Nội dung đào tạo cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 32 - 37)

- Tài năng góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.

b. Nội dung đào tạo cán bộ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Trang bị lý luận chủ nghĩa Mác- Lênin, quan điểm, đường lối chính

sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Về mặt lý luận phải nhận thức rằng các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã từng nhấn mạnh tới vai trò to lớn của lý luận cách mạng. Lênin đã viết: "Không có lý luận cách mạng thì cũng không có phong trào cách mạng" và "chỉ có một đảng có lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong". [35. 495] Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Hồ Chí Minh cũng đặt lên hàng đầu việc nâng cao trình độ lý luận cách mạng cho đảng viên, cán bộ. Nếu trước đây trong cuốn "Đường kách mệnh", cuốn sách viết ra để huấn luyện lớp cán bộ đầu tiên của Đảng ta, Người coi lý luận là "trí khôn" của Đảng thì ở đây Người viết "không có lý luận lúng túng như nhắm mắt mà đi". Không chỉ có thế, theo Người, lý luận còn giúp đảng viên cán bộ biết sống với đồng bào sao cho có tình, có nghĩa. Đã có lần Người lưu ý: Nếu thuộc bao nhiêu sách Mác - Lênin mà sống với nhau không có tình, có nghĩa thì cũng coi như không hiểu chủ nghĩa Mác- Lênin. Có thể thấy, Hồ Chí Minh coi lý luận là "trí khôn" là "ánh sáng", là "tâm hồn" và "tình cảm" của mọi cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy mà nó được coi là cái kim chỉ nam "chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế" và nó được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ thực tiễn.

Hồ Chí Minh cho rằng một trong bốn nhiệm vụ của huấn luyện cán bộ là phải huấn luyện về lý luận để họ có thể tự mình tìm ra phương hướng chính trị, có thể làm những công việc thực tế, có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lý luận thiết thực, có ích. Do vậy, theo Người: "Đã lựa chọn đúng cán bộ còn phải dạy bảo lý luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mù". [32. 276] Do vậy, trong "5 cách đối với cán bộ" mà Hồ Chí Minh chỉ ra là chỉ đạo, nâng cao, kiểm tra, cải tạo và giúp đỡ thì vấn đề "luôn luôn tìm cách cho họ học thêm lý luận và cách làm việc, làm cho tư tưởng, năng lực của họ ngày càng tiến bộ". [32. 276] được Hồ Chí Minh đặt ở vị trí thứ hai.

Theo Người, có học tập chủ nghĩa Mác - Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó. Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tập tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm. Lý luận đi đôi với thực tiễn.

Tuy nhiên, học lý luận vẫn chưa đủ. Người còn yêu cầu cán bộ phải có trình độ chuyên môn thật giỏi, phải vươn tới những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bởi vì "chỉ có nhiệt tình không thôi thì chưa đủ, còn phải có tri thức nữa".

+ Đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo ngành và theo công việc cho phù hợp.

Theo Người, cán bộ lãnh đạo ngành nào cần phải biết chuyên môn về ngành ấy. Người viết: "Vô luận ở quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, tổ chức, tuyên truyền, công an, v.v.., cán bộ ở bộ phận nào phải học cho thạo công việc ở trong môn ấy". [32. 270] Ví dụ: những đồng chí lãnh đạo văn hoá phải biết chuyên môn về văn hoá, có thế lãnh đạo mới sát.

Nội dung huấn luyện chuyên môn rất rộng. Nó bao gồm: điều tra, nghiên cứu, kinh nghiệm, lịch sử, khoa học. Những cơ quan lãnh đạo và những người

phụ trách phải có kế hoạch dạy cho cán bộ trong môn của mình, do các cấp Đảng giúp vào.

Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, người cán bộ không phải chỉ giỏi về chính trị, mà còn phải giỏi về lĩnh vực chuyên môn do mình phụ trách. Hơn nữa lý luận mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới không chỉ là lý luận chính trị, lý luận chung. Lý luận đó còn là lý luận của từng ngành, của lĩnh vực chuyên môn của chuyên ngành mà người cán bộ được phân công đặc trách. Người đòi hỏi rằng: "cán bộ quân sự thì phải nghiên cứu khoa học quân sự, cán bộ y tế phải nghiên cứu y học. Cán bộ môn nào thì nghiên cứu lý luận của môn ấy". [ 32. 270]

+ Bồi dưỡng năng lực quản lý, lãnh đạo cho cán bộ bao gồm: quản lý cán bộ, quản lý chuyên môn, nghiệp vụ .

Hồ Chí Minh cho rằng, công việc xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn biến đổi, phát triển. Do đó phải không ngừng bồi dưỡng năng lực quản lý của cán bộ, năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ.

Một yêu cầu lớn của Hồ Chí Minh đối với cán bộ là nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm là đạo làm gương, một phẩm chất, một giá trị đạo đức thực tiễn của người cán bộ. Chỉ có như vậy thì mới khiến cho cán bộ cấp dưới cũng như quần chúng nhân dân lấy đó làm tấm gương để noi theo.

Cùng với việc làm gương trong những việc làm, hành động cụ thể, Hồ Chí Minh còn yêu cầu kiểm tra công tác, kiểm tra chỉ thị, nghị quyết gửi xuống các địa phương thực hiện được hay không. Người chỉ rõ cán bộ cần nhận thức được rằng, đối với nhân dân, không thể lý luận suông, nhân dân cần trông thấy lợi ích thiết thực. Kiểm tra là công đoạn cuối cùng của quá trình nói và làm. Kiểm tra là để biết sự động viên nhân dân hăng hái thi hành chính sách và sự thực hành đến mức nào; mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời. Nếu chỉ lo khai hội, thảo nghị quyết, đánh điện và gởi chỉ thị… mà quên mất kiểm tra là một sai lầm rất to. Vì thế, cho nên mặc dầu "đầy túi quần thông cáo, đầy túi áo chỉ thị" mà công việc vẫn không chạy. Ngược lại "nếu tổ chức kiểm tra cho chu đáo thì cũng như ngọn đèn "pha". Bao nhiêu tình hình, bao nhiêu ưu điểm và khuyết điểm, bao nhiêu cán bộ chúng ta đều thấy rõ. Có thể nói rằng: chín phần

mười khuyết điểm trong công việc của chúng ta là vì thiếu sự kiểm tra. Nếu tổ chức kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười gấp trăm". [ 32. 521]

+ Bồi dưỡng phương pháp công tác như: công tác tuyên truyền vận động quần chúng, phương pháp giải quyết công việc sao cho có hiệu quả nhất, cách thức lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân.

Một là, phải khiêm tốn học hỏi quần chúng, đó không chỉ còn là nội hàm của phạm trù đạo đức mà phải xác định như là điều kiện cần và đủ của lãnh đạo. Để lãnh đạo được quần chúng thì người cán bộ phải học hỏi quần chúng, "người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu", [36. 285] "một giây, một phút không thể giảm bớt mối liên hệ giữa ta và dân chúng". Điều đó có nghĩa là phải biết lắng nghe ý kiến của "những người không quan trọng". [36. 285]

Hai là, nhân dân là người thi hành quyết định của lãnh đạo, do đó nhân dân phải là người được tham gia vào quá trình ra quyết định. Người lãnh đạo phải giữ mối liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với cấp dưới, với nhân dân. Đây là một hướng tiếp cận dân tới dân chủ trực tiếp, nó vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa thể hiện trách nhiệm cao trước quyền lực mà người lãnh đạo được chủ sở hữu quyền lực đó, tức là nhân dân uỷ thác.

Ba là, kiểm soát được xác định là điều bắt buộc của lãnh đạo, nó như là tiêu chí xác định có lãnh đạo và biết lãnh đạo hay không?. Muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, muốn biết các nghị quyết có được thi hành không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường xuyên. Phải kiểm soát bằng hai cách, từ trên xuống và từ dưới lên, "tức quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bầy tỏ cái cách sửa chữa sự sai lầm đó". [32. 288] Tóm lại cách kiểm soát tốt nhất là phải thực hành triệt để "nguyên tắc dân chủ tập trung".

Theo Hồ Chí Minh, là cán bộ thì cần phải rèn luyện phong cách diễn đạt qua lời nói, bài viết. Nói và viết phải vắn tắt, nhưng trước hết phải có nội dung. Nói khái quát, phong cách diễn đạt phải giải quyết được 4 vấn đề có liên quan chặt chẽ với

nhau: Nội dung? Đối tượng? Mục đích? Cách thức? Thực hiện được bốn vấn đề đó không đơn giản, vì cán bộ thường mắc thói ba hoa, biểu hiện ở chỗ dài dòng, rỗng tuếch. Đó là cách viết "không muốn cho quần chúng xem" và "đầu độc" người xem cũng mắc phải thói xấu như người viết. Nói thì khô khan, lúng túng, nói không ai hiểu, bệnh hay nói chữ, nói mênh mông. "Nhưng chỉ chừa một điều không nói đến là những việc thiết thực cho địa phương đó, những việc mà dân chúng ở đó cần biết, cần hiểu, cần làm, thì không nói đến!". [32. 303]

Rèn luyện phong cách diễn đạt là "phải học cách nói của quần chúng". " Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng". [32. 306] Phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những thí dụ đơn giản, thiết thực và dễ hiểu, làm thế nào cho ai cũng hiểu được.

+ Bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức như cần, kiệm, liêm, chính

Trong điều kiện Đảng cầm quyền, khi cần phải khái quát, tóm tắt những phẩm chất đạo đức cách mạng phải có ở cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã khái quát chỉ trong 8 chữ: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Bởi vì nếu người cán bộ, đảng viên nào cũng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thì đương nhiên sẽ xây dựng được một bộ máy đảng, nhà nước trong sạch, vững mạnh, không có bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí.

Theo Người, Cần không chỉ là cần cù, "siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai", [32. 632] mà còn là phải biết làm việc có kế hoạch, có sự phân công, tính toán một cách khoa học, là phải biết lao động có năng suất cao, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất nhằm tăng năng suất lao động. Đối với cán bộ công nhân viên chức, Người cho rằng: Cần là làm việc phải đúng giờ, chớ đến muộn, về sớm, làm việc mau chóng, chu đáo. Phải nhớ rằng dân đã lấy tiền, mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta, trong những thời gian đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân.

Kiệm theo Người "là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi".

[32. 636] Giấy bút, văn phòng phẩm, vật liệu đều tốn tiền của chính phủ, tức là của dân, ta cần phải tiết kiệm. Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết thì chớ dùng một tờ to. Một cái phong bì có thể dùng 2, 3 lần. Thời giờ cũng cần phải tiết kiệm như của cải. Muốn tiết kiệm thời giờ, thì việc gì ta cũng phải làm cho nhanh chóng, mau lẹ.

Không nên chậm rãi. Tiết kiệm thời giờ của mình, lại phải tiết kiệm thời giờ của người khác. Song " Tiết kiệm không phải là bủn xỉn". [32. 637] Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm, và theo Người “ Hoang phí là một tội ác”. [ 32. 209]

Liêm theo Người “là trong sạch, không tham lam”, [32. 640] không tham tiền

của, địa vị, danh lợi, không tham ăn ngon, mặc đẹp, sống yên. Mỗi người phải nhận thấy rằng tham lam là một điều xấu hổ, kẻ tham lam là có tội với nước với dân. Cán bộ thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ gây nên tính liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.

Chính có “nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn” [32. 643].v.v. nó

là đức tính cần thiết cho con người, mỗi gia đình, mỗi tập thể, mỗi cơ quan, địa phương cũng như của cả dân tộc. Là người làm việc công, cán bộ phải có công tâm, công đức. Chớ đem của công dùng vào việc tư. Chớ đem người tư làm việc công. Việc gì cũng phải công bình, chính trực, không nên tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán. Mình có quyền dùng người thì phải dùng những người có tài năng, làm được việc. Chớ vì bà con bầu bạn, mà kén vào chức nọ chức kia. Chớ vì sợ mất địa vị mà dìm những người có tài năng hơn mình. Phải trung thành với Chính phủ, với đồng bào. Chớ lên mặt làm “quan cách mệnh”.

Do đó, người cán bộ có cần mới kiệm. Có cần kiệm mới liêm. Có cần, kiệm, liêm mới chính.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)