Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp theo

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 68 - 71)

hướng CNH- HĐH

Trong thời kì (1996- 2012) công nghiệp và TTCN của các địa phương ven biển Quảng Xương có bước phát triển mới và ngày càng khởi sắc.

2.3.5.1. Công nghiệp

Từ năm 1996 đến năm 2012, Quảng Xương nói chung, các xã ven biển của huyện nói riêng đã tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp bằng việc hình thành các cụm công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư phát triển công nghiệp. Hình thành cụm công nghiệp Tiên Trang (Quảng Lợi), với doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn là công ty Sô Tô. Đồng thời các loại hình công nghiệp khác nhau phát triển tại các xã này phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế của vùng như: công nghiệp sữa chữa tàu thuyền, đặc biệt là công nghiệp chế biến thủy hải sản có bước phát triển đáng kể.

Sản phẩm từ nuôi trồng, khai thác đã tạo nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề chế biến thủy hải sản ở vùng ven biển huyện Quảng Xương phát triển. Từ chỗ chỉ có những cơ sở chế biến nhỏ lẻ, với các mặt hàng đơn thuần chỉ là nước mắn, mắm chượp, cá khô…Đến nay nghề chế biến hải sản của vùng tiếp tục phát triển mạnh và đa dạng hơn cả về chủng loại, hình thức và quy mô sản xuất.

Các xã này đã có những doanh nghiệp, cơ sở, tổ hợp tác, làng nghề chế biến thủy hải sản, thu hút nhiều lao động, với thu nhập bình quân 3500000 đồng/người/tháng. Nhiều sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu như; tôm, cá đông lạnh, sứa muối…hiện nay các làng nghề vẫn duy trì sản xuất ổn định những sản phẩm truyền thống, các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm, tạo điều kiện cho nghề chế biến hải sản ở các xã ven biển Quảng Xương phát triển sôi động. Đặc biệt là vùng đã xây dựng hai thương hiệu nước mắn nổi tiếng được thị trưởng chấp nhận. Đó là thương hiệu nước mắn Tâm Sắc Trường Lệ (Quảng Vinh) và nước mắn

Cự Nham (Quảng Nham).

Quảng Nham thực hiện phương châm sản xuất đa dạng mặt hàng, đưa công nghệ vào chế biến phục vụ nhu cầu hằng ngày, và dài ngày ở trong và ngoài xã đã phát triển các mặt hàng cá đông lạnh, phơi khô, kho, nướng… Tổng sản lượng chế biến của xã năm 2000, đạt 564 tấn/ năm, với tổng giá trị đạt 8,9 tỷ đồng, bình quân thu nhập của người lao động đạt 2,4 triệu/ năm [5. T110]. Đây là ngành mũi nhọn của xã, thời kì 2001- 2005, toàn xã có 3 doanh nghiệp đầu tư máy móc, trang thiết bị đông lạnh, tiện cho việc bảo quản hải sản. Sản phẩm cung ứng lên tới 4000 tấn/ năm, đạt doanh thu 20 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 200 lao động [5. T115].

Ngoài những sản phẩm trên các xã này còn có một số sản phẩm mới. Trong số đó thì chế biến sứa xuất khẩu phát triển mạnh. Do nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn, thu hút nhiều lao động (cả người tham gia đánh bắt và chế biến). Đến nay có doanh nghiệp xí nghiệp, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị máy móc, nhà xưởng chế biến sản phẩm sứa ăn liền, sứa khô đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và xuất khẩu ra thị trường, cung cấp cho các nhà hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh.

Như vậy, chế biến thủy hải sản ở các xã ven biển huyện Quảng Xương đã có nhiều đột phá mới. Từ chỗ chỉ sản xuất những sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu nhỏ lẻ trong dân, thi nay chế biến hải sản của vùng đã trở thành sản phẩm hàng hóa. Nhiều mặt hàng mới ra đời như: cá đông lạnh, sứa xuất khẩu, cá khô tẩm gia vị…xuất ra các thị trường ở hầu hết các tỉnh trong nước, và xuất khẩu ra thị trường ngoài nước.

2.3.5.2. Tiểu thủ công nghiệp

Song song với phát triển công nghiệp tập trung, vùng ven biển Quảng Xương còn chú trọng phát triển các làng nghề và ngành nghề thủ công truyền thống. Cũng giống như nhiều địa phương khác trong tỉnh và trên cả nước nói chung, thì các xã ven biển huyện Quảng Xương nói riêng, các nghề thủ công

truyền thống cũng có một thời gian dài rơi vào khủng hoảng, trì trệ.

Từ năm 1997, huyện Quảng Xương đã xây dựng phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện, nhiều mặt hàng truyền thống đã được khôi phục tại các xã trong huyện nói chung và các xã vùng ven biển nói riêng. Tại các xã này một số mặt hàng được quan tâm hơn trước như: thêu ren xuất khẩu của Quảng Lưu, Quảng Thạch đã vươn ra thị trường nước ngoài. Bên cạnh đó huyện còn tổ chức dạy nghề cho 40 hộ đan cói ở các xã: Quảng Thái, Quảng Hải và nghề thêu ren ở xã Quảng Nham, Quảng Thạch…Tại các địa phương đã hình thành các tổ nghề, làng nghề và nghề thủ công truyền thống của địa phương. Tại mỗi xã ngành TTCN phát triển đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau.

Tại Quảng Nham TTCN phát triển đa dạng. TTCN được Đảng bộ coi trọng và xem là nhiệm vụ quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế- xã hội của xã. Luôn tạo mọi điều kiện cho các hộ sản xuất. Nhiều nghề thủ công phát triển mạnh, đặc biệt là khai thác tài nguyên cát, vật liệu xây dựng, sữa chữa cơ khí, mộc, may mặc…đáp ứng nhu cầu tại chỗ cho nhân dân.

Quảng Hải phát huy các nghề thủ công truyền thống và mở rộng nhiều ngành nghề khác như: dệt thảm, mộc dân dụng, chế biến lương thực thực phẩm, điện tử, cơ khí…đã cho hiệu quả kinh tế cao. Xã còn tổ chức cho lao động học nghề theo dự án. Năm 2007, xã đã tổ chức cho 100 lao động học nghề theo dự án EC. Toàn xã có 15 hộ sản xuất thêu ren, có thu nhập bình quân từ 350000- 400000 đồng/ tháng. Toàn xã có 43 cơ sở và điểm sản xuất CN- TTCN. Giá trị ngành công nghệp và TTCN của xã đạt 3,4 tỷ đồng (2007). Đến năm 2008, giá trị ngành này đạt 5,431 tỷ đồng. Toàn xã có 50 cơ sở và điểm sản xuất CN- TTCN và tăng lên gần 60 cơ sở trong năm 2011, với giá trị ước đạt 10, 48 tỷ đồng. Trong đó nhiều ngành đem lại giá trị thu nhập cao, đặc biệt nghề chế biến miến gạo [86] [87] [89].

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 68 - 71)