CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA (1996-2012) 2.1 Chủ trương CNH HĐH

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 47 - 49)

2.1. Chủ trương CNH- HĐH

Bước sang năm 1996 công cuộc đổi mới của đất nước ta đã tiến hành được 10 năm và đạt nhiều thành tựu quan trọng về mọi mặt. Đất nước thoát

khỏi khủng hoảng kinh tế- xã hội, cải thiện một bước đời sống vật chất của nhân dân. Ổn định chính trị, củng cố an ninh quốc phòng. Đồng thời những thành tựu của công cuộc đổi mới đã đặt tiền đề cần thiết cho công cuộc CNH- HĐH đất nước. Tuy nhiên đất nước ta cũng đang phải đối đầu với rất nhiều nguy cơ thách thức như: sự tụt hậu xa hơn về kinh tế, tệ quan liêu tham nhũng, nguy cơ chệch hướng XHCN. Trước tình hình trên đã đặt ra cho Đảng ta những nhiệm vụ và bước đi mới. Trước bối cảnh đó Đảng ta đã tiến hành đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đại hội diễn ra từ ngày 28/6 đến 1/7/1996. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu cột mốc phát triển mới trong tiến trình phát triển của cách mạng nước ta. Đại hội VIII là đại hội tiếp tục đổi mới, đánh dấu cho thời kì đưa đất nước bước vào thời kì CNH- HĐH. Tạo sự đột phá trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Sau đại hội VIII, các đại hội tiếp theo (Đại hội IX, X và XI) đã tiếp tục đưa ra những phương hướng, mục tiêu về kinh tế- xã hội cho từng thời kì, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH của đất nước. Phương hướng xây dựng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong các đại hội có thể tóm tắt như sau:

- Phát triển CNH- HĐH là nhiệm vụ trọng tâm, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

- Xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Các đại hội Đảng khẳng định xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường đi đôi với vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là phương hướng căn bản trong quá trình phát triển đất nước.

- Phát huy cao độ nhân tố nội tại bên trong, tranh thủ đầu tư nước ngoài để xây dựng nền kinh tế đất nước theo hội nhập kinh tế với khu vực và đất nước.

Bên cạnh đó, chặng đường hơn 10 năm tiến hành CNH- HĐH của đất nước cũng là chặng đường Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn với thế giới. Đây

là nhân tố tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và các xã ven biển huyện Quảng Xương nói riêng. Xu thế hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu cho dù chặng đường đó gặp vô vàn khó khăn. Ngay từ 1986, đất nước ta đã bắt đầu hội nhập. Và đến Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức khu vực và quốc tế như: ASEAN (28/ 7/ 1995), APEC (14/ 11/ 1998), WTO (7/ 11/ 2006)…Quá trình hội nhập này đã tạo điều kiện cho nước ta tiếp thu có hiệu quả những thành tựu KHKT, văn hóa từ bên ngoài để phát triển kinh tế, nâng cao dân trí mức sống của người dân.

Hòa vào không khí đó, vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa nói chung, ven biển Quảng Xương nói riêng thực sự chịu tác động của nhân tố này. Khi đất nước mở cửa hội nhập thì đường biển là con đường thuận tiện để các quốc gia trao đổi, giao lưu kinh tế với nhau. Hội nhập vừa tạo ra thời cơ, đồng thời là thử thách. Thông qua hội nhập hàng hóa được xuất ra bên ngoài, đặc biệt với vùng ven biển thì thủy sản là mặt hàng chủ yếu.

Kể từ sau đại hội VIII của Đảng, nhân dân vùng ven biển hứng khởi bắt tay vào thực hiện công cuộc CNH- HĐH trong điều kiện đầy khó khăn, phức tạp, và những vấn đề mới nảy sinh. Từ năm 1996, huyện Quảng Xương và các xã ven biển của huyện đã lần lượt tiến hành các kỳ đại hội Đảng bộ, phân tích rõ thực trạng kinh tế- xã hội và đề ra nhiệm vụ mới.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w