Bước phát triển mới về kinh tế của các xã ven biển huyện Quảng Xương

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 51)

Các xã ven biển Quảng Xương có tiềm năng lớn để phát triển nông- lâm- ngư nghiệp. Đó là diện tích gieo trồng lớn và nguồn lợi về thủy hải sản phong phú (cả đánh bắt và nuôi trồng). Dưới tác động của tự do hóa thương mại nền kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp ở các xã này đang ngày càng đầu tư lớn, khai thác có hiệu quả hơn các nguồn lợi từ biển và đất đai ven biển. Vì thế kinh tế trong thời kì 1996- 2012 phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực.

2.3.1. Nông nghiệp

Sự phát triển trên lĩnh vực nông nghiệp ở các xã này thể hiện trên cả hai mặt trồng trọt và chăn nuôi.

2.3.1.1. Trồng trọt

- Diện tích canh tác.

Các xã ven biển tuy có diện tích đất tự nhiên được mở rộng do lượng phù sa bồi đắp lớn. Tuy nhiên từ 1996- 2012, với sự phát triển mạnh của ngành thủy sản thì diện tích đất này chủ yếu được sử dụng để NTTS. Bên cạnh đó một phần diện tích lúa bị nhiễm mặn, năng suất thấp cũng được chuyển sang NTTS. Do đó diện tích gieo trồng của các xã này giảm qua các năm. Diện tích gieo trồng của xã Quảng Thạch năm 2000 là 63,71 ha, đến năm 2005 là 278,92 ha trong đó diện tích lúa là 83,61 ha, diện tích rau màu và cây trồng khác là 195,31 ha. Đến năm 2011 diện tích gieo trồng của xã còn 270 ha.

Bảng 2.1: Diện tích một số cây lương thực chủ yếu của các xã ven biển huyện Quảng Xương từ 1996- 2012

Đơn vị: ha

Tiêu chí 1996 2001 2005 2009 2012

Diện tích lúa 2338,5 2243,26 2064,4 1064,4 1948,4 Diện tích ngô 80,09 11,1 329 269,9 414,3 Diện tích khoai lang 563 704,7 411,9 295,9 204,8

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kì 95- 99, 2001- 2005, 2005- 2012).

Nhìn vào bảng trên ta thấy trong tổng số diện tích cây lương thực của vùng ven biển huyện Quảng Xương thì diện tích lúa vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất. Song trong thời kì này tính chung cả vùng thì diện tích lúa đã giảm từ 2338,5 ha năm 1996, xuống còn 2064,4, ha năm 2005, và còn 1948,4 ha năm 2012. Diện tích lúa giảm là do các xã này thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đã lấy một phần diện tích lúa bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang trồng các loại cây khác, hoặc NTTS có giá trị thu nhập cao hơn lúa. Thời kì 2001- 2005, xã Quảng Thạch đã mạnh dạn chuyển đổi 9,5 ha diện tích sản xuất lúa kém năng suất bị nhiễm mặn sang nuôi tôm, đưa tổng diện tích nuôi trồng lên 54

ha [38. T6]. Nhiều chương trình đem lại hiệu quả rõ nét như chương trình nuôi cá- lúa ở Quảng Thái, nuôi tôm trên cát ở Quảng Lưu, Quảng Thái.

- Sản lượng cây trồng.

Tuy diện tích gieo trồng giảm, nhưng Đảng bộ và chính quyền xã đã vận động bà con áp dụng những tiến bộ kĩ thuật để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu mùa vụ từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhiều giống lúa mới đã được đưa vào gieo cấy, cùng với nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất. Từ đó làm sản lượng và năng suất cây trồng của các xã này vẫn tăng đều qua các năm. Sản lượng lương thực có hạt của các xã này năm 2005 đạt 10153 tấn, đến năm 2009 đạt 12856 tấn và đến năm 2012 nâng lên 13615 tấn [24. T19-20]. Trong đó lúa là có năng suất và sản lượng cao nhất và liên tục tăng qua các năm, được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Năng suất và sản lượng lúa thời kì 1996- 2012

Tiêu chí Đơn vị tính 1996 2001 2005 2012

Năng suất Tạ/ha 21.9 41,7 41,9 60,6 Sản lượng Tấn 5411,9 9756 8949,3 11843,9

(nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kì 1995- 1999, 2001-2005, 2005- 2012)

Nhìn vào bảng trên ta thấy năng suất lúa tăng từ 21,9 tạ/ha năm 1996, lên 60,6 tạ/ ha năm 2012. Và sản lượng cũng tăng nhanh từ 5411,9 tấn năm 1996, lên 11843, 9 tấn năm 2012. Có được kết quả này là do các xã đã đưa vào những giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt thay cho những giống lúa cũ kém năng suất. Đồng thời áp dụng những tiến bộ về KHKT vào sản xuất làm tăng năng suất và sản lượng. Song sản lượng lúa ở các xã không đều nhau.

Bảng 2.3: Sản lượng lúa của các xã ven biển huyện Quảng Xương 1996- 2012

Đơn vị: Tấn

STT Tên xã 1996 2001 2005 2012

2 Quảng Hùng 625 1075 1153,9 1515,5 3 Quảng Đại 289 557 506,4 685,7 4 Quảng Hải 811,3 1377 1103,0 1556,3 5 Quảng Lưu 1580 1798 2500,0 3045,8 6 Quảng Lợi 559 1123 994,5 1261,1 7 Quảng Thái 455 931 918,8 1043,4 8 Quảng Thạch 192 333 322,2 525,2

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kỳ 1995 - 1999, 2005 - 2012)

Nhìn vào bảng trên ta thấy sản lượng lúa của các xã cũng tăng đều qua các năm. Trong đó Quảng Lưu là xã có sản lượng cao nhất, Quảng Thạch là xã có sản lượng thấp nhất và Quảng Nham là xã không trồng lúa.

Bên cạnh lúa thì sản lượng một số loại cây lương thực khác như ngô, khoai lang và các cây công nghiệp hằng năm như: lạc, thuốc lào… cũng đạt sản lượng cao và tăng đều qua các năm. Đây là kết quả của việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng và ứng dụng KHKT vào sản xuất của nhân dân các xã này.

- Cơ cấu cây trồng.

Cùng với việc tăng nhanh về năng suất, và sản lượng cây trồng, trong thời kì này các địa phương vùng ven biển còn tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa dạng hóa các loại cây, tiếp tục phát triển sản xuất lương thực. Đồng thời tăng nhanh các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu. Trên cơ sở đó các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng từng vùng.

Bằng việc làm thiết thực của địa phương, thời kì (2001- 2005) Quảng Thạch đã chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp. Đưa giống lúa lai có năng suất cao vào sản xuất, loại trừ các giống kém năng suất. Quy hoạch cho từng vùng sản xuất, theo từng loại cây, đưa diện tích sản xuất lúa lai 2 vụ

đạt 70% với năng suất 12 tấn/ ha/ năm. Đưa 19,2 ha sản xuất lúa mùa sớm để làm vụ đông trên đất 2 lúa, chủ yếu là cây ngô [38. T5-6].

Cùng với lúa thì cây rau màu, cây vụ đông của các xã tăng nhanh cả về diện tích, sản lượng và giá trị. Nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây thuốc lào, cây lạc, đậu tương,…Bên cạnh đó các xã còn phát triển các loại cây ăn quả giá trị cao.

Quảng Thái cũng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất. Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, nhiều giống lúa mới năng suất cao và các loại rau màu có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất làm tăng sản lượng cây trồng.

Trong thời kì này các xã ven biển Quảng Xương đã thực hiện quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. Đến nay đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung cây màu và cây vụ đông lớn như: Thuốc lào (Quảng Thạch), dưa hấu (Quảng Lưu), Lạc (Quảng Vinh, Quảng Hải, Quảng Lưu…).

- Đầu tư cơ sở vật chất và áp dụng khoa học kĩ thuật.

Các xã ven biển này đã áp dụng rộng rãi các giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất như: Xi 21- Xi 23, Nhị Ưu 63, 838, tạp giao, nếp V4, nếp cái hoa vàng, các giống ngô lai Biosit, lạc Bg78, dưa chuột xuất khẩu, khoai tây Trung Quốc… đều cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thổ nhưỡng, và điều kiện sinh thái của từng xã, để bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng của vùng.

Bên cạnh đó các xã còn thực hiện chương trình "cứng hóa" kênh mương phục vụ sản xuất, đầu tư hệ thống thủy lợi để "ngọt hóa" đồng ruộng được tích cực triển khai. Thời kì (2001- 2005), Quảng Thạch đã xây dựng gần 3km mương bê tông hóa, đầu tư nâng cấp, tu sữa các trạm bơm. Quảng Lưu xây dựng được 4 trạm bơm, trong đó có 2 trạm bơm tưới và 2 trạm bơm tiêu, kiên

cố hóa 7,6 km kênh mương phục vụ tưới tiêu hiệu quả.

2.3.1.2. Chăn nuôi

Với lợi thế về phát triển chăn nuôi như: lương thực dư thừa, sản phẩm vụ đông lớn, thủy hải sản sau chế biến nhiều, trong thời kì 1996- 2012, hoạt động chăn nuôi ở các xã ven biển huyện Quảng Xương đã có bước phát triển rõ rệt, và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều hộ nông dân đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại, thức ăn để mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nhiều loại vật nuôi mới cho giá trị kinh tế cao được đưa vào nuôi như: lợn hướng nạc, dê, bò lai sin, gia cầm siêu thịt, siêu trứng…Trong số các loại gia súc được nuôi thì số lượng đàn lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao, sau đó là đàn bò. Do nhu cầu về thịt của thị trường là rất lớn. Tuy nhiên thời kì (2005- 2012) số lượng đàn gia súc của các xã này lại giảm cả về đàn bò và đàn lợn, được thể hiện ở bảng sau;

Bảng 2.4: Đàn bò và đàn lợn của các xã ven biển huyện Quảng Xương 2005-2012

Loại gia súc đơn vị tính

2005 2009 2012

Bò con 2747 2135 1856

Lợn con 28650 17099 12588

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kì 2005- 2012. T85- 88)

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng đàn bò và đàn lợn của vùng ven biển giảm qua các năm. Có sự giảm sút này là do ảnh hưởng của thời tiết, và dịch bệnh ở gia súc, đặc biệt là dịch lợn tai xanh ở lợn và dịch lở mồm long móng ở bò. Bên cạnh đó là giá cả thức ăn cho gia súc tăng cao, trong khi giá lợn xuất chuồng lại giảm. Gia cầm thời kì này cũng bị dịch H5N1. Tuy nhiên dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền với phương châm cải tạo đàn bò, nạc hóa

đàn lợn, tăng nhanh đàn gia cầm đã khuyến khích các hộ nông dân nâng cấp chuồng trại, đầu tư con giống. Các hộ đã tích cực duy trì và phát triển đàn gia súc, gia cầm. Chăn nuôi đang được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa. Và tổng giá trị ngành chăn nuôi trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Quảng Thạch nhiều hộ nông dân đã đầu tư xây dựng chuồng trại, thức ăn mở rộng chăn nuôi với nhiều loại vật nuôi có giá trị cao như: lợn, bò, dê, và các loại gia cầm, thủy cầm…tính đến năm 1996, trên toàn xã có 2000 con lợn, 3000- 5000 con gia súc, gia cầm, và vật nuôi khác. Đến năm 2004, trên toàn xã có 257 con bò, 3642 con lợn, 100 con dê, 36000 con gia cầm các loại… với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 175 tấn thịt lợn, 36 tấn gia cầm. Giá trị ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao 40- 45% trên tổng giá trị ngành nông nghiệp [94. T2]. Đến năm 2008 do ảnh hưởng của dich bệnh nên số lượng có giảm, tuy vậy nhưng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng vẫn tăng, đạt 337 tấn lợn hơi, 73 tấn gia cầm [95. T1]. Đến năm 2012 có 1056 con lợn, và 116 con bò. Đến năm 2011, tổng giá trị ngành chăn nuôi của xã đạt 16,502 triệu đồng. Đây là kết quả của việc áp dụng KHKT vào chăn nuôi cả về khâu chọn giống, thức ăn, và các biện pháp chăm sóc chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm.

Quảng Đại các hộ đã chú trọng đầu tư, phát triển ngành chăn nuôi, sin hóa đàn bò, nạc hóa đàn lợn. Do đó tỷ trọng ngành chăn nuôi liên tục tăng. Năm 2005, toàn xã có 3950 con lợn, trong đó có 700 con lợn nái sinh sản, và 100 con lợn nái ngoại, 245 con bò, cùng với khoảng 15000 con gia cầm. Năm 2006 chăn nuôi có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Toàn xã có 295 con bò, 4400 con lợn, trong đó có 650 con lợn nái sinh sản và 87 con lợn nái ngoại, tổng đàn gia cầm 12500 con. Bước sang năm 2009, do bị ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc và dịch H5N1 ở gia cầm, xong được sự chỉ đạo của UBND xã đã làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tổ chức tiêm phòng đại trà cho toàn bộ đàn gia súc theo định kì, tổ chức

tiêu độc khử trùng nên ngành chăn nuôi của xã tiếp tục phát triển với 2100 con lợn, 194 con bò, và 14000 con gia cầm. Bước sang năm 2010, do ảnh hưởng bởi xu hướng chung của thị trường, các sản phẩm chăn nuôi đang có xu hướng giảm mạnh. Song UBND xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm duy trì đàn gia súc, gia cầm. Đồng thời phối hợp với dự án khoa học công nghệ tỉnh Thanh Hóa, trạm khuyến nông huyện Quảng Xương đã cung ứng giống, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn quy trình kĩ thuật cho các hộ nuôi. Do đó ngành chăn nuôi vẫn ổn định với 2100 con lợn, 107 con bò, 18500 con gia cầm các loại. Sang năm 2011, ngành chăn nuôi của xã tiếp tục phát triển với 2469 con lợn, 120 con bò, 21200 con gia cầm. Và sang năm 2012 đàn lợn của xã là 1857 con, đàn bò 154 con, và 21250 con gia cầm các loại . Bên cạnh đó thì để đưa ngành chăn nuôi tiếp tục phát triển UBND xã đã tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi cho các hộ nuôi, tạo hành lang pháp lý cho nhân dân vay vốn phát triển chăn nuôi [78] [79] [82] [84].

Bảng 2.5: Số lượng đàn gia súc của mỗi xã cũng có sự khác nhau. Đàn gia súc của các xã tính đến năm 2012 Đơn vị: con Tên xã Lợn Quảng Hùng 1595 161 Quảng Vinh 995 168 Quảng Đại 1857 154 Quảng Hải 2194 203 Quảng Lưu 2137 509 Quảng Lợi 1450 289 Quảng Thái 374 68 Quảng Thạch 1056 116 Quảng Nham 930 188

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kì 2005- 2012. T85-88 )

với 2194 con, Quảng Lưu là xã có số lượng đàn bò nhiều nhất với 509 con. Trong khi đó Quảng Thái là xã có số lượng đàn lợn và đàn bò thấp nhất trong các xã, với 374 con lợn, và 68 con bò.

Bên cạnh đó thì nhiều vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao cũng được đưa vào nuôi, tiêu biểu nhất là nuôi chim yến ở xã Quảng Vinh. Hiện nay toàn xã có 7 hộ gia đình tiến hành nuôi chim yến. Đây là một loại vật nuôi mới tại vùng ven biển Quảng Xương, đem lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập hằng năm từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Bình quân một cân yến sào loại 1 có giá từ 50- 70 triệu đồng, loại 2,3 tuy thấp hơn nhưng cũng cho giá trị từ 20- 50 triệu đồng/ kg [15].

Mặc dù thời kì này ngành chăn nuôi của các xã ven biển có giảm về số lượng, song vẫn có bước phát triển hơn so với trước. Phương thức chăn nuôi cũng chuyển biến mạnh. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn theo hướng trang trại và gia trại, hướng đến chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của địa phương, đồng thời hướng ra thị trường.

2.3.2. Lâm nghiệp

Do đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên sản xuất lâm nghiệp của huyện Quảng Xương không lớn. Trong tổng số 11888 ha đất nông nghiệp (số liệu thống kê ngày 31/12/2012) của huyện, thì diện tích đất lâm nghiệp là 395 ha, chiếm 3,22%. Trong đó có 170 ha là đất sản xuất, và 225 ha là đất rừng phòng

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w