Thực trạng vấn đề chọn nghề của học sinh THPT

Một phần của tài liệu quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường thpt tỉnh thái bình (Trang 53 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng vấn đề chọn nghề của học sinh THPT

Chúng tôi khảo sát học sinh bằng phiếu khảo sát gồm 10 câu hỏi (Phụ lục 1A) tập trung tìm hiểu nhận thức của học sinh về 2 nội dung: thực trạng sự lựa chọn nghề và tác động của hoạt động tƣ vấn đến việc chọn nghề của 1000 học sinh ở 5 trƣờng THPT. Kết quả từ tổng hợp số liệu nhƣ sau:

+ Chỉ có 168/1000 học sinh (chiếm 16,8%) cho là việc chọn nghề là rất quan trọng trong khi 402/1000 học sinh (chiếm 40,2%) cho là việc chọn nghề là quan trọng, số còn lại 43% số học sinh cho việc chọn nghề là bình thƣờng. Không có học sinh nào cho việc chọn nghề là không quan trọng và ít quan trọng. Nhƣ vậy, theo ý kiến của chúng tôi, những con số bƣớc đầu cho thấy tất cả số học sinh đƣợc hỏi đều có suy nghĩ nghiêm túc về việc chọn nghề. Đó là minh chứng cho thấy dù ở mức độ nào đó, học sinh đã nhận thức đƣợc sự lựa chọn nghề nghiệp đã có ảnh hƣớng đáng kể đến cuộc sống của các em sau này.

+ Chỉ có 28% học sinh tự xác định đƣợc nghề cụ thể mình mong muốn theo học, đó là các nghề chữa bệnh, dạy học hoặc xây dựng... Các em lí giải vì đã biết đƣợc công việc ấy và quan sát những ngƣời chung quanh và thấy đƣợc những ngƣời làm công việc ấy nhƣ thế nào.

+ 100% học sinh đƣợc hỏi trả lời sẽ thi vào đại học, nếu không đủ điểm vào đại học sẽ chuyển xuống học ở một trƣờng Cao đẳng hay Trung cấp nào đó khi mà số điểm thi đƣợc nhà trƣờng đó chấp nhận. Nhƣ vậy tốt nghiệp THPT rồi học tiếp trở thành con đƣờng đi duy nhất của học sinh THPT Thái Bình trong những năm hiện tại. Chỉ khi không đạt đƣợc mục tiêu đó các em sẽ chuyển đến mục tiêu thấp hơn (theo quan niệm của các em). Chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra, việc lựa chọn nghề của số học sinh mà chúng tôi thực hiện khảo sát rất thụ động. Có lẽ đây cũng là tình trạng chung của học sinh THPT ở tỉnh Thái Bình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 43 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Lí do chọn nghề của học sinh ít xuất phát từ năng lực và niềm đam mê thực sự của các em mà phần nhiều là thụ động. Sử dụng câu 3 - Phụ lục 1A, chúng tôi thu đƣợc số liệu là học sinh ít chọn nghề vì “nghề đó đƣợc xã hội tôn trọng” hay “hay nghề đó có thu nhập cao” hoặc xếp ở mức ít hoặc không quan trọng. Nhiều học sinh chọn nghề vì “bạn em chọn nghề đó”, “vì để đỗ vào một trƣờng đại học nào đó”, “vì ngẫu nhiên chọn một trƣờng nào đó để thi”. Trong số 1000 học sinh đƣợc hỏi có tới 430 em (43%) chọn phƣơng án “để đỗ vào một trƣờng đại học nào đó” đƣợc xếp ở mức độ cao (5), 280 em (28%) trả lời “vì điều kiện kinh tế gia đình nên em chọ nghề đó” và xếp ở mức (4), 130 em (13%) trả lời “vì thấy mình đủ khả năng để làm nghề đó” xếp ở mức (5). Rõ ràng, chúng tôi thấy việc chọn nghề của học sinh ít đƣợc điều chỉnh bởi năng lực của các em hay nói cách khác, các em chƣa thực sự tin vào bản thân mình khi quyết định lựa chọn nghề. Các lí do dẫn đến việc chọn nghề của học sinh đều đƣợc đánh giá ở mức độ cao (4,5) trong phiếu khảo sát

+ 640 học sinh (64%) tìm hiểu thông tin về nghề từ từ cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh cao đẳng và đại học”; 210 em (21%) tìm hiểu qua bạn bè, 54 em (5,4%) hỏi ý kiến thầy cô giáo, 96 em (9,6%) tìm hiểu từ những nguồn khác. Điều này cho thấy các em ít có sự chuẩn bị lâu dài trong việc chọn nghề. Việc chọn nghề của học sinh chƣa dựa vào mong muốn, sở thích của mình mà ƣu tiên hàng đầu là đủ điểm đỗ vào một trƣờng nào đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 44 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ 67 học sinh (~ 7%) hoàn toàn tin tƣởng với ngành học mình dự định chọn học trong khi số học sinh lo lắng chỉ sợ không phù hợp với mình là 330 em (33%), 390 em (39%) lo lắng sau khi học xong sẽ không xin đƣợc việc, 213 em (~ 21%) trả lời chọn cho xong hoặc khó trả lời (xem biểu đồ sau):

Biểu đồ 2.2: Mức độ tin tưởng lựa chọn hướng nghiệp của học sinh ở các trường THPT

+ Phần lớn học sinh đều cho rằng nguồn thông tin từ cuộc sống mà em quan sát đƣợc là rất có ích (720 em ~72%) trong khi đó các nguồn thông tin khác đều ở mức độ bình thƣờng.

+ Các chủ thể “thầy, cô giáo, nhà tƣ vấn…” ít đƣợc các em lựa chọn. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy tƣ vấn hƣớng nghiệp ở các trƣờng THPT của tỉnh Thái Bình chƣa đƣợc phát triển. Bởi các em còn lúng túng, thậm chí lẫn lộn về các hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp. Có thể kết luận bƣớc đầu rằng các hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp chƣa đƣợc hình thành rõ nét trong sự nhìn nhận của học sinh THPT. Điều này có thể giải thích đƣợc vì sao rất nhiều học sinh chƣa tham gia vào bất kì một hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp nào và đƣơng nhiên các em chƣa nhận đƣợc những thông tin có giá trị của các nhà tƣ vấn. Vì vậy chỉ số hài lòng dƣờng nhƣ là không có với các nhà tƣ vấn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 45 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuy nhiên không phải vì thế mà học sinh đánh giá thấp các hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp. Các em có hứng thú và muốn phát triển hình thức tƣ vấn hƣớng nghiệp ở trƣờng phổ thông với mong muốn hình thức này nên bắt đầu từ cấp THCS. Chúng tôi cho rằng không phải học sinh coi nhẹ các hình thức hƣớng nghiệp khác mà đơn giản vì bản thân các hình thức này chƣa tạo dựng đƣợc mối quan hệ với việc lựa chọn nghề nghiệp của các em.

2.3. Thực trạng nhận thức về hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp và quản lý hoạt động tƣ vấn hƣớng nghiệp cho học sinh ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trường thpt tỉnh thái bình (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)