3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn
3.2. Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các
3.2.1. Bạo lực của anh trai với em gái
Từ xưa đến nay, gia đình vẫn là một tổ chức cơ bản nhất mà con người cần đến. Gia đình là một đơn vị xã hội chủ yếu, nơi mà chúng ta học cách yêu thương, làm dịu đi bản tính hung hăng, nóng nảy; nơi mà chúng ta xây dựng các giá trị và lương tâm con người. Đối với phần lớn chúng ta, gia đình là nguồn hỗ trợ cổ vũ lớn lao đồng thời cũng mang đến cho ta nguồn vui và sự thỏa mãn trong cuộc đời. Gia đình luôn khẳng định những thành công và kết quả của mỗi thành viên, làm tăng thêm giá trị bản ngã của mỗi con người. Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của gia đình. Mối quan hệ ruột thịt, thắm thiết của tình anh em trong gia đình được kết tinh thành những câu ca dao rất hay, rất đẹp trong kho tàng văn học Việt Nam như:
Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hoặc
Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Vậy mà tình trạng bạo lực xảy ra trong chính gia đình ruột thịt của người phụ nữ. Trường hợp sau là một ví dụ:
Chị L lấy chồng lần đầu có con trai, hai vợ chồng đã li dị. Chị về sống với bố mẹ. Sau đó, chị lấy một người đàn ông mà không đăng ký, có 3 con gái nhưng rồi cũng chia tay do chị buôn bán thất bát. Một mình chị nuôi cả bốn 4 con. Từ 12/2002 chị về ở nhờ nhà anh cả. Chị L và chị dâu cả đoàn kết không có vấn đề gì, nhưng có mâu thuẫn với anh cả và vợ chồng anh hai. Có nhiều cuộc xung đột xảy ra trong cách cư xử của 3 anh em mà nguyên nhân sâu xa
nhất là vấn đề chia tài sản. Hiện anh cả đang ở trên mảnh đất 380 m2
, anh hai 600m2 (đất do cha mẹ để lại nhưng không có di chúc). Chị L muốn chia tài sản, ông anh cả mượn rượu chửi mắng, ông anh thứ hai vừa chửi vừa đánh. Lần thứ nhất, năm 2001, anh thứ hai đánh chị gây thương tích- còn vết sẹo ở chân. Lần tiếp theo chị bị vụt bằng điếu cày, phải vào viện chụp khám. Đơn kiện của chị L về chia tài sản có biến chuyển: Toà án đã đo đất để định giá tài
Phạm Thị Mai Hương
64
sản, làm căn cứ phân chia. Sau sự việc đó, ông anh cả tuyên bố nếu chị L được chia đất thì sẽ mua súng bắn chết cả mấy mẹ con chị. Hộ khẩu chị L chung với gia đình nhà anh trai nhưng ông ngăn cản không cho chị tách và cũng không cho chị đem hộ khẩu đi làm chứng minh thư cho con gái và xác nhận để cháu đi học...
(Ca số 57: N.T.L, 47 tuổi)
Như trên đã trình bày, trong đa số trường hợp bạo lực gia đình thì thủ phạm là nam giới và nạn nhân là phụ nữ. Trong mối quan hệ khác giới, đôi khi phụ nữ cũng dùng vũ lực nhưng việc sử dụng không phải lúc nào cũng trầm trọng như ở nam giới. Kể cả khi nam- nữ sử dụng vũ lực giống nhau, hậu quả của bạo lực do nam gây ra thường nghiêm trọng hơn nhiều so với nữ nếu đo lường theo tần suất và độ nghiêm trọng của tổn thương. Ngoài ra, mục đích của việc sử dụng vũ lực của nữ giới cũng khác nam giới. Thường phụ nữ sử dụng vũ lực để tự vệ trong khi nam giới dùng sức mạnh để có quyền lực và để khống chế. Trong trường hợp của chị L, hai người đàn ông đã sử dụng
“quyền làm anh” để khống chế, đe dọa và rắp tâm tước đoạt quyền thừa kế
hợp pháp của chị.