Thông qua thực tiễn mà có những nhận xét, đánh giá đúng về cán bộ để có sự cất nhắc cán bộ cho phù hợp.
Muốn dùng cán bộ đúng thì "trước khi cất nhắc cán bộ, phải nhận xét rõ ràng" Biết rõ ràng cán bộ mới có thể cất nhắc cán bộ một cách đúng mực. Muốn vậy, chẳng những xem công tác của họ, mà còn phải xem xét cách sinh hoạt của họ. Chẳng những xem xét cách viết, cách nói của họ, mà còn phải xem xét việc làm của họ có đúng với lời nói hay không. Chẳng những xem xét họ đối với ta như thế nào,
mà còn phải xem xét họ đối với người khác như thế nào?. Ta nhận xét họ tốt, còn phải xét số nhiều đồng chí có nhận xét họ tốt hay không?. Phải biết ưu điểm của họ, mà cũng phải biết khuyết điểm của họ, không nên chỉ xem công việc của họ trong một lúc, mà phải xem cả công việc của họ từ trước đến nay.
Muốn cho cán bộ yên tâm làm việc, theo Người, phải có gan cất nhắc cán bộ. Cất nhắc cán bộ phải vì công tác, tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế công việc nhất định chạy. "Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang nhất định không ai phục, mà gây nên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, với đồng bào". [32. 281]
Thông qua quần chúng nhân dân để đánh giá, lựa chọn, cất nhắc và đề bạt cán bộ.
Việc thực hiện luân chuyển cán bộ, đưa cán bộ Trung ương về địa phương để rèn luyện, thử thách, đồng thời qua thực tế cuộc sống gắn bó với nhân dân mà cán bộ hiểu những khó khăn của người dân, nắm được những bức xúc của nhân dân mà phản ánh cho Đảng, Nhà nước để kịp thời giải quyết. Qua thực tiễn cuộc sống lao động sản xuất của nhân dân, cán bộ tổng kết để bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước. Thông qua hiệu quả công tác, thông qua phong trào quần chúng mà đánh giá năng lực và sự cống hiến của cán bộ cho phong trào. Sự đánh giá đó diễn ra một cách dân chủ và tránh được việc đánh giá bằng cảm tính hay bằng sự thân quen. Hồ Chí Minh đã nói: "nhận xét cán bộ không nên chỉ xét ngoài mặt, chỉ xét một lúc, một việc, mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của cán bộ". [32. 278]
Hồ Chí Minh đã nêu lên phương pháp biện chứng duy vật trong việc đánh giá cán bộ. Người cho rằng, khi xem xét cán bộ cần phải xem xét một cách toàn diện về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, lối sống, tác phong công tác, các mối quan hệ xã hội của cán bộ, những ưu khuyết điểm, sở trường, sở đoản của cán bộ, quan hệ công tác của cán bộ và quan hệ láng giềng, khu dân cư, bạn bè của cán bộ. Từ đó tổng hợp lại mới hiểu được bản chất của cán bộ. Hồ Chí Minh viết: "Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ". [32. 278]
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong thế giới, cái gì cũng biến hoá, tư tưởng con người cũng biến hoá, vì vậy cách xem xét cán bộ cũng không thể cứng nhắc, định kiến. Thí dụ: có người khi trước theo cách mạng mà nay lại phản cách mạng. Thậm chí có người nay đang theo cách mạng, sau này có thể phản cách mạng. Một cán bộ trước có sai lầm, nhưng chắc gì sau này họ không bị sai lầm. Quá khứ, hiện tại và tương lai của mọi người không phải luôn giống nhau. Người nói: "Có thể những người khi kháng chiến thì rất anh dũng, trước bom đạn địch không chịu khuất phục, nhưng đến khi về thành thị lại bị tiền bạc, gái đẹp quyến rũ, mất lập trường, sa vào tội lỗi". [34. 346] Vì vậy, nhận xét cán bộ không nên nhận xét ngoài mặt, không nên chỉ xét một lúc, một việc mà phải xét kỹ cả toàn bộ công việc của họ.
Người đặc biệt chú ý nhiều đến việc cất nhắc cán bộ vào những cương vị lãnh đạo. Theo Người, cần phải thận trọng và chính xác khi cất nhắc cán bộ, bởi vì "nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nói mà không biết làm, vào những địa vị lãnh đạo. Như thế rất có hại". [32. 274] Tuy nhiên, thận trọng quá cũng không tốt mà phải "có gan cất nhắc cán bộ". Có gan không có nghĩa là làm vội, làm ẩu, làm liều, mà thấu hiểu họ để từ đó mạnh dạn giao cho họ những trọng