Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 37)

- Tài năng góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng.

c.Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Nền đạo đức truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng của hệ tư tưởng đạo đức Nho giáo rất coi trọng việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cá nhân của người cầm quyền. Đường lối "tu, tề, trị, bình" của đạo Nho đã được Bác Hồ chắt lọc những nội dung hợp lý để vận dụng vào việc giáo dục đội ngũ cán bộ có trách nhiệm chăm lo cho dân và quản lý đất nước. Năm 1953, trong Lời bế mạc lớp chỉnh huấn cán bộ đảng, dân, chính các cơ quan Trung ương, Người căn dặn:" Phải "Chính tâm tu thân" mới có thể "trị quốc bình thiên hạ". [34. 82] Bác Hồ đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng

viên phải luôn tự nghiêm khắc với mình, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức. Những người ở địa vị càng cao, giữ trọng trách càng lớn thì lại càng phải giữ mình, tự sửa mình hàng ngày, làm cho lòng dạ luôn ngay thẳng, chân thành.

Người cho rằng Đảng phải giúp đỡ cán bộ học tập. Đảng đã giúp, cán bộ phải chịu khó học. "Đồng chí ta người kinh nghiệm thực hành khá, nhưng về văn hoá thì i tờ. Những đồng chí trí thức đọc nhiều nhưng không có kinh nghiệm công tác, chưa quen nếp làm việc của Đảng. Vậy phải nâng cao lý luận cho cán bộ cũ và dạy cho cán bộ trí thức làm công tác quần chúng".

+ Học ở trường, ở lớp, học trong thực tế

Để có được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao thì người cán bộ không thể không học tập qua trường lớp. Vì chính trong môi trường này họ sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và mang tính hệ thống, nó sẽ làm cơ sở, tiền đề để cho cán bộ nhanh chóng tiếp nhận những tri thức cao hơn, phức tạp hơn ở ngoài thực tiễn.

Song nếu chỉ bằng những kiến thức có được ở trong trường học thì cán bộ chưa thể đáp ứng tốt được công việc. Vì thực tiễn luôn luôn thay đổi và rất phong phú đa dạng, do đó người cán bộ cần phải học tập ngay trong chính đời sống thực tiễn của mình, phải chú ý lắng nghe, quan sát và học tập những kinh nghiệm tốt để có một tư duy linh hoạt và sáng tạo.

+ Học thầy, học bạn, học trong nhân dân

Cũng tương tự như vậy, sự học ở đây không chỉ dừng lại ở việc học thầy mà còn phải học ngay ở chính những người bạn, người đồng nghiệp và đặc biệt là người cán bộ phải luôn luôn học tập ở chính nhân dân. Bởi vì người thầy sẽ dạy cho chúng ta những tri thức cơ bản, dạy chúng ta cách sống. Người bạn, người đồng nghiệp là người mà ta luôn gần gũi và tiếp xúc trong công việc, trong cuộc sống thường ngày, do đó chúng ta cần khiêm tốn học hỏi, trao đổi, bổ sung kinh nghiệm cho nhau. Nhân dân sẽ giúp cán bộ rất nhiều trong việc thực hiện công việc của mình, vì " Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra", [32. 295] do đó người cán bộ luôn phải gần dân, lắng nghe nhân dân và học hỏi nhân dân, "làm học trò của dân".

1.3.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về bố trí, sử dụng và cất nhắc cán bộ

Công tác cán bộ gồm nhiều khâu như: đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng cán bộ. Mỗi khâu có một vị trí nhất định và các khâu có quan hệ mật thiết với nhau, trong đó đánh giá là khâu tiền đề đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng và là cơ sở của các khâu khác. Cụ thể là, nếu đánh giá đúng thì sẽ có cơ sở cho lựa chọn, quy hoạch, bố trí cán bộ đúng; ngược lại, nếu đánh giá sai thì sẽ lựa chọn, quy hoạch, bố trí sai cán bộ và hậu quả thật khôn lường.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 37)