Muốn dùng người thì phải quan tâm săn sóc, giúp đỡ nghĩa là phải "nâng cao" người cán bộ, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần, làm cho người cán bộ ngày càng "lớn lên" cùng với sự nghiệp cách mạng. Trước hết, phải tạo những điều kiện vật chất cho người cán bộ có thể an tâm sống và làm việc. Ngay trong cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ, khi đề cập đến vấn đề sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ thị phải giúp đỡ cán bộ "phải tạo cho họ điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ ốm đau, phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Những điều đó rất quan hệ với tinh thần của cán bộ". [ 32. 277]
CHƢƠNG 2
HUYỆN VĂN LÂM - HƢNG YÊN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH CẤP HUYỆN THEO TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
2.1 QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP HUYỆN Ở VĂN LÂM, NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CÁN BỘ CẤP HUYỆN Ở VĂN LÂM, NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
2.1.1 Một số đặc điểm của Huyện Văn Lâm
+ Điều kiện tự nhiên
Huyện Văn Lâm nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, có 10 xã và 1 thị trấn, diện tích đất tự nhiên là 7442,19 ha, với 97.519 người. Là một trong 10 huyện, thị của tỉnh Hưng Yên, Văn Lâm tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh và huyện Văn Giang, Mỹ Hào của tỉnh Hưng Yên. Văn Lâm nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, không có đồi núi, không có biển, bình độ thấp dần từ Tây sang Đông, có quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội- Hải phòng chạy qua, có sông Bắc- Hưng- Hải và hệ thống kênh mương ngày một hoàn thiện rất thuận tiện cho phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt hệ thống giao thông sau nhiều năm được cải tạo và nâng cấp đã đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, có thể coi Văn Lâm là vùng chuyển tiếp giữa thành phố cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Thành phố Hải Dương và Hưng Yên với Thủ đô Hà Nội. Điều đó tạo cho Văn Lâm nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh như Hải Dương, Bắc Ninh…Đồng thời tạo ra sự đa dạng về phát triển kinh tế các loại hình sản xuất kinh doanh, nó cũng là tiền đề để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
+ Điều kiện kinh tế - xã hội - Kinh tế
Sản xuất nông nghiệp
Sau gần bốn năm chỉ đạo thực hiện các giải pháp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI về phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu, cây trồng vật nuôi, tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá cao trên một đơn vị diện tích. Thực hiện Nghị quyết số 32 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho giá trị kinh tế cao; đến nay toàn huyện Văn Lâm đã sử dụng 100% giống lúa có năng suất cao vào sản xuất. .
Toàn Huyện có 4.300 ha đất nông nghiệp (chiếm 57,78% diện tích tự nhiên). Hàng năm Huyện sản xuất hơn 44.175 tấn lương thực quy thóc trong đó
sản lượng màu và cây vụ đông chiếm tỷ lệ 35%. Bình quân lương thực đầu người đạt 475 kg/người/ năm. Việc trồng và sản xuất các loại rau màu như khoai tây, cà chua, đậu… cùng một số cây thuốc nam và trồng hoa tươi đã phát triển mạnh. Trong một vài năm lại đây (đặc biệt là năm 2003) tổng số đàn gia súc đã phát triển rất mạnh (gà, vịt, ngan, bò lai sind, bò lấy sữa), nuôi trồng thuỷ sản, mô hình trang trại, vườn trại ngày càng phát triển. Hệ thống thuỷ lợi được củng cố. Việc kiên cố hoá kênh mương đạt gần 90%, đã hạn chế được úng lụt của Huyện. Văn Lâm đang tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thương mại và dịch vụ
Công nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm phát triển mạnh. Huyện đã đẩy nhanh phát triển khu công nghiệp tập trung và tích cực mở rộng khu công nghiệp. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, Huyện đã tiếp nhận 118 dự án của 112 doanh nghiệp, trong đó có 63 doanh nghiệp đã đi vào sản xuất trong đó có không ít doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả tốt (4 doanh nghiệp nhà nước, 29 liên doanh nước ngoài, 30 doanh nghiệp tư nhân) đã thu hút trên 6000 lao động vào làm việc.
Các làng nghề truyền thống đã được khôi phục và khởi sắc và nhiều làng nghề mới được xây dựng, đang hoạt động có hiệu quả và có sản phẩm được tiêu thụ trên địa bàn rộng trong cả nước. Toàn Huyện có 15 làng nghề tập trung vào sản xuất các sản phẩm như: sản phẩm may da sản xuất tại thôn Ngọc Loan, xã Tân Quang, sản phẩm đúc đồng tại làng nghề Lộng Thượng, xã Đại Đồng, sản phẩm tái chế nhựa sản xuất tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh…
Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh, năm 2003 đạt trên 1.415 tỷ đồng, tăng gần gấp 13 lần so với năm 2000, đã góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trên địa bàn theo hướng tăng dần tỉ trọng lao động công nghiệp.
Hoạt động thương mại, dịch vụ của Huyện bước đầu đã phát triển. Toàn Huyện có 4 chợ lớn và nhiều chợ nhỏ, có ga xe lửa, thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế. Các hoạt động dịch vụ công nghiệp như nhà trọ, nhà nghỉ, vui chơi giải trí bước đầu đã phát huy hiệu quả. Hệ thống chợ nông thôn được cải tạo,
nâng cấp phát triển nhanh, đáp ứng sức mua ngày một tăng trên địa bàn Huyện. Dịch vụ bưu chính viễn thông đã phủ sóng cáp điện thoại đến 100% các thôn trong Huyện, bình quân có 4,5 máy điện thoại/100 dân.
Hệ thống cầu đường chính trên địa bàn đã cơ bản được đầu tư, cải tạo, nâng cấp 30,3 km đường và 4 cây cầu. Đường giao thông nông thôn được quan tâm xây dựng, cải tạo 39,4 km đường trục xã, cứng hoá 90% đường trục thôn. Công tác tài chính tiền tệ có mức phấn đấu khá, hàng năm Huyện đều thu ngân sách vượt so với kế hoạch Tỉnh giao từ 5% trở lên, riêng thuế ngoài quốc doanh tăng từ 20% trở lên, chi ngân sách tiết kiệm hiệu quả và đúng luật quy định.