Đức là gốc của ngƣời cách mạng

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 25 - 29)

Hồ Chí Minh đã lấy những ví dụ đơn giản trong cuộc sống để so sánh và làm nổi bật vai trò đạo đức của người cách mạng: "Đức là gốc của người cách mạng", vì theo Người: cây thì phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Việc giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho nhân loại là một công việc to tát tự mỗi người không thể làm nổi mà cần phải có sự giúp sức của nhiều người. Do vậy người cách mạng nếu không có đạo đức thì không được dân ủng hộ, sẽ không làm nổi việc gì. Do đó, đã là cán bộ thì phải có đạo đức cách mạng, giữ được đạo đức cách mạng mới là người cán bộ chân chính.

Chính việc tu dưỡng đạo đức của người cán bộ là tấm gương sáng cho quần chúng noi theo bởi “cán bộ, đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Cũng vì "vấn đề cán bộ quyết định mọi việc" nên "mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không". Tuy nhiên một vấn đề khác cũng rất thông thường, hiển nhiên như Hồ Chí Minh đã giải thích là khi con người đã có chút quyền hành - quyền to, quyền nhỏ - mà thiếu lương tâm, thì dễ trở nên hủ bại, sâu mọt của dân. Vì vậy, hơn ai hết, cán bộ phải luôn luôn là đội tiên phong trong việc thấm nhuần "tri" và "hành" về đạo đức cách mạng.

Người cán bộ có đạo đức cách mạng mới luôn gần gũi với nhân dân, mới được dân tín nhiệm và cử vào các cơ quan lãnh đạo, cơ quan chính quyền và khi đó mới có điều kiện để cống hiến trí và lực của mình cho cách mạng, thông qua trường học quần chúng quần chúng mà bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, phát triển tài năng của mình.

Người cán bộ có đạo đức cách mạng mới dám chấp nhận những hy sinh mất mát, đặt quyền lợi của cá nhân dưới lợi ích của dân tộc, của đất nước. Thông qua uy tín của người cán bộ mà tập hợp nhân dân, động viên quần chúng tham gia vào các phong trào cách mạng. Đạo đức cách mạng do những đặc tính của nó, nên có sức mạnh cảm hoá, thuyết phục và lôi cuốn lòng người, từ đó mà tập hợp được lực lượng

quần chúng tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng. Nếu người cán bộ, đảng viên có chút tài năng mà không có đạo đức cách mạng, không dám hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì lợi ích của quốc gia, dân tộc thì người cán bộ đó không thể tập hợp, lôi cuốn được quần chúng vào mọi hoạt động cách mạng.

Có đạo đức cách mạng thì khi làm việc mới trung thực, thẳng thắn, do vậy mọi công việc mới phát triển được, cách mạng mới tiến lên được. Vì người cán bộ, đảng viên không chỉ rèn luyện tu dưỡng những tính tốt như: Nhân, Nghĩa, Trí, Tín, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư mà còn phải đấu tranh phê phán những hiện tượng phi đạo đức và những tàn dư đạo đức cũ. Người cũng chỉ ra kẻ thù nguy hiểm nhất của đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân - nó là gốc rễ nảy sinh ra một loạt các căn bệnh nguy hiểm khác như: bệnh địa phương chủ nghĩa, quan liêu, bệnh hẹp hòi, ham chuộng hình thức, làm việc lối bàn giấy, vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hoá, bệnh lười biếng, bệnh kiêu ngạo, bệnh xu nịnh, tham ô, lãng phí; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc; nó là một thứ giặc nội xâm và là bạn đồng minh với các kẻ địch khác. Nói tóm lại, cái gì trái với đạo đức cách mạng đều là chủ nghĩa cá nhân. Do đó, muốn trở thành người cách mạng, người cộng sản, người cán bộ chân chính phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.

Có đạo đức cách mạng mới có quyết tâm phấn đấu vươn lên trong học tập, trong cuộc sống và vượt qua những khó khăn thử thách. Theo Người, có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại người cán bộ cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước và không ngần ngại hy sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình cũng như khi gặp thuận lợi và thành công cũng không kiêu căng tự mãn vẫn khiêm tốn, và tiếp tục phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ tiếp theo. Người cán bộ cách mạng phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" [37. 311] mà "không kèn cựa về mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hoá". [36. 284] Với tinh thần đó, đạo đức cách mạng là một nguồn động lực giúp cán bộ vượt qua mọi khó khăn cám dỗ trên con đường cách mạng không ít chông gai, thử thách. Như vậy đạo đức cách mạng là cái quyết

định sự vững vàng, kiên trì, nghị lực của người cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ, giúp cách mạng vượt qua mọi khó khăn thử thách trong những tình huống hiểm nghèo.

1.2.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tài của ngƣời cán bộ

Hồ Chí Minh vừa quan tâm xây dựng đạo đức cách mạng vừa coi trọng tài năng của người cách mạng. Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, mẫu hình những người tài là văn hay chữ tốt, giỏi cai quản. Trong xã hội Tư bản, khi mà đồng tiền giữ vai trò thống trị thì tài của những người làm ăn kinh tế là giỏi kiếm tiền. Tài của những người làm chính trị tư sản là giỏi ru ngủ, lừa bịp nhân dân, giỏi cai trị nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng khó khăn, gian khổ nhằm thay thế chế độ áp bức bóc lột bằng một chế độ do nhân dân lao động làm chủ…, và không ngừng nâng cao mức sống của quần chúng nhân dân lao động. Vậy tài của người cán bộ trong quá trình cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội là gì?

Trước hết, đó phải là người cán bộ có khả năng nắm vững những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin để vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt vào hoàn cảnh của cách mạng Việt Nam.

Thứ hai, người cán bộ phải nắm vững thực tiễn tình hình đất nước để đề ra đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Các cán bộ ở địa phương phải nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình để xây dựng những kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hay triển khai các chủ trương chính sách của Trung ương phù hợp với điều kiện của địa phương.

Thứ ba, người cán bộ phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng, những nhu cầu lợi ích của quần chúng nhân dân. Có hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì người cán bộ mới thương dân, gần dân và mới đề xuất được những kế hoạch, biện pháp giúp nhân dân phát triển kinh tế- xã hội. Nếu “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”. [32. 286]

Thứ tư, người cán bộ có khả năng tổ chức quần chúng nhân dân, đưa đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, biến chúng thành hành động của hàng triệu quần chúng.

Thứ năm, người cán bộ có năng lực chuyên môn, có khả năng sáng tạo kịp thời giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Đó chính là sự hiểu biết về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nắm vững các quy luật vận động, phát triển của lịch sử.

Thứ sáu, người cán bộ có khả năng thuyết phục quần chúng một cách khéo léo, lôi kéo được mọi tầng lớp trong xã hội tham gia có khả năng giáo dục, giác ngộ, tập hợp lôi kéo quần chúng để xây dựng lực lượng cách mạng và năng lực tổ chức cho quần chúng hành động cách mạng theo đúng quy luật của cách mạng. Rõ ràng là tài ở đây không dừng lại ở sự hiểu biết lý thuyết khoa học mà điều quan trọng hơn là kết quả hoạt động thực tiễn làm thước đo của tài năng.

Thứ bảy, người cán bộ phải có khả năng tổng kết thực tiễn để góp phần bổ sung phát triển lý luận, làm phong phú lý luận, từng bước làm sáng tỏ đường lối cách mạng, những chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cụ thể hoá thành những biện pháp giải quyết phù hợp với đặc điểm, truyền thống ở địa phương.

Như vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải có trình độ nhận thức khoa học nhất định, tinh thông nghiệp vụ. Người công nhân phải có ý thức giác ngộ giai cấp, sống có lý tưởng cách mạng nhưng phải giỏi tay nghề. Giám đốc phải giỏi quản lý. Người nấu ăn phải nấu ăn ngon. Thầy thuốc phải giỏi trị bệnh cứu người . Ai nấy đều phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Để đưa cách mạng đến thắng lợi, trước hết Đảng phải hoạch định được đường lối đúng. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là phải làm cho nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào quần chúng nhân dân, đi vào cuộc sống thành hành động cách mạng của quần chúng, tạo ra những đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Muốn cho công việc thành công phải có cán bộ tốt. Ở đây đòi hỏi năng lực lãnh đạo của cán bộ, thực chất là bàn đến khả năng tổ chức và động viên quần chúng thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đây là một trong

những “nội hàm” của cán bộ là người đem đường lối, chính sách của Đảng đến với nhân dân, là “cầu nối” giữa Đảng với dân. Hồ Chí Minh cho rằng, một người cán bộ, một người lãnh đạo phải luôn luôn nhận thức được rằng “chẳng những lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng” bởi vì “ không học hỏi dân thì không lãnh đạo được dân. Có biết làm học trò dân, mới làm được thầy học dân”. [ 33. 88]

Tóm lại, tài năng của cán bộ thể hiện trong mọi hoạt động của người cán bộ từ khâu tuyên truyền đường lối, xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật đến việc tổ chức cho nhân dân thực hiện và cả khâu tổng kết thực tiễn.

1.2.3 Quan hệ giữa đức và tài của ngƣời cán bộ trong Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Chí Minh.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)