Những nguyên nhân từ phía xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 79 - 83)

1.1. Sự đô thị hóa trong thời kỳ phát triển

Trong thời gian qua, với sự phát triển kinh tế là sự bùng nổ số lượng các quán karaoke và massage. Nhiều quán trong đó là những nhà chứa trá hình hay quán bia ôm mà nữ tiếp viên là gái mại dâm. Nghiên cứu các trường hợp bạo lực qua hoạt động tư vấn, tác giả nhận thấy bạo lực trong giới trong gia đình như là kết quả của quá trình đô thị hóa và sự quá độ sang nền kinh tế thị trường.

Chị L kể về cuộc sống gia đình như sau: “Chúng em cưới nhau khi anh ta đang bị truy nã. Cưới xong em giấu chồng em ở nhà em. Nhưng trốn mãi cũng không được, anh ta bị bắt đi cải tạo. Tính đến nay anh ta đã 3 lần vào tù, tất cả đều vì tội đánh nhau gây thương tích. Ra tù khi kinh tế mở phát triển, anh ta đã trở thành một cai thầu giầu có. Anh ta có tính trăng hoa từ

lâu nhưng chỉ chơi gái theo kiểu bóc bánh trả tiền. Em chỉ nhắc nhở chứ

chẳng làm gì được. Đến nay anh ta đang say mê một cô gái 19 tuổi, người Quảng Ninh, là gái nhà hàng. Bây giờ anh ta đã đưa cô gái ấy về quê, mở

một cửa hàng gội đầu cho cô ta. Chồng em hiện nay vẫn đi lại với cô gái ấy

(Ca số 35: Đ.T.L- 40 tuổi)

Bạo lực gia đình thể hiện ở việc chồng đi với gái mại dâm, về nhà lây bệnh sang cho vợ.

Chồng chị B có quan hệ với 1 gái nhà hàng và bị lây bệnh lậu, sau đó lây bệnh sang chị. Chị đã phải tự đi điều trị tại phòng khám tư nhân. Tiền lương và tiền thưởng anh ta dành hết cho việc ăn chơi, không có trách nhiệm với vợ con.

(Ca số 122: P.T.T.B, 28 tuổi)

Ngoài ra, các văn hóa phẩm đồi trụy cũng trở nên dễ tiếp cận hơn và đàn ông về nhà có đòi hỏi tình dục nhiều hơn đối với vợ dẫn đến việc cưỡng ép làm tình trong hôn nhân.

Phạm Thị Mai Hương

78

Tuy đã có 3 con nhưng chồng chị M không hề quan tâm đến gia đình mà chỉ mải đua đòi ăn chơi. Khi vợ khuyên can thì anh ta chửi bới, đánh đập. Mọi việc gia đình đều do chị M lo liệu. Chị còn phải chịu đựng sự tha hoá

của chồng trong quan hệ tình dục. Nhiều khi anh ta đòi hỏi và làm những việc mà chị không thể tưởng tượng nổi. Một phần do sức khoẻ không đảm bảo, một phần do quá mệt mỏi với công việc nên chị không thể đáp ứng được việc sinh hoạt vô độ của chồng. Nhiều lần chị phải trốn đến nhà bố mẹ đẻ, nhưng không dám nói ra sự thật về chồng vì xấu hổ và thương bố mẹ già. Một hôm, anh ta đi nhậu về, nhân lúc con cái không có nhà, anh ta liền lôi vợ đang nấu cơm lên giường và làm điều mình muốn như một con thú dữ. Hậu quả là chị M bị chảy nhiều máu, anh ta sợ quá chạy mất. Chị phải hô hoán hàng xóm sang đưa đi cấp cứu.

(Ca số 192: V.T.M, 45 tuổi)

Cưỡng ép làm tình trong hôn nhân là bạo lực tình dục và là vấn đề bất bình đẳng giới mà trong đó phụ nữ thường khó có thể từ chối đòi hỏi của chồng vì phần nào điều này được xem như quyền trong hôn nhân của người chồng. Nếu người vợ chống cự lại có thể sẽ bị tổn thương nặng nề.

1.2. Những khuôn mẫu truyền thống lạc hậu về giới

Theo lý thuyết chức năng giới, nam giới được gán cho chức năng chuyên môn (công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất còn phụ nữ có chức năng biểu đạt (văn hóa, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần. Các đặc trưng cá nhân thường được nêu ra như những yếu tố quan trọng dẫn đến hành vi bạo lực. Những đặc điểm cá nhân này đến lượt mình lại liên quan đến những thành kiến và các vai trò về giới. Chẳng hạn đàn ông thường uống rượu trong các cuộc hội họp; được coi là người kiếm tiền chính; là chủ hộ trong gia đình và người ta cũng tin rằng nam giới nóng tính hơn phụ nữ. Mặt khác người ta lại trông đợi người phụ nữ duy trì sự hài hòa trong gia đình. Khi những thành kiến này bị thách thức thì bạo lực có thể xảy ra. Điều này đã thể hiện thông qua mối liên hệ giữa bạo lực với rượu chè, cờ bạc, các tệ nạn xã hội khác. Bên cạnh đó, các vai trò về giới còn bị thách thức khi người vợ là người kiếm tiền chính. Một người đàn ông cảm thấy rằng tính đàn ông của

Phạm Thị Mai Hương

79

mình bị đe dọa bởi điều này có thể sử dụng bạo lực để duy trì sự thống trị của mình trong môi trường gia đình.

Chị H và chồng làm cùng công ty. Thời gian đầu, hai vợ chồng tương đối hạnh phúc, thu nhập khá cao. Anh chồng có mâu thuẫn với giám đốc nên nghỉ làm và bắt vợ cấp vốn để quản lý một số thợ xây dựng. Từ đó chồng chị lao vào rượu chè, cờ bạc.. Công việc thuận lợi thì không sao, khó khăn là anh lấy cả vốn của vợ để trả lương cho thợ, cờ bạc nhiều hơn. Anh ta còn chửi vợ: “Mày có học, mày được mọi người quý, mày làm việc giỏi, sao lại lấy tao? Sao mày không bỏ tao mà đi? Mày là cái thá gì chứ? Tao căm thù mày.

Tại sao tao chửi mày thậm tệ thế mà mày vẫn im lặng?”. Có khi anh ta chửi

cả bố mẹ chị.

(Ca số 162: N.T.H, 30 tuổi)

Nhiều người cho rằng hiện nay nam giới sống thoáng đãng chứ không còn có những hẹp hòi, định kiến như trước đây nữa. Đó là một cách nhìn chưa chính xác, dù nhìn từ khía cạnh nào thì đàn ông hình như vẫn là những người bảo thủ. Khi chơi bời, anh ta thích những cô mạnh dạn, ăn nói bạo miệng, hơi lúng liếng một chút, dễ dãi một chút. Nhưng khi chọn vợ, anh ta lại thích cô gái phải nhẹ nhàng, ý tứ, ít nói, đoan trang. Nhìn nhận về sự trinh tiết, đàn ông thường là những người bảo thủ nhất. Ngày nay nam thanh niên khi yêu thường đòi hỏi quan hệ tình dục, song không có nghĩa các bạn trai coi nhẹ sự trinh tiết. Bởi khi yêu thì anh nào cũng muốn được người yêu hiến dâng, song họ chỉ muốn chọn cô gái nào ngoan ngoãn, con nhà tử tế, còn trinh trắng để lấy làm vợ. Vì vậy, người vợ trong gia đình sẽ “yếu thế” hơn hẳn so với chồng và trở thành nạn nhân của bạo lực một cách “hợp lý” vì đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân.

Cũng chính vì tư tưởng “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” đã trở thành một khuôn mẫu khuyến khích nạn bạo lực (cụ thể là ngoại tình) tồn tại và có xu hướng phát triển. Thực ra ngoại tình không phải bây giờ mới xuất hiện mà từ xa xưa, hiện tượng không chung thủy trong quan hệ vợ chồng đã để lại dấu ấn trong ca dao như:

Phạm Thị Mai Hương

80

Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hay

Đố ai nằm võng không đưa

Ru con không hát, anh chừa nguyệt hoa

Có ý kiến cho rằng: bản chất con người- một sinh vật cao cấp- là đa thê, đa phu. Mong muốn họ chung thủy suốt đời với một tình yêu, với một con người là trái tự nhiên, là hoang tưởng. Quan điểm khác lại cho rằng khi người ta chung thủy với một người duy nhất thì rơi vào một trong hai trường hợp: Một là, họ luôn tìm thấy và phát hiện những điều mới lạ trong cuộc sống lứa đôi. Hai là, họ chung thủy vì đơn giản khi chung thủy, họ cảm thấy mình cao thượng. Dư luận xã hội hiện nay trong xu thế đổi mới nên hiện tượng ngoại tình được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau. Người thì cảm thông, độ lượng nhưng người khác lại coi đó là sự phản bội không thể tha thứ. Nhiều người coi hành vi “bồ bịch” như chuyện riêng tư, họ không can thiệp cũng chẳng quan tâm nhưng bên cạnh đó có những người lên án gay gắt, coi đó là sự đồi bại, thậm chí ghê tởm. Tuy nhiên, dù thế nào thì ngoại tình là một hiện tượng đã tồn tại từ lâu trong lịch sử loài người, đang xảy ra trong hiện tại và có lẽ sẽ tồn tại mãi trong tương lai. Cũng chính vì lẽ đó, một trong những hình thức bạo lực giới trong gia đình (ngoại tình của chồng hoặc vợ) vẫn tồn tại như một hiện trạng trong xã hội.

Cũng do văn hóa và truyền thống lạc hậu nên người phụ nữ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn bạn đời. Vì người ta thường cho rằng, trong mối quan hệ yêu đương nam- nữ hoặc hôn nhân thì người đàn ông giữ vai trò “chủ động” còn người phụ nữ ngoan hiền thì luôn ở vị trí “bị động”.

Ngoài 30 tuổi chưa có chồng nên bạn bè đã giới thiệu hắn (chị H không muốn nhắc đến tên chồng). Chẳng muốn tìm hiểu lâu, thấy anh ta không đến nỗi nào, ăn nói hoạt bát nên chị quyết định lấy. Hình dung lại thời gian làm vợ vừa qua, chị bảo rằng chị đã sai lầm ngay từ khi quyết định lấy anh, chị ân hận chưa biết phải làm sao. Anh là người nát rượu, ăn tiêu bạt mạng, làm được đồng nào đổ vào rượu đồng nấy, không hề lo cho vợ con.

Phạm Thị Mai Hương

81

Anh còn hay so bì, hằn học với chị: chúng nó - tức bạn bè anh - được nhờ vợ, còn anh chẳng được gì, anh bảo anh đã lấy nhầm chị. Thường thì những lúc đã có hơi men, chị đều nhịn, anh muốn mắng hay cằn nhằn gì cũng mặc. Tuy nhiên, có lúc chị thấy anh nói sai, nói oan cho chị, chị đáp lại vài tiếng thì lập tức bị đòn.

(Ca số 43: L.T.M.H, 33 tuổi)

Chính vì vậy khi đã rơi vào tình trạng bị coi là “qúa lứa nhỡ thì”, chị H trong trường hợp trên có nhu cầu xây dựng gia đình lại không kịp tìm hiểu rõ người bạn đời trước khi kết hôn. Vì khi ở độ tuổi đã muộn màng, họ kết hôn để thoát khỏi "sức ép" của những người xung quanh, kết hôn vì gia đình và xã hội mong muốn họ như thế. Đây cũng chính là tiền đề cho những xung đột gia đình sau này mà người phụ nữ phải chịu hậu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng bạo lực giới trong gia đình nghiên cứu các ca tư vấn trực tiếp về bạo lực giới tại trung tâm Tư vấn Linh Tâm - Hà Nội (Trang 79 - 83)