Tác động về mặt xã hộ

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 80 - 85)

Sự phát triển kinh tế của các xã này không chỉ tác động đến văn hóa mà nó còn góp phần làm xã hội thay đổi nhanh chóng, mang tính vượt trội. Tuy vẫn trong khuôn khổ của một xã hội nông nghiệp, nhưng tại các xã này đã có nhiều nét mới so với trước đây.

Kinh tế phát triển đã làm cho vùng ven biển nơi đây trở nên giàu có hơn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, số hộ khá và giàu tăng lên. Hiện nay thu nhập bình quân trên đầu người của cư dân tại một số xã ngày càng cao.

Từ một vùng ven biển nghèo nàn, lạc hậu giờ đây đã có sự thay da đổi thịt. Các xã này đã mang dáng dấp của một vùng công nghiệp- thương mại. có siêu thị, trung tâm thương mại hoạt động khá sầm uất và sôi động, cùng một số cảng cá, một số cơ sở công- thương nghiệp. Đặc biệt khu công nghiệp- du lịch Tiên Trang (Quảng Lợi) là điển hình cho sự phát triển mang màu sắc công nghiệp nơi đây. Tất cả là những nguồn động lực mới cho một tiến trình kinh tế mới.

Một điểm đáng lưu ý là trong sự phát triển kinh tế của các xã này là nhờ kinh doanh một số lĩnh vực trong các khâu thương mại, dịch vụ, chế biến thủy hải sản đã xuất hiện một tầng lớp giàu có. Nhiều hộ có doanh thu vài trăm triệu một năm, và không ít những hộ có số vốn hàng tỷ đồng. So với các đô thị, các khu công nghiệp, thương mại lớn thì mức giàu đó chưa đáng kể. Song ở một vùng nông thôn ven biển như vậy thì tầng lớp giàu có này có thể đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế địa phương. Số hộ giàu có đó không hề xuất hiện ở những năm trước đây. Đây chính là điểm nổi bật trong sự phát triển kinh tế của các xã ven biển Quảng Xương.

Như vậy ta thấy, trước sự phát triển về kinh tế của các xã ven biển huyện Quảng Xương đã có những tác động tích cực rất to lớn đến văn hóa- xã hội của vùng. Tuy nhiên với sự phát triển của kinh tế, nhất là hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ và những chuyển biến sâu sắc trong các ngành kinh tế của các xã

này đã đem đến những tác động tiêu cực như: làm xuất hiện và gia tăng các tệ nạn xã hội: cờ bạc, ma túy, đánh nhau…, xuất hiện sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội…Chính vì thế các xã này cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển kinh tế gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội. Cần tạo cơ hội cho người nghèo có khả năng tiếp cận với các dịch vụ của xã hội và tạo cơ hội cho họ có thể xóa nghèo. Đây là một việc làm khó cần sự phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể, cùng sự tham gia tích cực của nhân dân trong vùng.

3.2.3. vị trí

Các xã ven biển huyện Quảng Xương bao gồm 9 xã bãi ngang, với 18 km bờ biển. Từ năm 1996 đến năm 2012, các xã này đã có sự phát triển về kinh tế trên tất cả các ngành, tạo ra những chuyển biến mới. Sự phát triển kinh tế của các xã này có vị trí to lớn trong sự phát triển chung của huyện Quảng Xương nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Sự phát triển kinh tế của các xã này đã góp phần vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Nằm về phía Đông của huyện Quảng Xương, các xã này có tiềm năng thế mạnh về đất đai, đánh bắt, NTTS, du lịch sinh thái để nâng cao đời sống người dân. Bởi vậy từ khi có nghị quyết của chính phủ về xây dựng nông thôn mới, các xã này đã cùng với nhân dân trong huyện Quảng Xương nói riêng, nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung, bắt tay vào thực hiện mục tiêu quốc gia này. Đây cũng là động lực để nơi đây phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, các xã đã đưa ra đề án quy hoạch xây dựng NTM dựa trên quyết định 491 của thủ tướng chính phủ và quyết định 1457 của UBND tỉnh Thanh Hóa, phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện các xã đều tổ chức rộng rãi các hội nghị trong ban thường vụ Đảng ủy, HĐND, UBND, tổ chức hội nghị thôn để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân. Đồng thời tuyên

truyền vận động nhân dân bằng nhiều hình thức để nhân dân hiểu sự cần thiết của chương trình này và chung tay xây dựng NTM. Do đó nhiều CSHT đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp như: đường giao thông, kênh mương nội đồng, trường học, trạm xá… đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả công tác "Đổi điền dồn thuở", tích cực áp dụng KHKT vào trồng trọt, phấn đấu đưa 100% diện tích cây giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo cơ chế chính sách hỗ trợ về giống, phân bón cho nông dân, cải tạo vườn tạp đưa các loại rau màu vào trồng trọt để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại. Đồng thời phát triển ngành CN- TTCN, chế biến hải sản, làm mắm, nước mắm, sữa chữa cơ khí, may mặc…mở rộng và từng bước hình thành các tụ điểm thương mại, dịch vụ. Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, kinh tế- xã hội và đời sống nhân dân có sự thay đổi rõ nét.

Tất cả các xã từng bước hoàn thành các tiêu chí về NTM: Quảng Thái đạt 17/19 tiêu chí, Quảng Hùng đạt 12/ 19 tiêu chí…Bộ mặt nông thôn nơi đây có sự thay đổi rõ nét, đặc biệt các CSHT kinh tế- xã hội trên địa bàn được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Diện mạo của xã NTM đang hình thành. Chính điều này đã góp phần làm nên diện mạo mới của huyện, tạo những bước tiến mang tính đột phá trên tất cả các lĩnh vực của huyện nhà. Đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM của huyện Quảng Xương nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung. Với những thành quả về kinh tế của các xã ven biển đã thật sự góp phần vào sự nghiệp CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện nhà, làm thay đổi diện mạo của vùng quê đang khởi sắc.

thấy quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn đã và đang khởi sắc. Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, có giá trị kinh tế cao. Mặc dù diện tích trồng lúa có giảm do chuyển đổi sang NTTS và trồng các loại cây giá trị khác, song sản lượng vẫn tăng do việc chuyển đổi cơ cấy cây trồng, mùa vụ, và ứng dụng những thành tựu của KHKT vào sản xuất. Đã hình thành một số vùng trồng màu tập trung, sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với công nghiệp bảo quản và chế biến. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản và ngành nghề nông thôn ngày càng phát triển và có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Việc ứng dụng KHKT và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, đầu tư về con giống và kĩ thuật nuôi…để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển. Các doanh nghiệp tư nhân tăng nhanh thu hút nhiều lao động nông thôn đang là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn nơi đây. Nông thôn các xã ven biển có bước phát triển khá nhanh. Nhiều công trình thủy lợi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng. Đời sống văn hóa xã hội của người dân được nâng cao. Nhiều làng trở thành làng văn hóa, có kinh tế phát triển. Với những thay đổi mang tính đột phá như vậy đã có vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn của huyện nhà nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung. Bởi những kết quả từ đạt được từ quá trình CNH- HĐH nông nghiệp nông thôn tại các xã này sẽ tạo tiền đề và cơ sở vững chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình CNH- HĐH của huyện nhà. Quảng Xương được xem là một huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thì một

trong những định hướng phát triển nền kinh tế của huyện là phải đặc biệt coi trọng CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, nhất là nông thôn ven biển. Đây là mũi đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động của người dân, tạo điều kiện khai thác tốt tiềm năng dồi dào của vùng biển nơi đây. Từ đó tạo ra lợi thế quan trọng để tiến hành công cuộc CNH- HĐH của huyện nói riêng, góp phần thúc đẩy quá trình CNH- HĐH của tỉnh nói chung.

Như vậy ta thấy với công cuộc đổi mới đất nước, đặc biệt từ năm 1996, với việc thực hiện chủ trương CNH- HĐH của Đảng các xã ven biển huyện Quảng Xương đã thoát ra khỏi khủng hoảng. Đề ra những chủ trương, giải pháp tích cực thực hiện sự nghiệp CNH- HĐH của Đảng để tổ chức lại sản xuất, từng bước hoàn thiện lại cơ chế quản lý mới kinh tế nơi đây đã có những chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Các ngành kinh tế nông nghiệp, TTCN, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Kinh tế của các xã này đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, và đẩy mạnh sự nghiệp CNH- HĐH của huyện Quảng Xương nói riêng, của tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w