7. Cấu trúc luận văn
2.1.4. Khách thể khảo sát
- Học sinh: 1000 học sinh gồm: 500 học lớp 11 và 500 học sinh lớp 12 thuộc 4 trƣờng THPT công lập và 01 trƣờng THPT dân lập huyện Đông Hƣng, Thái Bình, gồm: Trƣờng THPT Mê Linh, Trƣờng THPT Bắc Đông Quan, Trƣờng THPT Nam Đông Quan, Trƣờng THPT Tiên Hƣng và Trƣờng THPT Đông Quan.
- Cán bộ quản lí và giáo viên THPT: 100 ngƣời thuộc các trƣờng nói trên bao gồm cả cán bộ quản lí nhà trƣờng (Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng)
- Cha mẹ học sinh: 100 ngƣời ở 2 địa bàn có hoàn cảnh sống khác nhau: nông nghiệp và phi nông nghiệp.
2.1.5. Phương pháp khảo sát
+ Khảo sát bằng phiếu hỏi (thiết kế mẫu phiếu hỏi cho học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh)
+ Khảo sát bằng phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh học sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 42 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.1.6. Thời gian khảo sát
Học kì 2 năm học 2013-2014 (từ tháng 1/2014 đến tháng 4/2014)
2.2. Thực trạng vấn đề chọn nghề của học sinh THPT
Chúng tôi khảo sát học sinh bằng phiếu khảo sát gồm 10 câu hỏi (Phụ lục 1A) tập trung tìm hiểu nhận thức của học sinh về 2 nội dung: thực trạng sự lựa chọn nghề và tác động của hoạt động tƣ vấn đến việc chọn nghề của 1000 học sinh ở 5 trƣờng THPT. Kết quả từ tổng hợp số liệu nhƣ sau:
+ Chỉ có 168/1000 học sinh (chiếm 16,8%) cho là việc chọn nghề là rất quan trọng trong khi 402/1000 học sinh (chiếm 40,2%) cho là việc chọn nghề là quan trọng, số còn lại 43% số học sinh cho việc chọn nghề là bình thƣờng. Không có học sinh nào cho việc chọn nghề là không quan trọng và ít quan trọng. Nhƣ vậy, theo ý kiến của chúng tôi, những con số bƣớc đầu cho thấy tất cả số học sinh đƣợc hỏi đều có suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn nghề. Đó là minh chứng cho thấy dù ở mức độ nào đó, học sinh đã nhận thức đƣợc sự lựa chọn nghề nghiệp đã có ảnh hƣớng đáng kể đến cuộc sống của các em sau này.
+ Chỉ có 28% học sinh tự xác định đƣợc nghề cụ thể mình mong muốn theo học, đó là các nghề chữa bệnh, dạy học hoặc xây dựng... Các em lí giải vì đã biết đƣợc công việc ấy và quan sát những ngƣời chung quanh và thấy đƣợc những ngƣời làm công việc ấy nhƣ thế nào.
+ 100% học sinh đƣợc hỏi trả lời sẽ thi vào đại học, nếu không đủ điểm vào đại học sẽ chuyển xuống học ở một trƣờng Cao đẳng hay Trung cấp nào đó khi mà số điểm thi đƣợc nhà trƣờng đó chấp nhận. Nhƣ vậy tốt nghiệp THPT rồi học tiếp trở thành con đƣờng đi duy nhất của học sinh THPT Thái Bình trong những năm hiện tại. Chỉ khi không đạt đƣợc mục tiêu đó các em sẽ chuyển đến mục tiêu thấp hơn (theo quan niệm của các em). Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra, việc lựa chọn nghề của số học sinh mà chúng tôi thực hiện khảo sát rất thụ động. Có lẽ đây cũng là tình trạng chung của học sinh THPT ở tỉnh Thái Bình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Lí do chọn nghề của học sinh ít xuất phát từ năng lực và niềm đam mê thực sự của các em mà phần nhiều là thụ động. Sử dụng câu 3 - Phụ lục 1A, chúng tôi thu đƣợc số liệu là học sinh ít chọn nghề vì “nghề đó đƣợc xã hội tôn trọng” hay “hay nghề đó có thu nhập cao” hoặc xếp ở mức ít hoặc không quan trọng. Nhiều học sinh chọn nghề vì “bạn em chọn nghề đó”, “vì để đỗ vào một trƣờng đại học nào đó”, “vì ngẫu nhiên chọn một trƣờng nào đó để thi”. Trong số 1000 học sinh đƣợc hỏi có tới 430 em (43%) chọn phƣơng án “để đỗ vào một trƣờng đại học nào đó” đƣợc xếp ở mức độ cao (5), 280 em (28%) trả lời “vì điều kiện kinh tế gia đình nên em chọ nghề đó” và xếp ở mức (4), 130 em (13%) trả lời “vì thấy mình đủ khả năng để làm nghề đó” xếp ở mức (5). Rõ ràng, chúng tôi thấy việc chọn nghề của học sinh ít đƣợc điều chỉnh bởi năng lực của các em hay nói cách khác, các em chƣa thực sự tin vào bản thân mình khi quyết định lựa chọn nghề. Các lí do dẫn đến việc chọn nghề của học sinh đều đƣợc đánh giá ở mức độ cao (4,5) trong phiếu khảo sát
+ 640 học sinh (64%) tìm hiểu thông tin về nghề từ từ cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng và đại học”; 210 em (21%) tìm hiểu qua bạn bè, 54 em (5,4%) hỏi ý kiến thầy cô giáo, 96 em (9,6%) tìm hiểu từ những nguồn khác. Điều này cho thấy các em ít có sự chuẩn bị lâu dài trong việc chọn nghề. Việc chọn nghề của học sinh chƣa dựa vào mong muốn, sở thích của mình mà ƣu tiên hàng đầu là đủ điểm đỗ vào một trƣờng nào đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ 67 học sinh (~ 7%) hoàn toàn tin tƣởng với ngành học mình dự định chọn học trong khi số học sinh lo lắng chỉ sợ không phù hợp với mình là 330 em (33%), 390 em (39%) lo lắng sau khi học xong sẽ không xin đƣợc việc, 213 em (~ 21%) trả lời chọn cho xong hoặc khó trả lời (xem biểu đồ sau):
Biểu đồ 2.2: Mức độ tin tưởng lựa chọn hướng nghiệp của học sinh ở các trường THPT
+ Phần lớn học sinh đều cho rằng nguồn thông tin từ cuộc sống mà em quan sát đƣợc là rất có ích (720 em ~72%) trong khi đó các nguồn thông tin khác đều ở mức độ bình thƣờng.
+ Các chủ thể “thầy, cô giáo, nhà tƣ vấn…” ít đƣợc các em lựa chọn. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tƣ vấn hƣớng nghiệp ở các trƣờng THPT của tỉnh Thái Bình chƣa đƣợc phát triển. Bởi các em còn lúng túng, thậm chí lẫn lộn về các hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp. Có thể kết luận bƣớc đầu rằng các hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp chƣa đƣợc hình thành rõ nét trong sự nhìn nhận của học sinh THPT. Điều này có thể giải thích đƣợc vì sao rất nhiều học sinh chƣa tham gia vào bất kì một hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp nào và đƣơng nhiên các em chƣa nhận đƣợc những thông tin có giá trị của các nhà tƣ vấn. Vì vậy chỉ số hài lòng dƣờng nhƣ là không có với các nhà tƣ vấn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tuy nhiên không phải vì thế mà học sinh đánh giá thấp các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp. Các em có hứng thú và muốn phát triển hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng phổ thông với mong muốn hình thức này nên bắt đầu từ cấp THCS. Chúng tôi cho rằng không phải học sinh coi nhẹ các hình thức hƣớng nghiệp khác mà đơn giản vì bản thân các hình thức này chƣa tạo dựng đƣợc mối quan hệ với việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.
2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT
2.3.1. Nhận thức về tư vấn hướng nghiệp của học sinh
Học sinh đối tƣợng của tƣ vấn hƣớng nghiệp mặc dù vẫn nhận thức đƣợc tƣ vấn hƣớng nghiệp là quan trọng nhƣng chƣa cảm nhận đƣợc ảnh hƣởng trực tiếp, thiết thân của hoạt động này với việc chọn lựa nghề nghiệp. Chính vì vậy các em tiếp nhận tƣ vấn hƣớng nghiệp với một thái độ hờ hững, bàng quan. Trong con mắt nhìn nhận của học sinh, thông tin từ tƣ vấn hƣớng nghiệp chƣa thực sự là chỗ dựa chắc chắn cho định hƣớng của các em. Nói cách khác hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp chƣa thực sự là bạn đồng hành của học sinh THPT trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
2.3.2. Nhận thức về tư vấn hướng nghiệp của cán bộ quản lí và giáo viên
2.3.2.1. Nhận thức của CBQLGD và GV về ý nghĩa của hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT
Nhận thức của CBQLGD và GV về ý nghĩa của hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp có vai trò định hƣớng cho quá trình tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động này ở trƣờng THPT. Để có thông tin về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 - Phụ lục 2 để trƣng cầu ý kiến của khách thể khảo sát.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 46 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 2.1. Nhận thức của CBQLGD và GV về ý nghĩa của hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT
Stt Ý nghĩa Mức độ đánh giá (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 Giúp học sinh nhận thức đƣợc về thế giới việc làm trong xã hội và địa phƣơng; đặc trƣng của các lĩnh vực hoạt động lao động nghề nghiệp; giá trị của lao động và sự cần thiết phải lựa chọn ngành học phù hợp để có nghề nghiệp trong tƣơng lai
46 31 23 0
2
Giúp học sinh đánh giá đƣợc năng lực và phẩm chất, nhu cầu của bản thân và sự đáp ứng với yêu cầu của nghề
13 41 46 0
3
Giúp học sinh xác định đúng động cơ, thái độ chọn nghề, lựa chọn đƣợc nghề phù hợp để nộp hồ sơ dự tuyển
10 32 58 0
Qua bảng 2.1 ta thấy:
- 46% ý kiến đƣợc hỏi rất đồng ý; 31% ý kiến đƣợc hỏi đồng ý; 23% ý kiến phân vân với nhận định: hoạt động tƣ vấn giúp học sinh nhận thức đƣợc về thế giới việc làm trong xã hội và địa phƣơng; đặc trƣng của các lĩnh vực hoạt động lao động nghề nghiệp; giá trị của lao động và sự cần thiết phải lựa chọn ngành học phù hợp để có nghề nghiệp trong tƣơng lai;
- 13% ý kiến đƣợc hỏi rất đồng ý; 41% ý kiến đƣợc hỏi đồng ý; 46% ý kiến phân vân với nhận định: hoạt động tƣ vấn giúp học sinh đánh giá đƣợc năng lực và phẩm chất, nhu cầu của bản thân và sự đáp ứng với yêu cầu của nghề;
- 10% ý kiến đƣợc hỏi rất đồng ý; 32% ý kiến đƣợc hỏi đồng ý; 58% ý kiến phân vân với nhận định: hoạt động tƣ vấn giúp học sinh xác định đúng động cơ, thái độ chọn nghề, lựa chọn đƣợc nghề phù hợp để nộp hồ sơ dự tuyển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 47 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.3.2.2. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung của hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT
Sử dụng câu hỏi số 2 - Phụ lục 2 để trƣng cầu ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung của hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT
Stt Nội dung tƣ vấn Ý kiến đánh giá (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1
Tƣ vấn về đặc điểm của bản thân và những nhân tố ảnh hƣởng đến việc chọn hƣớng học, chọn nghề của bản thân;
7 45 48 0
2
Tƣ vấn tìm hiểu thông tin về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội: một số nghề phổ biến, mối tƣơng quan giữa giới tính và nghề; hứng thú, nhu cầu, năng lực và nghề; nghề nghiệp với nhu cầu của thị trƣờng lao động.
56 44 0 0
3
Tƣ vấn xây dựng kế hoạch nghề nghiệp: hƣớng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh
48 52 0 0
Phân tích bảng 2.2:
Qua tổng hợp thông tin từ số liệu thu đƣợc, chúng tôi đánh giá nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp là chƣa đầy đủ. Đa số đánh giá cao đến nội dung tƣ vấn về một số nghề phổ biến trong xã hội và nhu cầu sử dụng lao động; nội dung tƣ vấn về đặc điểm của bản thân học sinh hợp với nghề lao động có số ý kiến chọn ít hơn.
2.3.2.3. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường THPT
Chúng tôi cho rằng nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 48 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp của CBQLGD và GV ở trƣờng THPT nên chúng tôi đã thu thập số liệu nghiên cứu về vấn đề này trên cơ sở sử dụng câu hỏi 3 - Phụ lục 2 để trƣng cầu ý kiến khách thể khảo sát. Kết quả nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3. Nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT
Stt Nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp Ý kiến đánh giá (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
1 Quản lí kế hoạch hoạt động tƣ vấn hƣớng
nghiệp 88 12 0 0
2 Quản lí các nội dung tƣ vấn hƣớng nghiệp 55 32 0 13
3 Quản lý phƣơng pháp và hình thức tổ chức
hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp 23 59 0 18
4 Quản lý nhân lực tƣ vấn hƣớng nghiệp 56 44 0 0
5 Quản lý học sinh trong công tác tƣ vấn
hƣớng nghiệp 88 12 0 0
6 Quản lý điều kiện đáp ứng yêu cầu hoạt
động tƣ vấn hƣớng nghiệp 82 18 0 0
7
Quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp.
34 56 10 0
Phân tích bảng 2.3:
Qua tổng hợp số liệu cho thấy nhận thức của CBQLGD và GV về nội dung quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT tƣơng đối tốt. Ý kiến đƣợc hỏi tập trung vào các nội dung tƣơng đối cao và chụm ở các nội dung khảo sát. Trong đó, các nội dung đƣợc các thầy cô giáo đánh giá rất cần trong quản lý hoạt động tƣ vấn là: quản lý kế hoạch hoạt động tƣ vấn; quản lý học sinh trong hoạt động tƣ vấn; quản lý những điều kiện đáp ứng yêu cầu hoạt động tƣ vấn. Có 10% ý kiến đƣợc hỏi cho rằng việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp là rất khó vì nó chỉ đƣợc thể hiện khi học sinh đã ra trƣờng, không kiểm đếm ngay đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 49 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2.4. Thực trạng hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT tỉnh Thái Bình THPT tỉnh Thái Bình
2.4.1. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp
Để đánh giá về thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT, chúng tôi đã dùng câu hỏi 4 - Phụ lục 2 để xin ý kiến các CBQLGD và GV. Nội dung đạt đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4. Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT TT Nhiệm vụ Mức độ thực hiện (%) Thƣờng xuyên Đôi khi Chƣa thực hiện 1
Giúp học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở địa phƣơng
0 45 55
2 Giúp học sinh hình thành và phát triển hứng thú nghề
nghiệp 13 76 11
3
Giúp học sinh đánh giá đƣợc phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu của nghề trong xã hội, xác định cho mình một nghề phù hợp và tâm thế chuẩn bị hình thành năng lực nghề nghiệp tƣơng ứng
35 62 3
4
Giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng ngƣời lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công
82 18 0
Phân tích bảng 2.4:
Thực trạng thực hiện các nhiệm vụ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT huyện Đông Hƣng qua ý kiến đánh giá của CBQLGD và giáo viên, nhiệm vụ đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhất là: “Giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng ngƣời lao động thuộc các ngành nghề khác