3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.2. Vài nét về hoạt động tư vấn
Xã hội ngày càng văn minh, đất nước chuyển mình trên đà phát triển, nhịp điệu cuộc sống mới lôi cuốn con người theo dòng chảy của nền kinh tế thị trường năng động hơn, bận rộn hơn. Con người ngày càng muốn khẳng định vai trò của mình: vừa là động lực vừa là mục tiêu của quá trình phát triển xã hội. Theo một xu hướng chung hiện nay, con người mải mê lập nghiệp, mải mê làm việc để cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao mức sống. Nhưng cũng chính vì thế mà con người phải chịu nhiều sức ép của xã hội phát triển dẫn đến nảy sinh những căng thẳng tâm lí, mệt mỏi tinh thần và xung đột vai trò.
Thêm vào đó, ngày nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều vấn đề bức xúc mang tính chất toàn cầu đang nổi lên như đại dịch HIV/AIDS; bạo lực trong gia đình; lạm dụng tình dục trẻ em; trẻ em lang thang; trẻ em phạm pháp, những khó khăn và mâu thuẫn trong việc giáo dục trẻ; những vấn đề nảy sinh trong tình yêu- hôn nhân- gia đình của xã hội hiện đại v.v..Những
Phạm Thị Mai Hương
24
điều này dẫn đến nhu cầu của con người tìm đến các dịch vụ tư vấn ngày càng lớn. Với tính thời sự và tính ứng dụng cao của mình, tư vấn có điều kiện phát triển và dần dần khẳng định được vai trò trong xã hội.
Từ những năm cuối của thập kỉ 90 đến nay, người dân Việt Nam ngày càng làm quen với các dịch vụ tư vấn. Chúng ta nghe nhiều đến từ “Tư vấn” như: Tư vấn nghề nghiệp, Tư vấn kỹ thuật, Tư vấn kinh doanh, Tư vấn HIV/AIDS, Tư vấn du học, Tư vấn xây dựng v.v..Tư vấn ở các lĩnh vực này chính là quá trình thu thập thông tin, tri thức, chỉ dẫn từ một tổ chức hay những người có trình độ chuyên môn cao cho những người không có chuyên môn hay chuyên môn thấp. Tư vấn ở đây còn có thể gọi là “Cố vấn”. Thực chất đây là hình thức góp ý kiến mà người “Tư vấn” là người chủ động còn người “được tư vấn” thì thụ động nghe theo sự phân tích, khuyên bảo của người tư vấn.
Tuy nhiên, đối với tư vấn tâm lý- tình cảm thì không phải như vậy. Một vị giám đốc, một người cao tuổi hay một người có trình độ chuyên môn cao mà không có kiến thức về tư vấn, không có kỹ năng tư vấn thì họ không thể là nhà tư vấn, không thể trợ giúp một cách thực sự cho khách hàng- những người có vướng mắc cần giải quyết.
Năm 1998, cuốn sách “Tham vấn HIV/AIDS” do bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chủ biên viết về thực tế tham vấn HIV/AIDS ở Việt Nam, trong đó nói đến một số vấn đề chung của công tác tham vấn (kĩ năng và tiến trình)
Năm 2000, nhà xuất bản Thanh Niên đã cho xuất bản 8 tập sách khác nhau về tư vấn ở một số lĩnh vực như: Tư vấn tình yêu tuổi học đường, Tư vấn sức khỏe học đường, Tư vấn chăm sóc sức khỏe vệ sinh thân thể, Tư vấn giao tiếp- ứng xử, Tư vấn thời trang thẩm mĩ, Tư vấn hướng nghiệp, Tư vấn phương pháp học tập, Tư vấn các vấn đề xã hội. Tám tập sách này đã cung cấp những kiến thức về nhiều vấn đề cho người đọc.
Phạm Thị Mai Hương
25
Tháng 5 năm 2000, Hội đồng dân số, trung tâm Tư vấn tâm lí giáo dục tình yêu- hôn nhân và gia đình TPHCM xây dựng tài liệu tư vấn về bạo lực trong gia đình cho trung tâm. Tài liệu hướng dẫn Tư vấn bao gồm: Tổng quan chung về tư vấn và các hướng dẫn tư vấn cụ thể về bạo lực trong gia đình, các địa chỉ hỗ trợ (y tế, pháp luật...) và xây dựng kế hoạch an toàn.
Năm 2002, tổ chức UNICEF Việt Nam mở lớp tập huấn đào tạo giảng viên nòng cốt về tham vấn trẻ em đã cung cấp cho các học viên một số tài liệu viết về kĩ năng cơ bản của công tác tham vấn (tham vấn cá nhân, tham vấn gia đình, tham vấn nhóm)