Du lịch dịch vụ

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 44 - 47)

biển và du lịch sinh thái. Bờ biển dài, thoải, cát mịn...tuy nhiên trước năm 1996 hoạt động du lịch và dịch vụ nơi đây chưa được chú trọng đầu tư khai thác một cách thỏa đáng, nhìn chung vẫn ở dạng tiềm năng.

Như vậy ta thấy kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương trước 1996 vẫn là một nền kinh tế thuần nông, luôn coi phát triển nông nghiệp là chính và luôn đóng vai trò chủ đạo. Thủy sản chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của vùng, nhưng lại có vị trí quan trọng. Công nghiệp hoạt động còn nhỏ lẻ, du lich dịch vụ vẫn ở dạng tiềm năng. Tuy nhiên với những thành quả ban đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã đặt tiền đề cho các xã này phát triển kinh tế trong giai đoạn sau.

Tiểu kết chương I

Từ việc nghiên cứu điều kiện tự nhiên, xã hội, cũng như tình hình kinh tế của các xã ven biển huyện Quảng Xương trước năm 1996 có thể rút ra một số kết luận sau:

Thuận lợi.

- Với vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên…đã tạo điều kiện thuận lợi cho các xã này phát triển các ngành kinh tế. Đặc biệt với sự bồi tụ và phù sa của các vùng bãi triều một cách thường xuyên với tốc độ khá cao, bằng phẳng đã đem lại thuận lợi cho việc khai thác và NTTS.

- Các xã ven biển huyện Quảng Xương có một lực lượng lao động dồi dào, cư dân địa phương vốn có truyền thống cần cù chăm chỉ, có tinh thần cố gắng vượt qua khó khăn. Đồng thời tinh thần học hỏi, khám phá để đưa những thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất…Những tố chất đó là nền tảng và cơ sở cho công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện nay.

điều kiện để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn liền với quá trình CNH- HĐH.

- Kinh tế của các xã sau 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng đã có những thay đổi, tạo ra bước phát triển ban đầu. Từ đó làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Đưa nền kinh tế nơi đây nhanh chóng bắt nhịp và phát triển trong thời kì mới- thời kì CNH- HĐH.

Hạn chế:

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên thì các xã ven biển huyện Quảng Xương còn gặp những hạn chế, bất cập trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội.

- Thiên nhiên có nhiều ưu đãi đối với nơi đây, song đây lại là vùng có nhiều gió bão nên sức tàn phá của thiên nhiên khá lớn. Để hạn chế tác động của gió bão trong khai thác nuôi trồng thủy hải sản chi phí đầu tư xây dựng ban đầu cao. Trong khi đó nguồn lực của dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy sự hỗ trợ của nhà nước, việc xác lập cơ chế thu hút vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng.

- Nhân dân các xã ven biển tuy có tinh thần lao động cần cù. Song việc khai thác và NTTS theo hướng thâm canh cao là công việc mới bắt đầu. Do đó sự phát huy những đặc trưng của người lao động trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản còn nhiều hạn chế.

- Kinh tế của các xã mới bắt đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, nhưng chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tự phát. Hoạt động NTTS tuy đã được thực hiện nuôi bán thâm canh song năng suất và hiệu quả chưa cao.

- Nguồn lao động nơi đây nhiều, song chủ yếu là lao động giản đơn, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất lớn.

Tuy nhiên với truyền thống văn hóa, và khí phách quật cường của cha ông ta từ lâu đời. Nhân dân các xã ven biển huyện Quảng Xương có một sức bật lớn trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Tiếp nối truyền thống đó

nhân dân các xã này tiến ra biển, vươn ra biển lớn để phát triển kinh tế và hội nhập. Đó thực sự là một cuộc chinh phục "vùng đất mới" của những cư dân ven biển Quảng Xương trong thời kì mới. Từ năm 1996, bắt đầu bước vào thời kì CNH- HĐH với việc xác định kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn, thì các vùng ven biển nói chung, các xã ven biển huyện Quảng Xương nói riêng được quan tâm đầu tư nhiều hơn để nhằm khai thác lợi thế vốn có để phát triển. Các xã này thực sự có bước chuyển mình ngày càng mạnh mẽ, đem lại những thay đổi kì diệu cho vùng đất đầu sóng ngọn gió, nhưng giàu truyền thống cách mạng và đặc sắc về văn hóa này.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 44 - 47)