Nhiệm vụ của giáo dục trung học phổ thông

Một phần của tài liệu quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường thpt tỉnh thái bình (Trang 29)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nhiệm vụ của giáo dục trung học phổ thông

Giáo dục THPT là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam. Luật Giáo dục khẳng định: Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [điều 23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Với mục tiêu này, giáo dục THPT có những nhiệm vụ chính sau đây: - Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thƣờng về kỹ thuật và hƣớng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hƣớng phát triển tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Để thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của cấp học, giáo dục THPT cần tổ chức các hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong đó, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lƣu văn hoá, giáo dục môi trƣờng; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh. [Thông tƣ số … Điều lệ trƣờng phổ thông …]

1.3.3. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

1.3.3.1. Mục tiêu của hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Theo nghĩa rộng nhất, hƣớng nghiệp (orientation professionnelle) là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi ngƣời suốt cả cuộc đời để họ thực hiện đƣợc dự án cá nhân cũng nhƣ nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của mình thông qua thông tin và tƣ vấn về thực tế công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trƣờng lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo”[49] . Theo đó, tƣ vấn hƣớng nghiệp không đơn thuần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chỉ là hoạt động riêng lẻ mà là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm của cuộc đời mà diễn ra trong suốt đời ngƣời. Mục tiêu của tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT đƣợc xác định là:

- Giúp ngƣời học định hƣớng nghề nghiệp, lựa chọn đƣợc ngành học, trình độ đào tạo phù hợp; chủ động, sáng tạo trong học tập, am hiểu về ngành, nghề dự định theo học để học và hành nghề tốt trong quá trình tham gia đào tạo; có tiềm năng phát huy đƣợc năng lực nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

- Giúp ngƣời học có thông tin về thị trƣờng lao động và tìm đƣợc việc làm phù hợp.

- Tăng cƣờng sự phối hợp giữa cơ sở giáo dục với đơn vị sử dụng lao động để việc đào tạo của nhà trƣờng tiếp cận với thực tiễn và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Mục tiêu của tƣ vấn hƣớng nghiệp không chỉ giúp con ngƣời lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con ngƣời vƣợt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy đƣợc tối đa năng lực của mình để đạt đƣợc thành công trong nghề nghiệp, xây dựng đƣợc cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

Trong môi trƣờng việc làm thay đổi ngày càng nhanh chóng, hƣớng nghiệp nói chung và tƣ vấn hƣớng nghiệp nói riêng phải là một bộ phận cấu thành của các chƣơng trình giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao tính tƣơng thích và hiệu quả của đào tạo. Tƣ vấn hƣớng nghiệp là một nhân tố quan trọng cần đƣợc chú ý khi xây dựng các kế hoạch giáo dục, đặc biệt là trong quá trình giúp đỡ học sinh hình thành các mối liên hệ với nhau một cách hiệu quả và thành công khi bƣớc vào xã hội cũng nhƣ thị trƣờng lao động. Ngƣời làm công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cần phải hiểu và đánh giá đúng các năng lực của ngƣời đang có nhu cầu chọn nghề đƣợc đào tạo và giúp họ khám phá các lựa chọn nghề nghiệp;

Hiện nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lƣợng cao. Con ngƣời phải có khả năng thích ứng với nhiều loại hình nghề nghiệp khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 21 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhau. Do đó đòi hỏi tƣ vấn hƣớng nghiệp phải theo sát các yêu cầu của thị trƣờng lao động và giúp đỡ học sinh, kể cả đối tƣợng năng khiếu hay có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, xây dựng và phát triển các kế hoạch nghề nghiệp sao cho phù hợp nhất với bản thân. Chỉ dẫn và tƣ vấn hƣớng nghiệp phải xác định việc phát triển nghề nghiệp là một quá trình mang tính hệ thống trong đó các cá nhân hình thành và phát triển ý thức nghề nghiệp, khả năng có việc làm và sự trƣởng thành. Theo đó, giáo dục nghề nghiệp phải chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, nhân lực phải đa năng… Nhà nƣớc phải xây dựng hệ thống thông tin về hƣớng phát triển của các ngành nghề, dự báo về nguồn nhân lực và thị trƣờng lao động. Nhƣ vậy hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp không chỉ theo những quy tắc cứng nhắc mà cũng đòi hỏi phải thay đổi đáp ứng tình hình thực tiễn.

1.3.3.2. Nhiệm vụ của hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Hƣớng nghiệp là một hoạt động mang tính xã hội đã có từ rất sớm trong lịch sử xã hội con ngƣời. Xã hội càng phát triển, nhu cầu hƣớng nghiệp càng trở nên cấp thiết hơn. Ngày nay, nghề nghiệp không còn đơn thuần là phƣơng tiện kiếm sống mà đƣợc đặt vào một bối cảnh rộng lớn hơn, chịu ảnh hƣởng của những áp lực đến từ những nhu cầu xã hội khác nhƣ giải trí, giờ giấc, phúc lợi, khả năng tiến thân, môi trƣờng làm việc, ý nghĩa của công việc, và những cảm xúc tâm lý khác. Nghề nghiệp không chỉ ảnh hƣởng đến đời sống vật chất mà còn ảnh hƣởng đến cả đời sống tâm lý xã hội nữa. Quá trình chọn nghề ở mỗi cá nhân có khác nhau, dựa trên những cá tính của ngƣời đó, nhƣ: nhân cách, lối sống, sở thích bản thân và xu thế gia đình, giới tính, trình độ giáo dục, nhu cầu cuộc sống, điều kiện môi trƣờng xung quanh… Vì thế nhu cầu tƣ vấn không chỉ vận dụng ở cấp độ sinh hoạt nhóm mà nó cần phải đƣợc áp dụng với từng cá nhân.

Ngay từ những năm 80 của thế kỉ XX, ngƣời ta đã đặt ra và lý giải tại sao tƣ vấn hƣớng nghiệp là quan trọng. Theo đó, tƣ vấn hƣớng nghiệp tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 22 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trung cả vào thế giới nội tâm và cả thế giới bên ngoài của cuộc đời, trong khi tƣ vấn những mảng khác thƣờng tập trung nhiều hơn vào khung tƣ duy và hệ thống bên trong cá nhân con ngƣời. Thêm nữa, kinh nghiệm thu gặt đƣợc từ tƣ vấn hƣớng nghiệp cho cá nhân một cảm giác tự tin vì họ thật sự hiểu đƣợc con ngƣời họ trong bối cảnh xã hội, từ đó họ an tâm và thoải mái hơn, vì đóng góp của họ cho cuộc đời là đóng góp có ý nghĩa. Riêng bản thân, họ tìm đƣợc những giá trị có ý nghĩa cho cá nhân mình. Krumboltz (1994) nhận định rằng tƣ vấn hƣớng nghiệp đề cập đến nhiều khía cạnh, tƣơng tự nhƣ trong tƣ vấn cá nhân khác, song bối cảnh xã hội đƣợc giới thiệu vào quá trình tƣ vấn nghề nghiệp, nên nó là một hình thức tƣ vấn toàn diện. Đối với thế hệ trẻ, lớp ngƣời có sức khỏe, có ƣớc mơ, có kiến thức, tƣ vấn nghề nghiệp không chỉ đề cập đến nhân cách, mơ ƣớc, sở thích, nguyện vọng, mà các em còn đƣợc biết đến những giá trị khác trong bức tranh nghề nghiệp rộng lớn, từ đó họ hiểu thêm về xã hội họ đang sống. Nhất là tƣ vấn cho họ một cái nhìn "từ bên trong" và họ có cơ hội chọn lựa, an tâm với chính mình, giành hết năng lực và công sức của bản thân một khi đã chọn ra một nghề thích hợp cho mình.

Vì thế tƣ vấn hƣớng nghiệp không thể xem nhẹ, vì nó là một công cụ quan trọng trong quá trình giúp học sinh THPT tìm đƣợc ý nghĩa cuộc sống thông qua việc chọn đúng nghề, làm đúng việc, hợp với khả năng và còn giúp ổn định trật tự kinh tế xã hội. Việc hƣớng nghiệp lại càng trở nên cần thiết hơn đối với thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn bởi vì nhu cầu kiếm sống của các em rất cấp bách trong khi năng lực và trình độ lại hạn chế, vì thế chọn đúng nghề không phải là một lựa chọn dễ dàng, mà là một quyết định cần đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng.

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, chúng tôi cho rằng công tác hƣớng nghiệp và tƣ vấn hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng phổ thông nhằm mục đích cơ bản là hƣớng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào các ngành nghề mà đất nƣớc hay địa phƣơng đang cần. Quá trình tƣ vấn hƣớng nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 23 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải làm cho học sinh có những hiểu biết cần thiết về thị trƣờng lao động, biết cách lựa chọn nghề nghiệp có cơ sở khoa học, đƣợc làm quen với nghề để có hứng thú và thái độ đúng đắn, yêu quý nghề, và điều quan trọng là học sinh có đƣợc tình cảm, thói quen lao động để tiến tới có thể biết làm một số nghề truyền thống, nghề thông dụng đang cần duy trì và phát triển ở địa phƣơng.

Các nhiệm vụ cụ thể của tƣ vấn hƣớng nghiệp trong nhà trƣờng là: Giúp học sinh làm quen với những nghề cơ bản trong xã hội, những nghề có vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân, những nghề cần thiết phải phát triển ở ngay địa phƣơng mình. Nhiệm vụ này đƣợc thể hiện trong suốt những năm còn ngồi trên ghế nhà trƣờng. Nhiệm vụ đó giúp các em có điều kiện tìm hiểu nghề trong xã hội (đặc biệt là nghề của địa phƣơng). Từ sự làm quen này, sẽ giúp cho các bạn trẻ trả lời câu hỏi: Trong giai đoạn hiện nay, những nghề nào đang cần phát triển nhất, thái độ đối với nghề nhƣ thế nào là đúng, v.v.. Đồng thời, học sinh còn phải biết những yêu cầu tâm sinh lý mà nghề đặt ra, những điều kiện vào học nghề v.v… Tóm lại, nhiệm vụ thứ nhất là hình thành ở học sinh những biểu tƣợng đúng đắn về những nghề cần phát triển.

Nhiệm vụ thứ hai là giúp học sinh phát triển hứng thú nghề nghiệp: Trong quá trình tìm hiểu nghề, ở học sinh sẽ xuất hiện và phát triển hứng thú nghề nghiệp. Em học sinh này thích lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, em khác thích lĩnh vực hoạt động công nghiệp, có em lại chỉ chú ý đến nghệ thuật, v.v.. Ngƣời làm hƣớng nghiệp sẽ hƣớng dẫn sự phát triển hứng thú của các em trên cơ sở phân tích những đặc điểm, những điều kiện, những hoàn cảnh riêng của từng học sinh. Hứng thú là một động lực hết sức quan trọng để con ngƣời gắn bó với nghề. Vì vậy, hứng thú đƣợc coi nhƣ một chỉ số quan trọng hàng đầu để xét sự phù hợp nghề của con ngƣời. Ở một số nƣớc, ngƣời ta đề ra nguyên tắc: Không bố trí vào nghề nếu không có hứng thú với nghề. Trên quan điểm chủ nghĩa nhân đạo cũng nhƣ quan điểm tâm lý học, nguyên tắc đó là đúng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nhiệm vụ thứ ba là giúp học sinh đánh giá đƣợc phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu của nghề trong xã hội, xác định đƣợc nghề phù hợp và tâm thế chuẩn bị hình thành năng lực nghề nghiệp tƣơng ứng.

Nhiệm vụ cuối cùng của tƣ vấn hƣớng nghiệp là giáo dục cho học sinh thái độ lao động, ý thức tôn trọng ngƣời lao động thuộc các ngành nghề khác nhau, ý thức tiết kiệm và bảo vệ của công… Đây là những phẩm chất nhân cách không thể thiếu đƣợc ở ngƣời lao động. Có thể coi đây là nhiệm vụ giáo dục đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, là nhiệm vụ chủ yếu đối với thế hệ trẻ. Cùng với các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ này góp phần vào việc làm cho nhân cách của ngƣời lao động đƣợc hài hòa và cân đối.

1.3.3.3. Nội dung tư vấn hướng nghiệp

Trên cơ sở chƣơng trình giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh THPT và phân tích những yêu cầu, đòi hỏi mới đối với công tác hƣớng nghiệp và tƣ vấn học sinh trong nhà trƣờng, hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh cần tập trung vào các vấn đề sau:

Tƣ vấn về đặc điểm của bản thân và những nhân tố ảnh hƣởng đến việc chọn hƣớng học, chọn nghề của bản thân;

Tƣ vấn tìm hiểu thông tin về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội: một số nghề phổ biến, mối tƣơng quan giữa giới tính và nghề; hứng thú, nhu cầu, năng lực và nghề; nghề nghiệp với nhu cầu của thị trƣờng lao động.

Tƣ vấn xây dựng kế hoạch nghề nghiệp: hƣớng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh.

Trong xã hội phát triển, theo chúng tôi, công tác tƣ vấn hƣớng nghiệp cũng cần có những đổi mới nhƣ:

- Cần thay đổi những định hƣớng giá trị nghề nghiệp, trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa lợi ích, nhu cầu cá nhân và xã hội; cân bằng các giá trị, lợi ích vật chất (thu nhập, lƣơng bổng, đãi ngộ...) và giá trị tinh thần (thỏa mãn, sự hứng thú, say mê công việc…). Tƣ vấn hƣớng nghiệp hiện nay là tƣ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vấn hƣớng đến thế giới việc làm, không chỉ hƣớng đến một nghề mà hƣớng đến một nhóm nghề và rộng hơn. Đồng thời cũng chuẩn bị tâm thế cho con ngƣời phải linh hoạt, đa dạng, có khả năng thích ứng cao…trong thế giới nghề nghiệp để có thể dễ dàng chuyển nghề.

- Trong tƣ vấn hƣớng nghiệp, điều cần lƣu ý là năng lực của con ngƣời tiếp tục đƣợc hình thành trong quá trình hoạt động nghề nghiệp. Con ngƣời phải học tập, đào tạo suốt đời (training throughout life). Tƣ vấn hƣớng nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi đánh giá năng lực sẵn có mà phải hỗ trợ, đánh giá năng lực cá nhân ở khía cạnh tiềm năng và tiến hành thẩm định, tổng kết năng lực, kỹ năng của ngƣời lao động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng nhanh, tƣ vấn hƣớng nghiệp phải giúp con ngƣời đối mặt và giải quyết những khó khăn trong nghề nghiệp, giúp họ dịch chuyển một cách tốt nhất.

- Tƣ vấn hƣớng nghiệp không chỉ chú ý đến sự phù hợp, thích ứng nghề nghiệp mà cần quan tâm hơn đến sự say mê, hứng thú, khám phá thế giới nghề nghiệp. Hƣớng nghiệp phải hƣớng đến mục tiêu, thực hiện bốn trụ cột của giáo dục hiện đại theo tinh thần của UNESCO (Báo cáo của Ủy ban UNESCO quốc tế về giáo dục) là: học để biết (Learning to know); học để làm (Learning to do); học để chung sống với nhau (Learning to live together); học để tồn tại (Learning to be).

1.3.3.4. Hình thức tư vấn hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường thpt tỉnh thái bình (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)