Bạo lực của vợ đối với chồng

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 67 - 73)

3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn

3.2. Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các

3.2.3. Bạo lực của vợ đối với chồng

Trong lĩnh vực bạo lực gia đình, chúng ta thường được nghe, nhìn, đọc thấy những chuyện phụ nữ bị bạo lực thân thể, tinh thần và tình dục. Đàn ông bạo lực vợ bị lên án nghiêm khắc. Điều đó không có nghĩa là đàn ông không bao giờ trở thành nạn nhân của bạo lực trong gia đình. Họ bị vợ ngược đãi về mặt tinh thần bằng những lời lẽ cay nghiệt độc ác. Mọi người thường thấy những vết tím bầm trên thân thể người vợ mà ít nhận ra nhiều vết thương rỉ máu trong tâm hồn người chồng. Nên chăng khi đề cập đến bạo hành trong gia đình cũng cần chú ý đến nỗi đau đàn ông?

Người vợ cũng là thủ phạm gây ra bạo lực với chồng nhưng với tỷ lệ rất thấp (1,1% = 2 ca). Xem xét hai trường hợp vợ là thủ phạm bạo lực chồng sau đây, chúng ta sẽ hiểu phần nào rằng đàn ông cũng khổ sở không kém khi trở thành nạn nhân của bạo lực trong gia đình.

Phạm Thị Mai Hương

66

Hộp 6: Ca số 134, T.T.M.L, 28 tuổi

Chị L (rất xinh đẹp), việc làm ổn định. Kết hôn hơn một năm, kinh tế khá, đã có nhà riêng nhưng hai vợ chồng thường cãi nhau về một số "vấn đề vụn vặt" (lời của chị L). Chị tâm sự về tình yêu và cuộc hôn nhân cũng như những mâu thuẫn giữa chồng và chị, sự phản đối của gia đình chị. Thời con gái chị có rất nhiều người theo đuổi, trong đó có chồng chị. Anh ấy hình thức thì cũng được dù không bằng chị (theo như chị đánh giá), việc làm cũng bình thường "đã thế lại chỉ tốt nghiệp cao đẳng" nên bị gia đình chị phản đối. Tuy nhiên hai người vẫn quyết tâm kết hôn. Từ khi lấy chồng, chị thấy thực tế chẳng giống như mình mơ ước: không phải lúc nào chồng cũng đưa chị đi chơi. Chị phải nói anh mới làm việc nhà (giặt giũ, nhặt rau, nấu cơm, dọn dẹp); bảo gì anh ta làm đó, chứ không "tự động hóa". Như vậy có nghĩa là "chẳng chiều chị mấy" nên chị chán! Chị luôn mơ ước có một ông chồng giàu có, thông minh vì “người thông minh ắt sẽ giàu” và đặc biệt phải biết chiều vợ hết lòng. Theo chị, nếu anh ta có học vị cao, kiếm thật nhiều tiền thì như thế còn được chứ đằng này tiền cũng chỉ kiếm bằng vợ, lại không chiều chuộng, thế thì không bù lại được thiệt thòi của chị. Anh dặn chị mua đồng hồ báo thức nhưng mấy lần mà chị không mua, anh đi làm muộn nên có càu nhàu vài câu, chị liền nói "mày có làm nhiều tiền hơn tao đâu mà mày đòi hỏi tao nhiều thế? Mày tự đi mà mua". Vì bằng tuổi nên khi cãi nhau chị hay xưng mày tao. Hai vợ chồng về quê, ăn cơm xong anh có bê hộ chị mâm bát ra giếng thì một ông chú nói “đấy là việc của đàn bà, mày để đó ra đây uống nước với tao”, anh để xuống và bị chị chửi là "đồ ngu, không biết bảo vệ vợ”. Ai cũng nói anh hiền nhưng chị chỉ thấy anh ngu, không nhanh nhẹn tháo vát như chị muốn. Chị thích đi chơi tối, lúc đầu chồng đồng ý, sau nói là hơi mệt, không muốn đi, thế là chị không hài lòng, nói chồng mấy câu rất xúc phạm và bị anh “điên lên” đánh chị vào chân (có bầm tím nhẹ ở bắp chân). Chị L có ý định ly hôn nên hỏi về các thủ tục ly hôn, chia tài sản căn nhà đứng tên hai vợ chồng dù không có tiền của chị. Chị nghĩ đến ly hôn chị được một nửa tài sản (căn nhà) cũng khá nhiều tiền! Mọi khi giận nhau anh còn năn nỉ làm lành trước, nhưng dạo này anh mặc kệ, chị lại càng chán. Chị muốn ly hôn, anh ta nói cũng được!

Hầu hết mọi người khi bước vào hôn nhân đều tràn trề, hy vọng và mong chờ được hưởng hạnh phúc, luôn ở bên nhau, gắn bó với tổ ấm, với gia đình. Khi những mong chờ và hy vọng đó không đạt được, mặc dù đã cố gắng giải quyết những khác biệt, thì rõ ràng là cuộc sống vợ chồng sẽ trở nên không

Phạm Thị Mai Hương

67

thể chịu nổi với một hoặc cả hai bên. Cảm giác mất mát, thất bại và lầm lỡ có thể là quá lớn. Rõ ràng hai người yêu nhau và đã dũng cảm vượt qua những cản trở của gia đình để tiến đến hôn nhân nhưng tại sao tình yêu ấy cứ mai một dần đi? Kết cục là bây giờ người vợ muốn ly hôn còn người chồng thì dễ dàng chấp thuận.

Như chúng ta đã biết, mọi tình cảm, niềm vui, nỗi buồn, dù to lớn đến đâu của con người đều có chung một quy luật, đó là quy luật Nhạt phai theo năm tháng. Đây là một quy luật tạo hóa ban cho con người để tự bảo vệ hệ thần kinh của mình. Một người mẹ được tin con mất vì tai nạn giao thông có thể chết ngất đi. Một tuần sau bà vẫn còn buồn nhưng đã gượng đứng dậy. Một tháng, hai tháng sau có thể bình phục dần và có thể ngồi kể cho mọi người nghe về vụ tai nạn. Một vài năm sau, bà gần như quên hẳn, chỉ khi nào nhắc đến bà mới thoáng buồn. Niềm vui cũng thế! Thử tưởng tượng một người trúng số độc đắc, vui quá cứ suốt ngày này sang tháng khác nhảy múa, hát ca chắc người ấy sẽ mệt mỏi đến kiệt sức. Đầu óc con người hơn hẳn máy tính điện tử là ở chỗ nó biết quên dần những thông tin không cần thiết nữa để có chỗ dung nạp những thông tin mới, cảm xúc mới.

Làm người đàn ông thời nay thật không sung sướng gì!”. Đó có thể là

cảm giác của chồng chị L và cũng là nhận xét của không ít đấng mày râu. Những người suy nghĩ hời hợt khó mà nhận ra nỗi buồn của đàn ông, bởi những nỗi buồn đó thường bị che khuất hoặc bị coi nhẹ. Quan niệm truyền thống vẫn cho rằng: Đàn ông "đội trời đạp đất ở đời" phải coi sự nghiệp là trên hết, sau mới đến gia đình. Khi cần, vì sự nghiệp đàn ông có thể bỏ gia đình. Với suy nghĩ như vậy, đàn ông đẩy hết việc gia đình cho người vợ. Tuy nhiên, phụ nữ ngày nay không còn bị trói chân trong ngưỡng cửa gia đình, cũng được học hành, cũng làm việc, tham gia hoạt động xã hội. Thế là, không còn cách nào khác, đàn ông phải ghé vai vào chia sẻ việc nhà. Dần dần đàn ông cũng hiểu sự nghiệp và gia đình đều quan trọng như nhau. Nếu có công

Phạm Thị Mai Hương

68

danh sự nghiệp mà gia đình chẳng yên ấm thì hạnh phúc cũng không trọn vẹn.

Một quan niệm lỗi thời nữa là đàn ông thì phải thành đạt, phải thăng tiến, phải lắm tiền nhiều của. Quan niệm như vậy đã trở thành một gánh nặng đè lên vai đàn ông, khiến nhiều người trong số họ có mặc cảm kém cỏi.

Nỗi khổ khác của đàn ông là họ tự nhủ rằng không được bộc lộ sự yếu đuối. Đàn ông thì cũng là con người, tại sao lại cứ phải lên gân lên cốt làm ra vẻ cứng rắn, trong khi đó trong lòng vẫn đầy những nỗi băn khoăn lo lắng kể cả sự bất lực trước cuộc sống. Sự kìm nén tình cảm, cảm xúc sinh ra ức chế, lâu dần thành căn bệnh lầm lì, ủ rũ, suy nhược, chán đời. Có lẽ cũng vì vậy mà tuổi thọ đàn ông kém phụ nữ?

Chị L trong trường hợp trên cảm thấy hầu như mất phương hướng, không biết phải làm gì lúc này và đang trên bờ vực thẳm của sự tan vỡ gia đình bởi chị chưa hiểu rằng cuộc sống hôn nhân muốn hạnh phúc đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ cả hai phía. Và hiện tại, theo nguyên tắc đầu tiên trong lý thuyết xung đột thì chính chị đang “bị tổn thương bởi những lôi cuốn tình

cảm trong sự nỗ lực tìm kiếm sự thỏa mãn của mình” [9, 286]. Thực tế cho

thấy khi người ta (nhất là người chồng) bị phủ định trong chính ngôi nhà của mình thì không còn cách nào hơn là khẳng định mình ở nơi khác, nếu họ thấy mình cần được khẳng định. Việc đồng ý ly hôn cũng là một cách khẳng định. Khi họ cảm thấy mình không được tôn trọng trong chính ngôi nhà của mình thì họ sẽ tìm đến nơi mà ở đó họ được tôn trọng, ít ra cũng được đánh giá đúng với những gì họ có. Họ đã kết hôn với tình yêu cuồng nhiệt, vượt qua sự phản đối quyết liệt của gia đình nhưng vì không biết nuôi dưỡng nên để cho nó lụi tàn đến không còn một chút nào cả, thậm chí thay vào đó là lòng thù hận. Tưởng rằng suốt đời không thể sống thiếu nhau nào ngờ đến lúc nhận ra rằng không thể sống thêm với nhau dù chỉ một ngày.

Phạm Thị Mai Hương

69

Hộp 7: Ca số 196, M.Đ.K, 29 tuổi

Năm 2002, anh K theo bố lên Lào Cai làm việc, ở đó anh đã gặp một phụ nữ lớn hơn 4 tuổi, đã có một đời chồng và cậu con trai 7 tuổi, hiện đã li dị và con trai do chồng nuôi. Anh biết L (tên người phụ nữ) là người trăng hoa nhưng cảm thấy rất hợp và yêu nên mặc dù gia đình phản đối (vì anh là con trai duy nhất) nhưng anh vẫn lấy L. Hai người kết hôn ở Lào Cai rồi đưa nhau về Hà Nội. Bố mẹ anh xây cho hai người một ngôi nhà riêng. Hàng ngày, vợ ở nhà còn anh K buôn bán. Cuộc sống của hai vợ chồng không chút khúc mắc gì, mặc dù vợ được chuẩn đoán là vô sinh, cần phải chạy chữa mới có con được nhưng anh vẫn yêu vợ hết lòng. Tháng 9/2003, do buôn bán phải đồ ăn cắp nên anh đã bị kết án tù 8 tháng. Trong thời gian ở trại, vợ anh ở nhà cặp bồ. Anh không hề trách móc vì nghĩ là mình đã không cưu mang được vợ nên đành nhờ người khác. Nhưng anh có một yêu cầu là “Tôi đã về thì phải cắt đứt quan hệ với người đàn ông kia”. Vợ hứa, nhưng sau đó anh lại bắt gặp hai ngồi ngoài quán nước, anh gọi vợ về trách cứ. Anh rất tức giận vì bị lừa dối, hơn nữa vợ lại hỗn láo, coi thường chồng ít tuổi nên anh đã thẳng tay tát vợ rồi đuổi đi. Sau đó, anh về nhà bố mẹ đẻ để tĩnh tâm, khi quay lại thì vợ đã thu dọn quần áo bỏ đi. Anh đi tìm khắp nơi vì rất ân hận đã đánh vợ, gọi điện lên Lào Cai để hỏi nhưng vợ anh không về đấy. Mặc cảm vì mình mới đi tù về lại đánh vợ làm anh mất ăn, mất ngủ đã 10 ngày nay. Anh K được bác sỹ chuẩn đoán là bị ức chế tâm thần, suy nhược thần kinh.

Có thể có rất nhiều ý kiến cho rằng anh K trong tình huống trên chịu quá nhiều thiệt thòi từ khi lấy vợ: vì anh chưa kết hôn, là con trai duy nhất trong một gia đình nề nếp mà cứ nhất mực muốn lấy người phụ nữ nhiều tuổi hơn và đã có một đời chồng! Nhưng chắc chắn chỉ người trong cuộc mới hiểu hơn ai hết tại sao họ hành động như vậy, bất chấp cả việc bị gia đình phản đối.

Khi một trong hai người đã “bị phản bội”, thường thì người đàn ông khó tha thứ cho người vợ hơn là phụ nữ tha thứ cho chồng. Sức chịu đựng của mỗi con người đều có giới hạn và hành động “tát vợ” là một dấu hiệu cho thấy anh K đã quá ngưỡng của sự nhẫn nhịn. Đồng thời “cái tát” cũng là một biểu

Phạm Thị Mai Hương

70

tượng để anh thể hiện vị thế của người chồng khi vợ sai trái. Tuy nhiên, có thể hành động đó khiến vợ anh bị đau đớn về mặt thân thể nhưng lại khiến anh tổn thương về tinh thần ghê gớm (đến mức suy nhược tâm thần). Phải chăng sai lầm của anh là đã “đặt trái tim nhầm chỗ” khi quá si mê một người phụ nữ như vậy? Trong trường hợp này, lỗi thuộc về người vợ, người chồng hay cả hai? Có thể những câu hỏi trên cần một chuyên đề nghiên cứu riêng mới đưa ra được một kết luận thỏa đáng. Nhưng đứng trên một khía cạnh thì ta thấy rõ ràng là người vợ đã bạo lực chồng bằng hành vi ngoại tình của mình.

Trước khi lên án những người phụ nữ ngoại tình, thiết nghĩ cần lên án những người đàn ông rắp tâm chinh phục họ. Kẻ chinh phục bao giờ cũng huy động toàn bộ sức mạnh mình có và nếu vì tình yêu, sức mạnh ấy có thể lớn hơn gấp nhiều lần so với ta tưởng tượng. Trong khi đó người chồng lại chỉ bảo vệ thành quả mà mình đã chinh phục bằng một phần sức lực vì anh ta nghĩ rằng cần gì phải mất công chinh phục cái mình đã có. Cho nên, ở thời điểm người vợ bị “tấn công”, chị đã ngầm so sánh chồng với kẻ thứ ba trong những điều kiện không ngang bằng và nghĩ rằng kẻ đó mới xứng đáng với tình yêu của mình.

Theo tiến trình của sự phát triển, con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và “tách dần” khỏi gia đình lớn, bắt đầu tạo dựng một gia đình nhỏ của riêng mình bằng một sự kiện, đó là kết hôn. Khi người con gái đi lấy chồng, tức là có thêm những địa vị và vai trò mới. Những địa vị và vai trò này nhiều hay ít tùy thuộc vào cấu trúc và quy mô của gia đình nhà chồng, của họ hàng bên chồng. Dù nhiều hay ít, khi đi lấy chồng, người con gái đồng thời đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong mối quan hệ với các thành viên của nhà chồng. Ví dụ: là người vợ trong mối quan hệ với chồng, là con trong mối quan hệ với cha mẹ chồng, là chị hay em trong mối quan hệ với anh/ chị em của chồng v.v.. [31, 99] Mỗi người mang theo vào cuộc sống hôn nhân không phải chỉ có bản thân mình mà còn cả cộng đồng- bạn bè và họ hàng

Phạm Thị Mai Hương

71

thân thích. Đôi khi một người sau khi kết hôn có thể giúp cho gia đình vợ (chồng) thoát khỏi những bực bội và căng thẳng hoặc thoát khỏi cảnh cô đơn. Nhưng đôi khi sự xuất hiện của “một nhân vật mới” đã khiến xung đột trong gia đình ngày càng leo thang. “Sống ở gia đình nhà chồng, người con gái làm dâu gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ với các thành viên của gia đình chồng. Mối quan hệ của em gái chồng với chị dâu được xem là mối quan hệ không dễ dàng, được dân gian ví von: “Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên

chồng”. Đặc biệt mối quan hệ mẹ chồng- nàng dâu được xem là mối quan hệ

khó khăn nhất đối với những người con gái đi lấy chồng” [31, 101]. Khi xung đột căng thẳng, người phụ nữ dễ trở thành nạn nhân của bạo lực bởi những người trong gia đình chồng.

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)