương và chiều chuộng T nên mặc dù anh xấu trai, không tương xứng với T nhưng cô vẫn bằng lòng lấy anh. Chồng T là con út

trong gia đình. Anh trai và chị gái đều có gia đình riêng nên hai vợ chồng ở

với ông bà nội. Hai vợ chồng lấy nhau đã được 5 năm và có cuộc sống rất hạnh phúc. Đối tượng gây khúc mắc, va chạm trong cuộc sống hàng ngày của T là mẹ chồng với những chuyện chẳng có gì to tát. Ví dụ: mớ rau muống 500đ bà xẻ làm đôi, luộc cho hai bữa. T nhường hết rau cho con, không dám ăn mặc dù T rất thích rau. Sau bữa ăn, T nói nhỏ với chồng:Nhà chỉ có 2 vợ chồng mình và ông bà. Bốn người lớn mà chỉ có nửa mớ rau nên em cũng giữ

ý không dám ăn nhiều...”. Sau đó, chồng T có nhắc bà lúc nào cô không biết.

Chỉ thấy bà nói bóng gió rằng bà không phải con ở và mắng T: “Mày không

ở được thì biến về nhà con mẹ mày mà ở”, nhiếc móc là:Đồ con nhà không

cha, không mẹ”. Có lần bà chửi cả thông gia: “Đồ con mẹ mày không biết

dạy con”. Ngay cả việc vợ chồng T nằm ngủ, kéo ri đô cho kín đáo, bà cũng

tung ra mắng chửi là:Việc gì phải kéo cho vướng nhà”. T chỉ biết than thở cùng chồng.

(Ca số 175: T.T.T.T, 26 tuổi)

Thực tế cho thấy, người con trai có vai trò rất quan trọng trong việc giải tỏa và ngăn ngừa những xung đột giữa mẹ và vợ. Anh ta là cầu nối, là trung gian chứa đựng những thông tin từ hai phía: mẹ và vợ. Nếu chàng trai là người có bản lĩnh, hiểu biết thì anh sẽ phân tích, lý giải, thuyết phục để mẹ và vợ nhận ra điểm chưa đúng, điều không nên có trong mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu. Ngược lại thì tùy thuộc vào việc chàng trai cân nhắc và lựa chọn “Bên tình bên hiếu, bên nào nặng hơn”, để rồi sẽ có kết cục tương ứng với sự lựa chọn đó [31, 109]. Trong trường hợp trên, anh chồng của T cũng chỉ biết chịu đựng bố mẹ đẻ, an ủi động viên vợ cố gắng chịu đựng một thời gian rồi anh sẽ đi tìm nhà thuê để ở riêng. Sự xung đột của mẹ chồng- nàng dâu không chỉ tạo nên sự bất hòa giữa hai người mà còn tạo nên sóng gió cho gia đình họ, lôi kéo các thành viên khác vào vòng xoáy của mối quan hệ không êm thấm này. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên đổ vỡ gia đình [31, 111]

Phạm Thị Mai Hương

73

T đi làm về thấy bà nội đang quát mắng cháu mới 2 tuổi rưỡi, bắt cháu đứng úp mặt vào tường, phạt cháu là hư, khó bảo. Bà bắt cháu xin lỗi bà

nhưng cháu không nói nên bà chửi:Bố con mẹ mày không biết dạy mày thì

để bà dạy”. Lúc đó, T rất bức xúc và thương con nên đã chạy vào ôm con và

nói:Thôi, con xin lỗi bà đi”. Sau đó một tuần, vào một buổi trưa, khi vợ

chồng đang ngủ thì nghe thấy tiếng anh chồng của T nói:Thế nó đã xin lỗi

bà chưa?”, bà nói làChưa”. Thế là ri đô được kéo ra, anh chồng của T xông vào đánh đấm cô. Chồng T không kịp can ngăn, đến khi kéo được anh ra thì vợ đã bị tụ máu ở mắt.

(Ca số 175: T.T.T.T, 26 tuổi)

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)