Chủ trương phát triển kinh tế vùng ven biển huyện Quảng Xương và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 49 - 51)

chỉ đạo của các cấp lãnh đạo

Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò to lớn của biển trong chiến lược phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng và nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế biển. Năm 1993, bộ chính trị ra nghị quyết 03/NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và chỉ rõ "Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng

với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển". Từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (tháng 7/ 1996) đến nay các nghị quyết đại hội toàn quốc của Đảng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế biển. Đại hội Đảng lần thứ IX xác định: "Phát triển mạnh và phát huy vai trò chiến lược của kinh tế biển kết hợp với bảo vệ vùng biển: mở rộng nuôi trồng và đánh bắt, chế biến hải sản, tiến ra biển xa, khai thác và chế biến dầu khí; phát triển công nghiệp đóng tàu và vận tải biển, du lịch dịch vụ; phát triển các vùng cư dân trên biển, giữ vững an ninh vùng biển" [32. T95]. Đến đại hội X Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế" [33. T225].

Tiến ra biển bằng một tư duy kinh tế mới đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nhằm giải quyết những vấn đề phát triển cả hiện tại và tương lai. Cùng với xu thế chung của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng Đảng và nhà nước ta đã xây dựng chiến lược biển Việt Nam. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV, BCH trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 khẳng định: "Khu vực Biển Đông trong đó biển Việt Nam có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh rõ vị trí, vai trò đó". Nghị quyết cũng đề ra mục tiêu tổng quát "đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH làm cho đất nước giàu

mạnh" [35. T70-76].

Chính tinh thần chú trọng đến kinh tế biển trong thời gian gần đây của Đảng và nhà nước ta đã tạo ra động lực to lớn để các vùng ven biển có nhiều thuận lợi và phát triển.

Đối với tỉnh Thanh Hóa năm 1996 cũng đã ra nghị quyết 09 về phát triển kinh tế biển. Năm 2000 tiếp tục ra nghị quyết 08 nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Và năm 2006, huyện ủy Quảng Xương cũng ra nghị quyết 04 về phát triển kinh tế biển. Tại các xã ven biển của huyện cũng đã có những nghị quyết, chủ trương để phát triển kinh tế vùng biển.

Sau mỗi kì đại hội Đảng ủy các xã đều tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong Đảng và các đoàn thể chính trị. Đảng bộ và nhân dân các xã đã tiếp nhận những đánh giá tổng kết thành quả cách mạng của đất nước. Nghị quyết các đại hội đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, và tiếp thêm sức mạnh về tinh thần, nghị lực, ý chí cho Đảng bộ và nhân dân các xã vững vàng vượt lên khó khăn, thử thách, giành những thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của xã nhà.

Một phần của tài liệu Luận văn: Kinh tế các xã ven biển huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa từ năm 1996 đến năm 2012 (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w