7. Cấu trúc luận văn
2.1.1. Khái quát tình hình địa lí, kinh tế, xã hội và giáo dục tỉnh Thái Bình
2.1.1.1. Về địa lí, kinh tế, xã hội
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Hƣng Yên, Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hà Nam và Nam Định. Tỉnh Thái Bình cách Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa và kinh tế của cả nƣớc 110 km và nằm trên trục đƣờng 10 nối liền 3 trung tâm kinh tế lớn ở vùng duyên hải miền Bắc là Quảng Ninh, Hải Phòng và Nam Định. Bên cạnh đó, phía Thái Bình là biển có hơn 50 km đƣờng bờ biển cùng 2 trong số 5 khu vực dự trữ sinh quyển thế giới của Việt nam đƣợc UNESCO công nhận năm 2004. Các khu sinh quyển này chứa đựng những giá trị toàn cầu về đa dạng sinh học có ảnh hƣởng đến sự sống của nhân loại.
Diện tích của tỉnh Thái Bình là 1.570,0 km2 với dân số 1.787.300 ngƣời chủ yếu là ngƣời Kinh, mật độ dân số thuộc hàng cao nhất ở Việt Nam (1.138/ngƣời/km2
). Ngƣời dân chủ yếu là làm nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn là chủ yếu chiếm 90,1%, chỉ có 9,9% sống ở thành thị.
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong vùng ảnh hƣởng của tam giác tăng trƣởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nên Thái Bình có điều kiện phát triển, giao lƣu kinh tế với các tỉnh lân cận và thủ đô Hà Nội. Tỉnh có thế mạnh thủy sản với ba thủy vực: nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn, tạo điều kiện khai thác nguồn lợi biển khá lớn; mỏ khí đốt Tiền Hải với sản lƣợng khai thác mỗi năm hàng chục triệu m3 khí phục vụ cho sản xuất đồ sứ, thủy tinh, gạch ốp lát, xi măng trắng…, trong lòng đất còn có than nâu, thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng, đƣợc đánh giá có trữ lƣợng rất lớn (trên 30 tỷ tấn).
Thời gian gần đây, tỉnh đã có tốc độ tăng trƣởng và phát triển kinh tế khá tốt, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có nhiều bƣớc chuyển biến. Một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở tỉnh đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay nhƣ làng nghề đúc đồng, chạm bạc Đồng Xâm, dệt vải Phƣơng La, dệt đũi Nam Cao... Kết cấu hạ tầng ở Thái Bình khá phát triển. Thêm vào đó, Thái Bình lại có dân số và nguồn lực lao động khá dồi dào, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên Thái Bình cũng có những hạn chế nhất định, có xuất phát điểm kinh tế thấp và phát triển chƣa vững chắc, chất lƣợng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chƣa ra khỏi danh sách những tỉnh nghèo của cả nƣớc. Định hƣớng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa đƣợc thực hiện hiệu quả, tốc độ chuyển dịch chậm. Chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ thiếu việc làm còn cao. Đây là một trong những khó khăn làm cản trở quá trình tăng trƣởng và phát triển.
Mặc dù vậy, giai đoạn tới Thái Bình càng phải phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa với thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngày 17 tháng 05 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 733/QĐ-TTg v/v phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 .
2.1.1.2. Về giáo dục THPT tỉnh Thái Bình
Hiện tại toàn tỉnh Thái Bình có 39 trƣờng trung học phổ thông với gần 59.000 học sinh. Phấn đấu đến năm 2020 có 70% số trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục đầu tƣ nâng cấp trƣờng trung học phổ thông Chuyên Thái Bình, nâng cao năng lực, chất lƣợng hƣớng nghiệp và đào tạo nghề và đào tạo nghề ở các trƣờng trung học phổ thông trong toàn tỉnh. Phấn đấu sớm đáp ứng đủ các tiêu chí để nâng cấp các trƣờng trung cấp dạy nghề, đến năm 2020 các trƣờng chuyên nghiệp, dạy nghề thu hút mỗi năm 3 vạn học sinh; nâng tỷ lệ ngƣời lao động qua đào tạo lên 65%, trong đó đào tạo nghề khoảng 51,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 41 http://www.lrc-tnu.edu.vn/