Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 63 - 65)

3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn

3.2.Hình thức bạo lực theo mối quan hệ giữa các

thành viên trong gia đình

Chương trình hành động của hội nghị về phụ nữ ở Bắc Kinh cho rằng

bạo lực chống lại phụ nữ là biểu hiện của các quan hệ quyền lực không bình

đẳng về mặt lịch sử giữa nam giới và nữ giới, điều đã dẫn đến sự thống trị và phân biệt đối xử của nam giới đối với phụ nữ và ngăn cản sự tiến bộ về mọi

mặt của phụ nữ” [16, 1]. Các hành động hoặc sự đe doạ bạo lực chống lại phụ

nữ đã gây ra nỗi hoảng sợ và trạng thái bất an trong cuộc sống của phụ nữ, cản trở sự phát triển của họ và việc đạt được sự bình đẳng. Nỗi lo sợ bạo lực là trở ngại thường xuyên đối với tính năng động của phụ nữ và hạn chế khả năng tiếp cận các nguồn lực, các hoạt động cơ bản khác của họ.

Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng cả nam giới và phụ nữ đều bị bạo lực, một về thân thể, một về lời nói. Một số lập luận rằng có sự “đánh đập lẫn nhau” mà cả hai cá nhân đều sử dụng vũ lực chống lại nhau. Trong những trường hợp như thế, nhận định kỹ hơn sẽ thấy một bên là kẻ tấn công về thân thể trong khi người kia chỉ cố tự vệ cho bản thân và bảo vệ các con (ví dụ người vợ cào cấu khi bị người chồng bóp cổ) hay sự bạo lực của nam giới nghiêm trọng hơn so với phụ nữ (như việc người chồng đấm đá/ bóp cổ so với người vợ cào cấu). Động cơ người phụ nữ sử dụng vũ lực là để tự vệ trong khi đàn ông dùng vũ lực là để khống chế. Mặc dù thường có một người là kẻ gây bạo lực- kẻ đã tạo ra bầu không khí sợ hãi và đe doạ là đặc tính của mối quan hệ bạo lực. Tự vệ chống lại xâm hại không có nghĩa là “đánh nhau”. Phụ nữ buộc phải tìm cách thoát nạn trong tình huống đó, đôi khi họ kháng cự lại sự đòi hỏi và cưỡng chế của thủ phạm gây ra bạo lực. Thủ phạm phản ứng lại sự kháng cự đó bằng nhiều chiến thuật kiểm soát và bạo lực. Thủ phạm của bạo lực trong gia đình qua hoạt động tư vấn được thể hiện ở biểu đồ sau:

Phạm Thị Mai Hương

62

Biểu đồ 2: Thủ phạm của bạo lực trong gia đình

(Đơn vị tính: ca) 165 2 3 1 5 3 Chång M Ñ chång Con chång Anh/ em chång Anh trai

(Nguồn: Tác giả xử lý từ thông tin do trung tâm tư vấn Linh Tâm cung cấp)

- Biểu đồ trên cho thấy, cá nhân ở từng địa vị khác nhau đều có thể trở thành thủ phạm của bạo lực trong gia đình. Trong số 179 ca tư vấn trực tiếp, thủ phạm gây ra bạo lực gồm chồng, vợ, mẹ chồng, con chồng, anh/ em chồng và anh trai.

Bạo lực gia đình là một hình vi đặc thù về giới mà nó đã được thiết lập về mặt xã hội và lịch sử. Đàn ông được xã hội thừa nhận là kiểm soát và sử dụng vũ lực để duy trì sự thống trị. Hầu hết nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ mặc dù các kiểu bạo lực nữ - nam, đồng tính nam và đồng tính nữ cũng có thể xảy ra. Bạo lực của nam đối với nữ là một vấn đề được phong tục tập quán và truyền thống của một xã hội nhất định nào đó tha thứ, thậm chí ủng hộ. Liệu giới có phải là yếu tố độc nhất quyết định hành vi kiểm soát bạo lực hay chỉ là một nhóm biến số độc lập? Tuy nhiên, giới rõ ràng là vấn đề nổi bật khi xem xét các yếu tố: tỷ lệ bạo lực nam đối với nữ, tổn thương của

Phạm Thị Mai Hương

63

nạn nhân nữ, việc dùng vũ lực là một phần của sự thống trị, phản ứng của nạn nhân và thủ phạm trong bạo lực gia đình.

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 63 - 65)