Nông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 35)

Đây là lĩnh vực được quan tâm chú trọng phát triển và nó thể hiện trên cả hai mặt trồng trọt và chăn nuôi.

1.3.1.1. Trồng trọt

Đây là lĩnh vực hoạt động quan trọng của cư dân vùng ven biển. Họ chú trọng phát triển cây lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu tự cấp tự túc, bên cạnh đó là phát triển cây rau màu và một số cây công nghiệp ngắn ngày. Đến trước năm 1996 nó thể hiện trên các mặt sau:

- Diện tích.

Các xã chú trọng mở rộng diện tích bằng việc khai hoang lấn biển, đặc biệt là diện tích trồng lúa nhằm đáp ứng nhu cầu tự túc lương thực.

Bảng 1.1: Diện tích một số loại cây trồng chủ yếu của các xã ven biển huyện Quảng Xương tính đến năm 1995:

Đơn vị: Ha

STT Tên xã Lúa Ngô Khoai Lạc

1 Quảng Vinh 349 12 72,5 41,8 2 Quảng Hùng 260,5 90,5 50,6 3 Quảng Đại 163 63 13 4 Quảng Hải 276,9 8 80 20 5 Quảng Lưu 500 1,5 107 40 6 Quảng Lợi 273 1,5 103 30 7 Quảng Thái 180 66,5 5 8 Quảng Thạch 113,3 39,5 4,5 9 Tổng 2115,7 23 622 204,9

(Nguồn: phòng thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê năm thời kì 1995- 1999. T16- 30)

Sự gia tăng diện tích gieo trồng của các xã ven biển chủ yếu do nhân dân địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác cải tạo đầm bãi bồi ven biển. Bên cạnh đó thì với lượng phù sa bồi đắp hằng năm cũng làm tăng diện tích gieo trồng ở các xã này. Trong tổng số diện tích các loại cây trồng thì diện tích trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất. Tính đến năm 1995, diện tích trồng lúa của các xã này là 2115,7 ha. Sau lúa là diện tích khoai lang. Đây là những cây lương thực chính đáp ứng nhu cầu tại chỗ của người dân.

- Tăng sản lượng cây trồng.

Với những đường lối chính sách mới nhằm giải phóng sức sản xuất cho người nông dân, cùng với sự gia tăng diện tích gieo trồng, và lượng phù sa màu mỡ đã trở thành những yếu tố cơ bản làm tăng năng suất cho toàn vùng. Tính đến năm 1995, tổng sản lượng quy thóc của toàn vùng đạt 8649,7 tấn. Trong đó xã Quảng Lưu đạt sản lượng cao nhất với 2062 tấn, tiếp đó là các xã: Quảng Vinh 1467,6 tấn, Quảng Hải 1198,7 tấn, Quảng Hùng 1000 tấn, Quảng Lợi 980,8 tấn [22. T15]. Xã Quảng Thạch sản lượng thấp nhất song

cũng liên tục tăng qua các năm. Tổng sản lượng lương thực đạt 190 tấn (1989) tăng lên 435 tấn (1993) và đến năm 1995 tổng sản lượng quy thóc là 462,6 tấn, với năng suất bình quân từ 300- 320 kg/sào/vụ [3. T96- 102]. Sự tăng nhanh sản lượng lương thực thời kì này chủ yếu là do sản lượng lúa tăng nhanh.

Sản lượng cây trồng đạt tốc độ tăng trưởng khá nhanh như vậy là do diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng, chuyển đổi mùa vụ. Và một điều quan trọng hơn là sản xuất nông nghiệp được chú trọng đầu tư thỏa đáng, tăng cường áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kĩ thuật và có những giống lúa mới cho năng suất cao như: tạp giao, nhị ưu 63, Q5, Xi 21- Xi 23… Ngoài lúa các xã này còn phát triển các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày, tạo nên tính đa dạng trong nông nghiệp.

- Đa dạng các loại cây trồng.

Trong lĩnh vực trồng trọt ngoài lúa là chủ yếu, thì các xã ven biển huyện Quảng Xương cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã đầu tư phát triển các loại cây trồng khác như cây màu lương thực: khoai lang, ngô, rau đậu…và các loại cây công nghiệp hằng năm như: lạc, thuốc lào…Kết quả sản xuất các loại cây trồng này trong thời kì đổi mới cũng đem lại lợi ích đáng kể làm tăng giá trị cho ngành trồng trọt nơi đây, đảm bảo an ninh lương thực của cư dân, đồng thời góp phần chuyển đổi tích cực cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn các xã nói chung, và trong huyện nói chung.

Bên cạnh đó các xã này cũng bắt đầu chú trọng phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. Họ đã cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn quả, và các loại rau màu ngắn ngày theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa năng suất ngành trồng trọt tăng cao. Đến năm 1993, xã Quảng Thạch đã giao 19 ha đất cồn bãi cho 50 hộ trồng cây ăn quả và cây lấy gỗ. Với phương châm lấy hiệu quả kinh tế làm chính, tùy theo đặc điểm đất đai, thị trường và tập quán canh tác của từng xã để lựa chọn cây trồng hợp lý như: xã Quảng Thạch phát

triển cây thuốc lào, trên địa bàn các xã Quảng Lưu, Quảng Lợi lại phát triển cây lạc…Nhờ chú trọng tập trung đưa nền nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa mà nền kinh tế của địa phương đã nhanh chóng đạt hiệu quả tích cực.

1.3.1.2. Chăn nuôi.

Đây không phải là hoạt động kinh tế nổi bật của các xã ven biển huyện Quảng Xương. Song với công cuộc đổi mới ngành chăn nuôi bước đầu có những chuyển biến nhất định. Các loại gia súc, gia cầm, và vật nuôi ngày càng đa dạng hơn trước: trâu, bò, lợn, gà, các loại thủy cầm.

Bảng 1.2: Kết quả ngành chăn nuôi gia súc tính đến năm 1995 của các xã

Đơn vị: con ST T Tên xã trâu lợn 1 Quảng Vinh 3 179 1820 2 Quảng Hùng 21 256 1003 3 Quảng Đại 1 105 1500 4 Quảng Hải 198 2468 5 Quảng Lưu 30 358 1420 6 Quảng Lợi 1 439 1957 7 Quảng Thái 5 164 1150 8 Quảng Thạch 16 172 1148 9 Quảng Nham 300

(nguồn: Phòng thống kê huyện Quảng Xương, Niên giám thống kê thời kì 1995- 1999. T44- 46)

Qua bảng trên ta thấy đàn trâu của các xã chiếm số lượng ít. Lợn là vật nuôi chiếm số lượng lớn nhất, và hiệu quả cũng cao nhất do nhu cầu của thị trường. Trong đó Quảng Hải là xã có số lượng đàn lợn lớn nhất với 2468 con, đàn lợn của Quảng Nham chỉ có 300 con, thấp nhất trong vùng. Quảng Lợi và Quảng Lưu có số lượng trâu, bò lớn nhất, trong khi Quảng Đại có số lượng ít nhất.

Đàn trâu bò của xã Quảng Thạch tăng đều qua các năm 1991 là 148 con đến năm 1993 tăng lên 177 con, đến năm 1995 tăng lên 172 con. Bên cạnh đó

đàn lợn tăng nhanh đến năm 1995 là 1148 con, gia cầm cũng liên tục tăng [6.T99- 102].

Bên cạnh đó quy mô, tính chất, và cách thức chăn nuôi theo kiểu sản xuất hàng hóa của các hộ cư dân thể hiện rõ, trong chăn nuôi kinh tế hộ đóng vai trò quan trọng

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w