3. Hình thức bạo lực giới trong gia đình qua tư vấn
3.1.2. Bạo lực tinh thần
Bạo lực về tinh thần có thể là những lời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ hoặc là sự cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của nạn nhân hoặc là buộc người vợ chấp nhận cho mình lấy vợ hai hay có con ngoài giá thú...
Bạo lực tinh thần được coi là mọi hành động làm tổn thương đến đời sống tinh thần của người phụ nữ như lăng mạ, chửi rủa, mắng mỏ, đe dọa hoặc những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục vợ trước mặt người khác, làm cho họ đau khổ ê chề. Bạo lực về tinh thần không dễ nhận ra, nó thường đa dạng và nhiều khi được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau. Các kiểu bạo lực tinh thần sẽ được lần lượt xem xét dưới đây.
3.1.2.1. Tấn công bằng lời nói
Tấn công bằng lời nói là chiến thuật khống chế bao gồm sự chửi bới, hạ nhục, lăng mạ nhiều lần phẩm giá của nạn nhân với tư cách cá nhân hay
Hộp 3: các hình thức bạo lực thân thể Tát, đấm đá, xô đẩy, bóp cổ, cấu cắn... Ném, phang...các vật vào nạn nhân Bắt nhốt nạn nhân trong phòng kín, ốm đau không được chữa trị
Sử dụng các loại vũ khí chống lại nạn nhân như gậy gộc, dao kéo, gạch...
Bạo lực thân thể
Phạm Thị Mai Hương
41
vai trò làm mẹ, thành viên gia đình, bạn bè, đồng sự, thành viên của cộng đồng. Tấn công bằng lời nói thường nhấn mạnh đến những điểm dễ bị tổn thương của nạn nhân.
Vừa gặp chuyên viên tư vấn, chị D đã mếu máo rồi oà khóc nức nở (dùng hết 2 gói khăn giấy) và tâm sự trong nước mắt. Năm 1980 chị xây dựng gia đình với một người đàn ông làm công nhân ở nhà máy xe lửa. Họ nghèo vì đông con (3 cháu) và lương ít. Anh chồng cũng nghỉ việc ở cơ quan cùng thời gian với chị và làm nghề xe ôm. Năm 1995, chị vay cô em họ được một ít tiền mua chiếc xe máy với mong muốn chồng đi chở khách kiếm thêm ít tiền nuôi con. Từ khi anh chồng làm nghề mới thì tâm tính anh ta thay đổi quá nhiều: rượu chè, cờ bạc. Nhiều năm nay, anh ta có lương hưu (370.000 đồng) mà không đưa cho vợ, tiền đi xe ôm mà cũng không hề đưa cho vợ đồng nào, đã thế anh ta luôn chửi vợ, lúc nào cũng có thể mạt sát vợ. Anh ta cứ mở miệng ra là chửi “con mụ đĩ già”. Chị cay đắng vô cùng vì khi tìm hiểu nhau, chị không hề giấu giếm tuổi thật (chị hơn chồng 5 tuổi).
(Ca số 10: N.T.D, 55 tuổi)
Bạo lực tinh thần còn thể hiện ở việc hạ nhục nạn nhân trước mặt gia đình, bạn bè hay kể cả là người lạ. Cũng giống như những chiến lược đã sử dụng, thủ phạm sử dụng chiến thuật bạo lực này nhằm mục đích là: duy trì quyền lực và khống chế của mình. Thủ phạm trực tiếp đe doạ bạo lực và làm hại nạn nhân hay người mà nạn nhân yêu quí, hoặc có những hàng động nguy hiểm đến chính bản thân mình để nạn nhân lo sợ. Đe dọa có thể bằng lời nói trực tiếp như: “Tao sẽ giết mày”, “Mày về tao sẽ đánh cho mày chết”. “Mẹ cô
sẽ phải trả giá”...Thủ phạm có thể có bạo lực với người khác như láng giềng,
thành viên gia đình để khủng bố nạn nhân.
Nhiều đêm chị bị chồng dựng dậy để chửi bới, đánh đập (tát, đấm vào đầu, thậm chí bóp cổ). Có lần không chịu được chị đã hô hoán nhờ hàng xóm
cứu. Chồng chị mang con về quê ở và nói: “Tao không cho nó nhận mày là
mẹ. Đến chết mày cũng không được nhận con. Nếu mày bỏ tao mà đi thì tao sẽ tìm được và giết mày”
(Ca số 162: N.T.H, 30 tuổi)
Theo lý thuyết tương tác biểu trưng giới thì mối tương quan giới là sản phẩm của quá trình tương tác giữa các cá nhân nam và nữ. Mối tương tác này bị quy định bởi các quy tắc, các biểu tượng, các kí hiệu và bộc lộ qua các
Phạm Thị Mai Hương
42
hành vi, thái độ và suy nghĩ của nhau trong quá trình giao tiếp. Trong giao tiếp hàng ngày đã hình thành nên một phức hợp các biểu tượng (từ điệu bộ, cử chỉ đến lời ăn, tiếng nói..) có ý nghĩa chung là phân biệt địa vị, lao động và hành vi giới. Ví dụ, cặp đại từ nhân xưng “anh- em” trong quan hệ vợ - chồng xác định rõ vị thế và tương ứng là các vai của mỗi người [12, 24]. Trong một số trường hợp bạo lực bằng lời nói ở trên thì trật tự đó trở nên xa lạ và thô bạo khi người chồng dùng cách xưng hô “mày- tao”. Qua cách xưng hô đó thôi ta cũng cảm nhận được phần nào sự căng thẳng trong gia đình: người chồng không còn bình đẳng với người vợ nữa mà dường như anh ta ở một vị trí cao hơn hẳn với thái độ thiếu tôn trọng và coi thường vợ. Điều này cũng rất đúng so với quan điểm của Collins trong lý thuyết xung đột, rằng: Về xung đột giới, gia đình là một đấu trường của xung đột giới. Trong đó nam giới là người chiến thắng, kết quả là phụ nữ bị nam giới thống trị và chịu nhiều đối xử bất bình đẳng [9, 287]
Thủ phạm còn sử dụng hình thức lăng mạ bằng lời. Hành động này lặp đi lặp lại sẽ tạo ra một bầu không khí căng thẳng, lo sợ, dần dần gây tổn hại cho nạn nhân và ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân.
Chị T cho biết chị đau đầu không chỉ vì bị chồng đánh mà lâu nay không ngày nào chị không phải nghe chồng chửi bới, xúc phạm. Thấy vợ đi làm nhàn hơn mình, anh ta chửi, vợ không mua nhiều thức ăn ngon anh ta chửi, vợ không đáp ứng đủ nhu cầu vô độ về tình dục anh ta cũng chửi. Không chỉ hành hạ vợ, anh ta còn hành hạ cả con trai mình. Có lần chứng kiến cảnh bố đánh mẹ con trai chị bênh mẹ lập tức bị bố đập mắc áo vào đầu. (Ca số 25: N.T.T, 40 tuổi)
Trong bạo lực gia đình, tấn công bằng lời nói và các chiến thuật kiểm soát khác đan xen với nhau kèm theo đe dọa làm hại để duy trì sự thống trị của thủ phạm khiến nạn nhân sợ hãi. Điều đó chứng tỏ bạo lực tinh thần trong gia đình không chỉ là vấn đề cáu giận và chửi rủa nạn nhân mà còn mang tính chất cưỡng bức hoặc đe doạ sử dụng vũ lực.
Phạm Thị Mai Hương
43
Đạp phá tài sản không phải hành động ngẫu nhiên. Sau việc đập phá đồ đạc thì thông điệp dành cho nạn nhân thường là “sau đó sẽ đến lượt cô”. Việc đe dọa cũng có thể được tiến hành mà không có sự đập phá tài sản nhưng thủ phạm la hét vào mặt nạn nhân, giẫm đạp lên nạn nhân trong khi đánh, đe dọa hay giám sát nạn nhân, sự hạ nhục có thể gây tổn hại cho cơ thể...
Chồng chị Đ có tính gia trưởng, lì lợm, bất cần, không nghe ai. Anh ta tuyên bố chỉ có bố đẻ sống lại mới có thể dạy anh ta (vì bố là liệt sĩ chống Pháp). Khi gia đình bất lực thì chỉ còn mấy mẹ con phải đương đầu với những trận chửi mắng, đánh đập mỗi khi chồng về nhà. Có lần chị ức quá, nói lại thì
ngay lập tức anh chồng lao vào đánh và còn đổ dầu ra dọa đốt nhà.
(Ca số 7: Đ.T.Đ, 48 tuổi)
Ngoài ra những hành động như rình rập, theo dõi hay cố tình làm ảnh hưởng đến cuộc sống riêng tư cũng được xem là một hình thức bạo lực đối với phụ nữ. Bạo lực tinh thần còn được thủ phạm tiến hành như phá hoại mối quan hệ của nạn nhân với người khác hay bôi nhọ phẩm giá của họ trong cộng đồng bằng cách làm cho họ bị tai tiếng với gia đình, lãnh đạo, đồng nghiệp, bạn bè hay hàng xóm.
Tuy hai người đã chia tay nhưng anh chồng vẫn theo dõi, quấy rối công việc làm ăn của chị C...Luôn rình rập tại cửa hàng, khi không có khách, gia đình vắng người là hắn nhảy vào đánh chị, chị kêu lên là hắn chạy ngay. Hắn còn dọa sẽ kiếm axít để tạt cho chị không thể sống và đi lấy chồng được. Nếu có những người con trai đến với chị thì đe dọa và đánh họ, nói xấu chị trước những người đó.
(Ca số 75: N.T.C, 35 tuổi)
Hành vi bạo lực của thủ phạm có thể thay đổi. Đôi khi thủ phạm dùng nhiều chiến thuật tâm lý kết hợp với tấn công thân thể. Bạo lực gia đình không tiến triển đơn giản theo kiểu tăng tiến từ chửi bới đến xô xát nhỏ. Thực tế là thủ phạm muốn thay đổi chiến thuật và dùng các chiến thuật hữu hiệu nhất để kiểm soát. Việc thủ phạm sử dụng vũ lực và bạo lực tình dục hay đe dọa làm tổn thương về người hay tài sản đã tạo thêm sức mạnh cho các hành động bạo lực về tâm lý. Đôi khi thủ phạm sử dụng sự sợ hãi của nạn nhân để
Phạm Thị Mai Hương
44
kiểm soát mà không cần tấn công thân thể. Vì biết thủ phạm đã sử dụng vũ lực trong quá khứ, nên nạn nhân cảm nhận một mối đe doạ khiến họ ngần ngại, lo sợ khi theo đuổi một công việc trái với ý muốn của thủ phạm. Sự thay đổi các dạng bạo lực không nhất thiết là chấm hành vi bạo lực. Thủ phạm không tự chấm dứt hành vi bạo lực một cách đơn giản. Một số hình thức bạo lực khác của thủ phạm sẽ được xem xét dưới đây
3.1.2.3. Cô lập nạn nhân
Thủ phạm thường cố gắng kiểm soát nạn nhân về thời gian, hoạt động và tiếp xúc với người khác. Các cách cô lập này có thể coi là một dạng bạo lực tinh thần nhưng nó “tinh vi” hơn vì không rõ rệt như chửi mắng mà thủ phạm chỉ có hành động như cản trở nạn nhân thăm nom bạn bè hay phàn nàn về việc nạn nhân dành nhiều thời gian cho người khác. Đôi khi thủ phạm sử dụng vũ lực hay đe doạ tấn công vũ lực để tách nạn nhân ra khỏi gia đình và bạn bè. Hắn ta có thể không cho nạn nhân vào nhà hoặc kiểm soát việc đi lại hay dùng vũ lực bắt nạn nhân thôi việc. Thông qua việc cô lập từng phần, một số thủ phạm đã tăng cường kiểm soát về tâm lý tới mức độ quyết định mọi việc cho nạn nhân.
Biểu hiện đầu tiên của việc thủ phạm cô lập nạn nhân là giam giữ nạn nhân như một “tội phạm”, không cho tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
Chồng chị L cấm chị về đằng ngoại ăn đám giỗ. Chị không nghe nên khi về bị chồng đá vào sườn, đập vào bả vai, chân, tay...hiện giờ chị thấy đau đầu khó thở và tức ở sườn. Trước đây, mỗi khi bị đánh, chị thường cắn răng chịu đựng, không dám kêu, không dám nhờ ai giúp đỡ. Đã có lần đau quá, không nói được, chỉ bò ra sân, các con thấy thế kêu khóc, hàng xóm mới chạy sang. Mọi người có can ngăn thì bị anh ta đuổi ngay, thậm chí có hôm bố chồng sang hỏi, anh ta cũng đuổi ông và bảo: “ông biết gì, cút về cho rảnh!”
(Ca số 66: Đ.T.L, 33 tuổi)
Bạo lực về tinh thần còn thể hiện ở việc thủ phạm từ chối không cho người phụ nữ làm việc bên ngoài gia đình
Phạm Thị Mai Hương
45
Chồng chị T trước đây là bộ đội, hiện ở nhà làm nghề quay lợn. Khi chị còn chạy chợ buôn bán, chồng không làm gì cả, chỉ ở nhà chăm con. Năm 2000, anh ta bảo chị ở nhà sinh thêm con, từ đó chị không làm gì nữa mà ở nhà phụ chồng. Anh chồng từ khi làm ra tiền đổi tính nết, coi thường, chửi bới, xỉ nhục chị “như 1 con chó” (lời của nạn nhân). Chị muốn đi làm để
không bị lệ thuộc nhưng chồng khống chế không cho làm: “Về muộn là khoá
cửa, đánh chửi, giao hẹn thời gian- nếu không về đúng giờ là ăn đòn luôn”.
Nếu vợ chồng có chuyện là cất tivi, khoá xe, chốt cửa, nói với con ngay trước mặt chị “mẹ mày chết rồi”. Riêng vấn đề quan hệ, anh ta không đoái hoài tới chị. Anh ta thường hành hạ chị dã man: nếu rót nhiều nước mắm, bắt húp hết; nấu canh không vừa ý, bắt quỳ rồi đổ từ trên đầu xuống...Anh ta không cho ai can thiệp vào chuyện gia đình mình, nếu anh chị em có nói thì nhún nhường trước mặt sau đó lại chửi bới.
(Ca số 148: chị V.T.T, 48 tuổi)
Một đặc điểm khiến bạo lực tinh thần không dễ dàng để nhận biết vì có những thủ phạm chỉ tiến hành bạo lực vợ ở trong nhà nhưng trước mặt mọi người thì luôn tỏ ra quan tâm, chăm sóc hoặc biết hối hận và hứa sẽ chuộc lỗi.
Chị X cho biết chị đă đưa đơn ra toà nhưng toà chỉ hoà giải vì phía gia đình nhà chồng can thiệp và bản thân chồng chị khi ra toà thì lại nói là vẫn còn yêu vợ, thương con và không muốn li dị. Nhưng sau đó chị vẫn bị chồng đánh ba lần và có lần chồng chị đuổi chị ra khỏi nhà, vứt hết quần áo đồ đạc của chị đi.
(Ca số 163: P.T.X, 40 tuổi)
Có người phụ nữ bị bạo lực vì những người trong gia đình chồng tạo ra xung quanh nạn nhân một dư luận xấu làm cho mọi người đánh giá sai lạc vấn đề. Trường hợp chị N.T.L bị chồng chém vào cổ suýt mất mạng phải nằm viện chữa trị nhưng cũng không được yên thân. Sau ba ngày kể từ khi sự việc xảy ra, gia đình chồng chị (lâu nay không hỏi han gì) đã dẫn một phái đoàn gồm: ông bố chồng (bộ đội phục viên), em chồng, em dâu đến đàm phán với chị. Họ đấu dịu, khẩn khoản, nhỏ to như muốn phục thiện của người mắc lỗi, đánh vào sự nhân hậu của người phụ nữ để chị tha thứ, không kiện ra pháp luật. Gia đình chồng chị đưa ra một loạt những lý do: hiện nay chồng chị đang bị bắt tạm giam, con gái riêng của anh ấy không có nơi trú ngụ (mẹ
Phạm Thị Mai Hương
46
cháu không nuôi, ông bà nội không cưu mang), khi xã giải phóng mặt bằng (vì chuyện này mà anh ta chém chị) anh ấy không có nhà ở, anh ấy bị giam nên không có ai chăm sóc con riêng, cháu lại đang học lớp cuối cấp (lớp 9).
Chị đã trả lời thẳng thắn với gia đình chồng rằng chị sẽ nghĩ lại vấn đề này sau. Lâu nay chị luôn ám ảnh một nỗi sợ cố hữu khi bị chồng đánh gần chết. Nhưng cô em dâu (bên chồng) đến thăm chị có lời lẽ xúc phạm, đe dọa: “Nếu ra pháp luật, anh H sai 1 thì chị sai 10”.
Thủ phạm còn cô lập nạn nhân bởi hành động ghen tuông, nghi ngờ vợ quan hệ bất chính đến mức bệnh hoạn (ghen với chính em trai mình). Sự nghi ngờ đã dẫn đến những hành động bạo lực vợ một cách dã man. Sự ghen tuông này là một chiến thuật để kiểm soát nạn nhân.
Một lần thấy chị N mặc áo ba lỗ, em trai ngủ trong buồng nên khi về chồng chị làm ầm lên, đánh đập dã man. Anh ta yêu cầu em trai rạch máu tay để ăn thề và vợ phải chặt tay để thề. Chú em trai rạch tay phải khâu 8 mũi còn chị đã không chặt tay (vì được chị em ngăn cản). Có lần chị bị chồng đóng cửa đánh thậm tệ, lột quần áo ra để đánh, mặt mày thân thể bầm tím, đau đầu, tức ngực. Con trai chị thấy bố đánh mẹ sợ quá, gọi bà ngoại và hàng xóm sang can.
(Ca số 93: N.T.N, 34 tuổi)
Không được tiếp xúc với thông tin bên ngoài sẽ khiến nạn nhân trở nên khó khăn để thoát khỏi sự kiểm soát về tâm lý và đe dọa của thủ phạm. Một số nạn nhân lo sợ khi thủ phạm nói rằng nạn nhân sẽ không sống được nếu họ bỏ đi. Ngay cả khi nạn nhân duy trì mối liên hệ với bạn bè và gia đình lớn, các mối quan hệ này thường qua sự kiểm soát của thủ phạm. Do đó, nạn nhân không nhận được sự giúp đỡ hay ủng hộ cần thiết. Giao tiếp của nạn nhân với người khác được thực hiện thông qua các bình luận và sự diễn giải thủ phạm. Một số thủ phạm còn tra hỏi nạn nhân cho tiết các cuộc tiếp xúc với người khác. Phản ứng hay hỗ trợ tích cực của nạn nhân từ các mối quan hệ này đã