Sử dụng cán bộ phải bố trí đúng ngƣời, đúng việc, đúng sở trƣờng để khai thác đƣợc tài năng của cán bộ.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 39 - 40)

khai thác đƣợc tài năng của cán bộ.

Chính vì cán bộ là vốn quý của đất nước, cho nên, "chúng ta càng phải quý cán bộ", "phải trọng dụng nhân tài, trọng cán bộ", "chúng ta phải khéo dùng người", "phải dùng người đúng chỗ, đúng việc", [32. 275] nó thể hiện ở chỗ phải đặt người đúng việc, vì việc mà đặt người, chứ không phải vì người mà đặt việc. Người căn dặn, chúng ta phải nhớ rằng: người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở, dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được.

+ Mỗi công việc đòi hỏi một chuyên môn riêng, do đó muốn phát huy được

năng lực của con người, phải bố trí đúng chuyên môn được đào tạo.

Người phê phán: "Thường thì chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người, thì hai người đều thành công". [32. 274] Cho nên nếu đào tạo tốt mà không biết sử dụng hoặc đặt cán bộ không đúng chỗ thì công sức đào tạo cũng trở lên vô ích.

+ Bố trí đúng năng lực, vừa sức cán bộ, tạo điều kiện cho cán bộ vươn lên, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Theo Hồ Chí Minh, trước khi giao công tác cho cán bộ, phải bàn kỹ với họ. Nếu họ gánh không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ. Khi đã trao cho họ thì cần phải chỉ đạo rõ ràng, sắp xếp đầy đủ, vạch rõ những điểm chính và những khó khăn có thể xẩy ra. Một khi đã quyết định rồi thì thả cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan làm và phải hoàn toàn tin họ. Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi

việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thành chứng bao biện mà công việc vẫn không xong. Cán bộ thì vớ vẩn cả ngày, sinh ra buồn rầu, nản chí.

Đối với cán bộ mắc sai lầm, theo Người, "Chúng ta không sợ có sai lầm và khuyết điểm, chỉ sợ không chịu cố gắng sửa chữa sai lầm và khuyết điểm".[ 32. 283] Và càng sợ, khi người lãnh đạo không biết tìm đúng cách để giúp cán bộ sửa chữa sai lầm. Cách đúng ở đây là, người lãnh đạo phải giúp đỡ họ một cách chí tình, làm cho họ tự giác thấy được nguyên nhân của sai lầm và tác hại của nó, để có biện pháp sửa chữa một cách tích cực và hiệu quả. Không phải vì một sai lầm to lớn mà đã vội cho họ là "cơ hội chủ nghĩa", đã "cảnh cáo", đã "tạm khai trừ". Những cách quá đáng như thế đều không đúng. Sửa chữa sai lầm một phần là trách nhiệm của người phạm sai lầm, một phần cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo. Sửa chữa sai lầm bằng giải thích, thuyết phục, cảm hoá, dạy bảo là điều nên làm, nhưng không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Vấn đề là phải phân tích rõ ràng mức độ sai lầm nặng hay nhẹ một cách thấu tình, đạt lý mà dùng hình thức xử phạt cho đúng.

Phải "khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc". [32. 280] Cố nhiên việc hay, dở, một phần do cán bộ có đủ năng lực hay không ?, nhưng một phần cũng do cách lãnh đạo có đúng hay không. Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên đã có, mà phần lớn là do công tác, do tập luyện mà nên. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hoá tài to, lãnh đạo không khéo tài to cũng hoá tài nhỏ.

Phải có tinh thần rộng rãi, mới có thể nâng đỡ những đồng chí còn kém, giúp họ tiến bộ; Phải sáng suốt mới khỏi bọn vu vơ bao vây mà xa lánh cán bộ tốt; phải có thái độ vui vẻ, thân mật, các đồng chí mới vui lòng gần gũi mình.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 39 - 40)