3. Những nguyên nhân cá nhân
3.2. Từ phía thủ phạm
3.2.6. Tư tưởng trọng nam khinh nữ
Quan niệm giáo dục vai trò giới trong xã hội phong kiến đã góp phần hình thành định kiến “trọng nam khinh nữ” khá phổ biến của không ít gia đình, của cá nhân nam cũng như nữ. Đặc biệt với những người chồng gia trưởng và nặng tư tưởng phong kiến thì “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là một điều hiển nhiên trong cuộc sống gia đình. Chính sự mong đợi thái quá của họ đã vô tình đẩy người vợ vào tình trạng bạo lực. Có 40,8% (73 ca) phụ nữ bị bạo lực xuất phát từ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”.
Chồng chị H rất chăm chỉ làm ăn, gánh vác mọi việc nặng nhọc trong nhà cho vợ. Cho đến khi sinh con đầu lòng thì chị ở nhà chăm con. Đẻ đến đứa thứ hai cũng là con gái thì sức khoẻ yếu dần, người gầy, xanh xao do kém ăn và kém bồi dưỡng. Chị bàn với chồng đi đặt vòng tránh thai do không có ý định sinh con thứ 3. Được vài tháng thì anh chồng bắt chị đi tháo vòng tránh thai để sinh thêm con trai. Tình cảm vợ chồng bắt đầu rạn nứt. Chồng chị chán nản sinh ra rượu chè, cờ bạc, không thiết việc làm ăn. Về đến nhà là kiếm cớ đánh chửi 3 mẹ con.
Phạm Thị Mai Hương
95
(Ca số 184: N.T.H, 35 tuổi)
Trường hợp trên là vô tình nhưng có người chồng còn cố tình quan hệ ngoài hôn nhân nhằm “kiếm” cậu con trai nối dõi tông đường.
Hai anh chị làm cùng cơ quan, sinh được 2 cháu gái. Chị Đ có nghe nói chồng bồ bịch. Sau nhiều lần theo dõi, hôm mùng 3 Tết, chị đã bắt được “quả tang” 2 người đi chơi với nhau. Mối quan hệ giữa hai vợ chồng bắt đầu mâu thuẫn và căng thẳng từ hôm đó. Có lần chồng đi uống rượu khuya, về đến nhà gây sự với vợ, chửi rủa chị là đồ ăn hại, không biết đẻ, “tao có của phải đi kiếm thằng con trai về để còn cho nó nối dõi tông đường”. Ba giờ sáng, anh ta đòi quan hệ nhưng chị không đồng ý. Anh ta đánh đập chị túi bụi không thương tiếc.
(Ca số 102: V.T.Đ, 29 tuổi)
Do quá thất vọng vì sinh “con một bề” lại thêm người châm chọc, khích bác nên có ông chồng dồn hết mọi bực tức xuống đầu vợ.
Gia đình và bạn bè rất hay châm chọc chồng chị T là "có hai vịt giời khi chết làm gì có ai chống gậy, xây nhà đẹp làm gì? Xây nhà tình nghĩa à?".
Từ đó chồng chị sinh ra những tật xấu như rượu chè, cờ bạc, không còn chí thú làm ăn. Có bao nhiêu tiền lương chồng chị tiêu hết, thường xuyên kiếm cớ cãi nhau với vợ rồi bỏ đi hai ba ngày mới về. Khi về chị hỏi thì anh ta chửi bới, xỉ vả thậm tệ.
(Ca số 131: L.T.T, 31 tuổi)
Nguyên tắc đầu tiên trong lý thuyết xung đột, Collins cho rằng lý thuyết xung đột phải tập trung vào đời sống thực tế hơn là các hệ thống trừu tượng. Theo quan điểm của ông thì con người như những “con thú” mà các hành động bị thúc đẩy bởi tính tư lợi (có thể xem như những thủ đoạn) nhằm đạt được những thuận lợi khác nhau để họ có thể đạt được những thỏa mãn và tránh đi những bất mãn. Điều này đã được chứng minh khá rõ ràng bằng những nguyên nhân gây ra bạo lực qua từng trường hợp cụ thể ở trên. Tuy nhiên, Collins không xem con người là duy lý hoàn toàn. Ông nhận ra rằng, con người dễ bị tổn thương bởi những lôi cuốn tình cảm trong sự nỗ lực tìm kiếm sự thỏa mãn của họ. Ta cũng nhận thấy rõ ràng thủ phạm gây ra bạo lực có thể cũng chẳng hạnh phúc gì khi suốt ngày anh ta ở trong tâm trạng bực
Phạm Thị Mai Hương
96
tức, hằn học..và còn nặng nề hơn khi anh ta bị hàng xóm chê cười, gia đình chỉ trích, vợ con xa lánh, chính quyền bắt giữ. Nhưng bạo lực giới trong gia đình vẫn xảy ra liên tiếp vì nó đem lại “hiệu quả” cho thủ phạm (dù là nam giới hay phụ nữ). Việc sử dụng hành vi bạo lực cho phép thủ phạm khống chế được nạn nhân bằng sự sợ hãi và bạo lực. Có được sự tuân thủ của nạn nhân, dù là nhất thời, đã phần nào khuyến khích thủ phạm tiếp tục sử dụng những hành vi bạo lực. Thường thì hành vi đánh đập cũng được củng cố bởi sự hưởng ứng của người khác, người có quyền trong gia đình hoặc người ngoài. Quan trọng hơn cả là thủ phạm có thể tự củng cố hành vi gây bạo lực của mình. Hắn có thể tự xem xét hành vi của mình bởi vì xã hội thừa nhận đàn ông “có quyền” khống chế vợ và dùng vũ lực để kiểm soát sự khống chế đó. Chính vì vậy, bạo lực giới trong gia đình còn là hành vi cưỡng ép có mục đích.
Như vậy, bạo lực giới trong gia đình là một hành vi học hỏi được thông qua quan sát và củng cố. Bạo lực giới trong gia đình được quan sát và củng cố không chỉ ở gia đình mà còn ngoài xã hội. Nó được củng cố công khai hay ngầm ẩn bởi các thiết chế xã hội như: gia đình, pháp luật, văn hóa, giáo dục…Những thiết chế xã hội này “ủng hộ” việc dùng bạo lực như một cách hợp pháp để kiểm soát các thành viên trong gia đình. Chẳng hạn như tín ngưỡng, chuẩn mực truyền thống cho rằng phụ nữ sẽ phải theo ý chồng; luật pháp còn xem nhẹ và không coi bạo lực chống lại các thành viên thân thiết trong gia đình là một tội ác…Những thực tế trên đã củng cố việc sử dụng vũ lực để khống chế người thân bằng cách không kết tội thủ phạm chịu trách nhiệm về hành động của họ và bảo vệ nạn nhân.
b. Hậu quả
Bạo lực giới trong gia đình không phải là một hành động riêng biệt, đơn lẻ mà là một chuỗi hành động của thủ phạm sử dụng để chống lại nạn nhân. Kiểu hành động này bao gồm các dạng bạo lực khác nhau, diễn ra
Phạm Thị Mai Hương
97
nhiều đợt trong đời sống hôn nhân. Hình thức bạo lực được lặp lại nhiều lần như đánh đấm, kết hợp một số hình thức khác như đe dọa hay đập phá tài sản. Các đợt bạo lực thường nối tiếp nhau. Một đợt đánh đập được hình thành trên các đợt cũ và đến lượt nó lại là tiền đề cho các đợt mới. Thủ phạm thường lặp lại các đợt cũ và đe doạ sẽ tiếp tục hành hung, đó chính là cách để duy trì sự khống chế. Thủ phạm dùng một loạt các hành vi cưỡng ép dẫn đến một số hậu quả, gây đau đớn về thân thể và tổn thương về tâm lý. Các dạng bạo lực này tác động qua lại với nhau và để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần của nạn nhân. Bạo lực tiếp diễn, người phụ nữ sống trong sự lo sợ thường xuyên về hành động bạo lực tiếp theo và sẽ cố gắng thích ứng cuộc sống của mình với thực trạng này nhằm giảm thiểu hành vi bạo lực. Như vậy bạo lực trong gia đình không chỉ là những vụ việc riêng lẻ mà đó là một chuỗi các hành động bạo lực lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ (hình vẽ).
(Nguồn: Vì một xã hội không bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trung tâm sức khỏe Phụ nữ và Gia đình. Hà Nội, 2002)
Kiểm soát bằng tâm lý thông qua việc sử dụng xen kẽ các đợt tấn công thân thể cùng với tấn công tâm lý là điển hình của bạo lực gia đình. Đôi khi
Hộp 8: Chu kỳ của bạo lực
Chu kỳ bạo lực Chu kỳ diễn ra càng nhiều thì bạo lực càng nghiêm trọng Căng thẳng chồng chất Không tự kiểm soát Bạo lực bùng nổ Lắng dịu Làm lành và hứa hẹn Bình yên
Phạm Thị Mai Hương
98
bạo hành thể chất, đe doạ làm hại, chiến thuật cô lập xen lẫn nhau cùng với các cử chỉ ra vẻ âu yếm (như món quà đắt tiền, tăng cường bày tỏ sự ngưỡng mộ, tặng hoa sau khi hành hạ, hứa hẹn lãng mạn, khóc lóc, hứa sẽ không làm như thế nữa). Những sự “nuông chiều ngẫu nhiên” như thế là một biện pháp cưỡng bức sử dụng trong bạo lực. Với các chiến thuật như vậy, thủ phạm làm cho nạn nhân phải tuân thủ. Thủ phạm có thể kiểm soát nạn nhân thông qua sự kết hợp các chiến thuật thân thể và tâm lý. Chu kỳ này thể hiện thực tế mà nhiều phụ nữ đã trải qua và có thể giúp người khác hiểu tại sao người phụ nữ vẫn tiếp tục chung sống với người chồng bạo lực để bạo lực có cơ hội tiếp diễn. Bạo lực có tính chu kỳ này không những gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến phúc lợi của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến đời sống gia đình và xã hội.
1. Đối với nạn nhân của bạo lực
Nạn nhân bạo lực gia đình bị ảnh hưởng về sức khỏe do thủ phạm gây ra. Họ tìm kiếm sự chăm sóc y tế vì bị tổn thương như: bỏng, gãy xương, chấn thương bên trong, tổn thương đầu, tổn thương mắt hay tai, hỏng thai, vết thương do các vật dụng hành hung...và tình trạng của họ ngày càng nặng thêm do stress vì vẫn phải sống chung với bạo lực như: trầm uất, lo lắng, mất ngủ, biếng ăn...
Những tổn thương của nạn nhân về mặt thân thể có thể là các chấn thương (thâm tím mặt mũi, chân tay..), bong gân và các vết rách nhỏ cho đến gãy xương (tay, chân..), chấn thương bụng và những vết thương ở đầu. Tổn thương có thể là do bị đấm, đá, xô đẩy hay bị đâm chém hoặc dùng các vật dụng khác như ống kim loại, gậy gộc.. Các nơi hay bị tổn thương nhất là đầu, mặt, gáy và vùng thường được quần áo che như ngực, vú và bụng. Khi bị hành hung, nạn nhân bị gây thương tích đau đớn và sức khỏe bị hủy hoại. Có tới 79 ca (44,1%) cho biết là họ thường xuyên bị đánh đập trong đó 30 ca
Phạm Thị Mai Hương
99
(16,8%) đã từng bị gãy tay chân, phải phẫu thuật hoặc bị thủ phạm đánh đến ngất lịm.
Một số trường hợp nạn nhân bị thương tổn về thân thể là:
Chồng đấm, đá, đạp, dùng ống kim loại đập túi bụi vào mặt vào bụng. Giờ chị vẫn thấy khó thở.
(Ca số 12: N.T.T.T, 38 tuổi) Theo giám định ban đầu của bệnh viện, chị T bị đánh đập gây ra các thương tích: sưng nề vành tai trái, nghe kém. Trên mặt bệnh nhân có sây sát, nhiều vết bầm tím ở 2 tay. Hiện tại bệnh nhân thấy ù tai, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, toàn thân mệt mỏi, không ngủ được. Năm 1996, chồng đã đánh chị rạn mấy xương sườn, phải vào viện điều trị.
(Ca số 22: N.T.T, 40 tuổi) Chị bị chồng đánh, hiện tại có một số vết thương: tay sưng tím ở phần bắp, mắt trái tụ máu sưng to không mở được (theo bác sĩ có khả năng thương tổn cả nhãn cầu).
(Ca số 43: L.T.M.H, 33 tuổi) Bị chồng đánh rách bờ mi trên mắt, ngực có nhiều vết thâm tím, bàn chân phải sưng to, phù nề
(Ca số 102: V.T.Đ, 29 tuổi)
Ngoài ra trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Chị L bị một nhát dao chém đúng vào cổ (vùng động mạch) máu tuôn ào ào; làm ướt cả 2 chiếc áo quấn quanh cổ, mọi người đã đưa chị L đi cấp cứu. Các bác sĩ cho biết chỉ khoảng 1 li nữa là vết chém vào động mạch cảnh và không thể cấp cứu kịp.
(Ca số 13: N.T.L, 43 tuổi)
Đặc biệt, có trường hợp, người chồng bạo lực ngay khi vợ đang mang thai, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tinh thần và sức khỏe của người vợ và dĩ nhiên cũng ảnh hưởng xấu đến đứa trẻ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi nó được sinh ra.
Ngay sau ngày cưới chị H đã bị chồng đánh. Khi có thai cháu đầu được 6-7 tháng, có lần bị anh đạp cả vào bụng.
(Ca số 173: N.T.H, 36 tuổi) Chị H có đôi mắt vô cảm, mắc chứng rối loạn trí nhớ, trạng thái lơ mơ không tự chủ do chồng đánh gây ra vết thương, chảy máu vùng trán phía thái
Phạm Thị Mai Hương
100
dương bên trái, rách dài gần 3cm. Hiện vết thương đã đóng vảy nhưng chị cứ mệt mỏi, nói năng không bình thường, như là mất trí nhớ, có cảm giác buồn nôn. Chị cũng đang có mang 1 tháng.
(Ca số 189: Đ.T.H, 21 tuổi)
Nạn nhân cũng là bệnh nhân của hệ thống chăm sóc y tế và việc điều trị bệnh cho họ lại gặp khó khăn vì bạo lực vẫn tiếp diễn. Ví dụ như một bệnh nhân là người phải sử dụng thuốc mà bị kẻ hành hung lại khống chế bằng cách giữ thuốc điều trị hoặc từ chối không cho phép chị đi khám theo hẹn của bác sĩ. Sự ngược đãi này đã đẩy bệnh nhân vào nguy cơ hứng chịu hậu quả về sức khỏe và tâm lý của bạo lực trong tương lai.
Đôi khi tổn thương thân thể không gây ra chấn thương đặc biệt nhưng lại gây ra các vấn đề sức khoẻ khác. Ví dụ, một thủ phạm thường xuyên lăng mạ nạn nhân trong khi ăn hay lúc nửa đêm. Trong khi không nhìn thấy tổn thương, nhưng nạn nhân lại phải chịu đựng sự mất ngủ và suy dinh dưỡng, vì cả giấc ngủ lẫn bữa ăn bị ám ảnh bởi hành vi ngược đãi của thủ phạm. Nạn nhân của bạo lực giới trong gia đình qua hoạt động tư vấn bị những tổn thương nghiêm trọng về mặt thể chất.
Mỗi lần chị đi ra khỏi nhà là chồng theo chân để đánh. Chị chịu những trận đòn như vậy rất nhiều. Sức khoẻ chị giảm sút, lúc nào cũng lo lắng bị đánh, tạt axít nên không dám làm ăn gì, rất căng thẳng. Khi đưa con đi học, đến cổng trường bị anh H (chồng chị) bất ngờ đánh cho túi bụi. Sau hai ngày vẫn còn đau ở đầu, ở ngực.
(Ca số 75: N.T.C, 35 tuổi)
Bạo lực về tinh thần thường không dễ nhận ra. Nó đa dạng về hình thức và nhiều khi được ngụy trang, che đậy khéo léo nhằm lảng tránh sự phê phán của dư luận xã hội và sự trừng phạt của pháp luật. Tuy nhiên hậu quả của nó thường rất nặng nề. Ví dụ: stress, mất tự tin, trầm cảm, tự tử...Nó không chỉ có tác hại đối với nạn nhân mà còn đối với con cái và bầu không khí gia đình, nó không chỉ có hại trong hiện tại mà còn ảnh hưởng dai dẳng đến tương lai.
Phạm Thị Mai Hương
101
Nạn nhân bị tước đoạt những quyền lợi chính đáng được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, trong đó có quyền được tự do, được bình đẳng, được đối xử tử tế và công bằng, được phát triển những phẩm chất và năng lực của mình, được tiến bộ, được tự khẳng định giá trị của bản thân mình trong gia đình và xã hội. Có thể chưa cần đề cấp đến những quyền hạn ở trên mà ngay cả việc chăm sóc con cái (một việc làm hết sức hiển nhiên) thì nạn nhân cũng phải thực hiện nó một cách lén lút như một “tội phạm”
Chị X lẻn về nấu cơm sớm cho con ăn, đi học thì chồng chị lại gây sự. Chị sợ lắm, ngày đi lang thang, đêm ngủ vạ vật.
(Ca số 65: T.T.X, 43 tuổi)
Nạn nhân cảm thấy nhân phẩm bị xúc phạm, cô đơn, sợ hãi, mất tự tin, hoang mang, tuyệt vọng, trầm cảm, có cảm giác bị cô lập, bị bỏ rơi, bị khống chế, bị kiểm soát, bị phản bội, có thể dẫn đến tự tử.
Chị X khóc tức tưởi rồi kể rằng gần đến buổi trưa chị thì bị chồng bắt gặp. Không nói gì anh cứ thế đạp chị túi bụi. Chị ngã xuống mà anh vẫn cứ đạp vào đầu, vào bụng chị và bảo sẽ giết chị để khỏi đi khiếu kiện (bởi vì mấy hôm vừa rồi chị nộp đơn về việc bị chồng đánh nhưng chưa được giải quyết). Chị quá bức xúc, căng thẳng, mệt mỏi về tâm lý nên nói rằng không có ai giúp chị nhanh thì chị chỉ có cách chết thôi.
(Ca số 72: T.T.X, 43 tuổi)
Bạo lực tình dục gây tổn thương về cơ thể (các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, tổn thương bộ phận sinh dục).
Nạn nhân được đến cấp cứu ở khoa sản bệnh viện do chảy máu nhiều ở bộ phận sinh dục, cần được khâu vá ngay, nguyên nhân là do quan hệ tình dục.
(Ca số 192: V.T.M, 45 tuổi)
Nếu bạo lực gia đình không được xác định và giải quyết sẽ gây ra cả