Mục đích của việc đào tạo cán bộ

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 31 - 32)

- Tài năng góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.

a. Mục đích của việc đào tạo cán bộ

Quan điểm Chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định, con người là sản phẩm của hoàn cảnh, do vậy muốn có một đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng được yêu cầu mới trong giai đoạn cách mạng, thì chúng ta cần phải thường xuyên quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng họ,vì:

Cán bộ của chúng ta chủ yếu xuất thân từ nông dân, công nhân, ngoài ra một số còn do xã hội cũ để lại. Vì vậy phải thường xuyên bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ chính trị cho họ.

Hơn nữa, tình hình quốc tế và tình hình kinh tế - xã hội trong nước thường xuyên thay đổi, do đó cán bộ cần phải nắm bắt được những thông tin mới, những thay đổi trong cuộc sống để kịp thời giải quyết công việc sao cho phù hợp với thực tiễn.

Trình độ của nhân dân ngày càng cao, nhiệm vụ cách mạng ngày càng nặng nề, do vậy phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, đảng viên thì mới có thể hoàn thành trách nhiệm được trao.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ nặng nề của cách mạng, từ việc đánh giá cao vai trò của người cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. [32. 269] Người cũng cho rằng: Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta. Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo quản lý, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng để đáp ứng được đòi hỏi của mỗi thời kỳ cách mạng. Đó là một đội ngũ cán bộ

biết “Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc”. [ 36. 285]

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì mục đích đào tạo thật rõ ràng. Đó là đào tạo ra những người hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng nhằm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, nhằm xây dựng nước nhà phồn vinh để sánh ngang vai với các dân tộc khác và đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Người khẳng định “phải đào tạo một mớ cán bộ phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc. Có thế Đảng mới thành công”. [32. 281] Còn ngược lại, “nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng” không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng”. [32. 281]

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)