Cấp Huyện, cán bộ cấp Huyện và vai trò của nó

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 51)

- Công tác an ninh quốc phòng

a. Cấp Huyện, cán bộ cấp Huyện và vai trò của nó

+ Khái quát cấp Huyện trong hệ thống chính quyền 4 cấp. Nhiệm vụ

của cấp Huyện trong chính quyền 4 cấp

Cấp Huyện được coi là một đơn vị hành chính lãnh thổ, là cấp địa phương, cấp trung gian trong 4 cấp chính quyền ở nước ta. Mà cấp địa phương chính là chiếc cầu nối giữa trung ương và cơ sở. Địa phương không phải là cấp chiến lược, lãnh đạo vĩ mô nhưng cũng không phải chỉ là cấp chiến thuật, trực tiếp giải quyết những vấn đề vi mô như cơ sở. Nhưng nếu muốn biến những vấn đề chiến lược ở cấp vĩ mô thành những hành động cụ thể mang tính chiến thuật ở cấp vi mô thì nhất thiết không thể thiếu cấp Huyện.

Thực tế cho thấy hiện nay cấp Huyện vẫn giữ vai trò là mắt xích quan trọng trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của Nhà nước. Nếu thiếu chính quyền cấp Huyện, chính quyền hai cấp Tỉnh và xã sẽ rơi vào sự lúng túng, hụt hẫng do một “khoảng trống” quá lớn trong đường dây liên lạc. Chính quyền cấp Tỉnh khó có thể với tới cấp cơ sở một cách đầy đủ, sâu sát, còn chính quyền cấp xã khó có thể kham nổi “lượng quản lý” tăng lên do thiếu chính quyền cấp Huyện.

+ Khái quát cán bộ cấp Huyện

Cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị Xã hội chủ nghĩa là: “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Vì vậy, trong quá trình hoạt động và phát triển, ở mỗi cấp, mỗi nơi, đội ngũ cán bộ của cả hệ thống này phải luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò là hạt nhân lãnh đạo của toàn hệ thống chính trị. Nó thể hiện ở vai trò sau: Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối chiến lược, những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là người lãnh đạo việc tổ chức thực hiện cương lĩnh, đường lối đó, đưa nó vào cuộc sống, biến thành phong trào quần chúng rộng rãi trong nhân dân. Do đó, cán bộ Đảng ở các cấp chính quyền là những người tiên phong, đưa chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng về địa phương.

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa là cột trụ của hệ thống chính trị ở nước ta, là công cụ tổ chức, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. Mặt khác, Nhà nước chịu sự

lãnh đạo của Đảng, và thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Do đó, cán bộ Nhà nước chính là người đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tế và thực hiện một cách nghiêm túc nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội là những tổ chức quần chúng được tổ chức theo qui định của pháp luật để tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đại diện cho lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, là một bộ phận trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa. Mục đích của các tổ chức này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên, thực thi quyền dân chủ của nhân dân, giữ gìn kỷ cương phép nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Cán bộ của các tổ chức này chính là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân, họ làm công tác dân vận và góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ đó, có thể thấy trong quá trình hoạt động và phát triển, ở mỗi cấp, mỗi nơi, đội ngũ cán bộ của cả hệ thống này phải luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc.

Là bộ máy Nhà nước ở địa phương, cấp Huyện nói chung cũng như huyện Văn Lâm nói riêng đều có một cơ cấu chính quyền hoàn chỉnh, đó là có HĐND và UBND.

Theo điều 119, 120 của Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) thì Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Đồng thời HĐND có quyền ra quyết định về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách, về quốc phòng an ninh ở địa phương, về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống nhân dân ở địa phương, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.

Cũng trong Hiến pháp (1992) Điều 123 quy định: UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND, UBND trong phạm vi, quyền hạn do pháp luật quy định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó.

Cụ thể ở huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, HĐND và UBND có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc thi hành Nghị quyết, chủ trương của cấp Tỉnh và trong việc giải quyết những vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở cấp Xã .

HĐND huyện dựa trên định hướng của Tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đề ra các nghị quyết đúng đắn, sát hợp. Từ đó UBND thực hiện, triển khai bằng việc phát động thi đua trong làng, trong xã. UBND tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND bằng việc chuẩn bị dự án, giao cho các phòng ban chuyên môn (thuộc UBND) giải quyết, chỉ đạo và kiểm tra để những dự án đó được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện quyết định của UBND tỉnh Hưng Yên về việc tổ chức bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, UBND huyện Văn Lâm được cơ cấu gồm 10 phòng ban chuyên môn, có trách nhiệm giải quyết các vấn đề chuyên trách trên các lĩnh vực đời sống - xã hội của địa phương. Với 10 phòng ban này đã giúp cho UBND huyện giải quyết tốt các Nghị quyết do HĐND ban hành, các chủ trương, chính sách của Trung ương và của Tỉnh xuống địa bàn Huyện. Đồng thời các phòng ban còn làm tốt công tác “tiếp dân”, giải quyết những vấn đề chuyên môn liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, đến việc phát triển kinh tế - xã hội của xã trên địa bàn.

UBND cũng thường xuyên giữ mối quan hệ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo điều kiện để các tổ chức này tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, các đại biểu Hội đồng nhân dân, cán bộ, công chức nhà nước của Huyện.

+ Vai trò của cán bộ cấp Huyện

Xuất phát từ tầm quan trọng của cấp Huyện, là cầu nối giữa Trung ương và cơ sở, nên cán bộ cấp Huyện cũng giữ một vị trí, vai trò quan trọng:

- Họ là người trực tiếp tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng, nghị quyết của Tỉnh đưa xuống và triển khai thực hiện tại cấp cơ sở, đồng thời họ cũng tiếp thu, truyền đạt ý kiến phản hồi của cấp cơ sở lên cấp trên. Cán bộ cấp Huyện là kênh thông tin quan trọng để nối liền trung ương, tỉnh và cấp xã, góp phần cho xã hội vận hành một cách nhịp nhàng và thông suốt. Do đó, nếu cán bộ cấp Huyện tuyên truyền, giải thích cho cấp cơ sở biết và hiểu rõ một cách chính xác sẽ giúp cho việc tiếp thu và triển khai thực hiện ở cơ sở có hiệu quả. Ngược lại, nếu cán bộ cấp Huyện truyền đạt không đầy đủ hoặc thiếu chính

xác, không rõ ràng thì không những làm cho cấp cơ sở không nắm được mà còn hiểu một cách sai lệch về quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Như vậy thì hậu quả thật khó lường.

- Đồng thời với vai trò tiếp thu chủ trương, chính sách của cấp Tỉnh, cán bộ cấp Huyện còn là người trực tiếp kiểm tra, giám sát hoạt động của cấp cơ sở trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công việc kiểm tra đó giúp cho cấp cơ sở giải quyết tốt công việc theo đúng yêu cầu đặt ra. Đồng thời việc kiểm tra, giám sát đó sẽ giúp cho cán bộ gần dân hơn, hiểu được những khó khăn và thắc mắc của nhân dân trong công việc cũng như trong đời sống, từ đó mà có những kiến nghị lên cấp Tỉnh và Nhà nước để có những chính sách phù hợp, giúp nhân dân phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương mình.

Một phần của tài liệu Một số nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ. Ý nghĩa của chúng trong xây dựng đội ngũ cán bộ cấp huyện ở Văn Lâm - Hưng Yên hiện nay (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)