Các khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 27 - 31)

4.1. Gia đình

Theo điều 8 luật “Hôn nhân và gia đình” của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X (kỳ họp thứ 7, ngày 09/06/2000) thì: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau” [22]

Tuy các nhà xã hội học coi gia đình là đơn vị cơ sở của tổ chức xã hội nhưng thuật ngữ này được hiểu theo nhiều cách khác nhau như: Gia đình là một nhóm mà các quan hệ của nó đối với nhau đều dựa vào cùng một huyết thống và do đó họ là họ hàng thân thuộc của nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về gia đình, nhưng định nghĩa sau đây được sử dụng trong luận văn:

Gia đình là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân,

quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hoá, tình cảm...). Giữa họ có những ràng buộc có tính pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ, đồng thời có những quy định rõ ràng về quyền được phép và những cấm đoán trong quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình” [2, 190]

Phạm Thị Mai Hương

26 4.2. Bạo lực

Bạo lực là việc đe doạ hay dùng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với người khác hoặc một nhóm người, một cộng đồng gây ra hoặc làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát [41]

4.3. Bạo lực trong gia đình

Bạo lực gia đình là các hành vi bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình, đó là sự xâm phạm và ngược đãi về thân thể, tinh thần hay tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Bạo lực gia đình là sự lạm dụng quyền lực, một hành động sử dụng vũ lực nhằm hăm doạ hoặc đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển hay kiểm soát người đó [31,17]

Các loại bạo lực trong gia đình:

- Bạo lực thân thể là kiểu tấn công thân thể và đe dọa để khống chế người khác. Nó bao gồm đấm, đá, bóp cổ, cắn, ném các đồ vật vào người khác hoặc dùng các loại vũ khí như gậy gộc, dao kéo.

- Bạo lực tinh thần là sự ngược đãi và hạ thấp giá trị của người khác. Nó có thể bao gồm những hành vi như chê trách, đe dọa, chửi bới, nói năng hay dùng cử chỉ làm giảm giá trị người phụ nữ.

- Bạo lực tình dục là sự ngược đãi hay khống chế bạn tình về tình dục. Nó có thể bao gồm cưỡng ép tình dục, đòi hỏi tình dục không an toàn, bắt làm các hành động tình dục không mong muốn [13, 7]

4.4. Bạo lực giới trong gia đình

Theo tuyên ngôn về loại trừ nạn bạo lực chống lại phụ nữ do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua năm 1993 thì bạo lực chống lại phụ nữ được định nghĩa là: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục, tâm lý hay những đau khổ của người phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành

Phạm Thị Mai Hương

27

động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó

xảy ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (United Nations 1995:

73; UNIFEM 1998). Định nghĩa này của Liên hợp quốc có phạm vi rộng bao gồm các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ trong cuộc sống riêng tư (bạo lực gia đình) và các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ ở nơi công cộng (bạo lực ngoài gia đình).

Một đặc điểm cần lưu ý là: phần lớn bạo lực trong gia đình là bạo lực giới. Điều này có nghĩa bạo lực được thực hiện bởi nam giới đối với phụ nữ hoặc ngược lại của phụ nữ đối với nam giới trong phạm vi gia đình [31,126]

4.5. Tư vấn

Trong cuốn “Tư vấn quản lý” được dịch theo tài liệu của ILO thì “ vấn là một dịch vụ cho lời khuyên theo hợp đồng và phục vụ cho các tổ chức bởi những người có đủ trình độ chuyên môn và được đào tạo để giúp đỡ một

cách khách quan, độc lập với tổ chức khách hàng”. Theo định nghĩa này thì

một vị giám đốc hay một người cao tuổi có trình độ sẽ hành động như một nhà tư vấn nếu họ cho lời khuyên hay giúp đỡ người khác [28]

Tư vấn là mối quan hệ giữa chuyên viên tư vấn và người cần giúp đỡ. Mối quan hệ này được tiến hành một cách trực tiếp (gặp gỡ) hoặc gián tiếp (qua điện thoại, thư từ, báo chí...). Chuyên viên tư vấn cố gắng giúp khách hàng tìm ra rắc rối trong cuộc sống và qua đó giúp họ tự tìm ra các giải pháp phù hợp cho vấn đề của mình. Đây là quá trình trao quyền lực. Nếu coi chuyên viên tư vấn là một chuyên gia siêu việt, có vai trò khuyên bảo là một quan niệm sai lầm vì khách hàng sẽ bị tước đi quyền năng thay vì học được những cách cư xử tự lập.

Theo quan điểm của trung tâm tư vấn Linh Tâm thì: “Tư vấn là một tiến trình diễn ra sự tương tác giữa nhà tư vấn và khách hàng. Trong mối

Phạm Thị Mai Hương

28

quan hệ tương tác đó, nhà tư vấn tìm kiếm những tiềm năng của khách hàng, soi sáng vấn đề và để khách hàng tự quyết định” [36]

Khái niệm “Tư vấn” trên thực tế có ý nghĩa tương đương như khái niệm “Tham vấn”. “Tham vấn” được dùng nhiều và quen thuộc ở các tỉnh phía Nam còn “Tư vấn” được sử dụng nhiều ở các tỉnh phía Bắc. “Tham vấn là một quá trình tăng cường năng lực. Trong đó nhà tham vấn giúp thân chủ nhận thức được các nguyên nhân sâu xa của vấn đề. Từ đó thân chủ thay đổi

cách suy nghĩ cảm nhận và xử sự để giải quyết vấn đề của chính họ” [20, 5]

Cũng theo quan điểm của trung tâm tư vấn Linh Tâm thì:

- Nhà tư vấn (nhà tham vấn) là người giúp đỡ khách hàng khi họ gặp vấn đề khó khăn, khơi gợi những tiềm năng để giúp họ tự giải quyết vấn đề - Khách hàng (thân chủ) là người có vấn đề cần được trợ giúp.

Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi sử dụng khái niệm “tư vấn” và “khách hàng”.

Phạm Thị Mai Hương

29 Chương 2

Hình thức bạo lực giới trong gia đình Qua hoạt động tư vấn

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 27 - 31)