Ngoài hồ tiêu, Việt Nam còn sản xuất và xuất khẩu nhiều loại gia vị khác. Nhưng đang chú ý mặt hàng quế và hồi. Việt Nam đứng thứ hạng cao trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu hai mặt hàng này.
2.1.2.1 Diện tích trồng quế và hồi
Diện tích trồng hồi tăng qua các năm. Tuy nhiên, diện tích trồng hồi tăng không đáng kể. Từ năm 2001 đến năm 2010 thì diện tích trồng hồi chỉ tăng 1.394 ha. Ở Việt Nam, hồi được trồng ở tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Hồi ở Lạng Sơn có chất lượng tinh dầu tốt nhất thế giới và nổi tiếng với tên gọi “Hồi xứ Lạng”. Lạng Sơn đã trồng được 33.400 ha rừng Hồi chiếm 71% tổng diện tích rừng Hồi của cả nước.
Bảng 2.4: Bảng diện tích trồng quế và hồi của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: ha
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hồi 5.006 5.518 4.400 5.205 5.665 5.823 5.909 6.096 6.369 6.400
Quế 15.98 6 16.00 0 17.000 28.000 30.475 32.000 33.000 34.04 4 35.570 35.70 0 Nguồn: FAOSTAT
Diện tích trồng quế tăng lên nhanh chóng qua các năm. Năm 2001, diện tích trồng quế mới chỉ là 15.986 ha, nhưng đến năm 2010 đã là 35.700 ha (tăng gấp 2,23 lần so với năm 2001). Trên miền Bắc, quế được trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Miền Nam chủ yếu là Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Bên cạnh quế trồng, còn có quế mọc hoang trong rừng. Vùng trồng quế nổi tiếng nhất của Việt Nam là ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Quế Trà My được biết đến với cái tên “Cao sơn Ngọc quế”, là loại quế được thế giới ưa chuộng nên có giá trị cao so với các loại quế khác. (Nguyễn Khắc Thị, 2004, tr.17)
2.1.2.2. Năng suất và sản lượng quế và hồi
Hồi : Sản lượng hồi mỗi năm trung bình đạt 4006 tấn. Nhìn chung khối
lượng khối sản xuất ra mỗi năm tăng lên nhưng không đáng kể. Đặc biệt là vào năm 2009 thì sản lượng hồi đạt con số kỷ lục là 5080 tấn. Năng suất trung bình hàng năm đạt 0,71 tấn/ha và cũng biến động qua các năm.
Bảng 2.5: Bảng sản lượng quế và hồi của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: tấn
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hồi 3.586 3.779 3.300 3.531 3.863 3.796 4.296 47.29 5.080 4.100
Quế 4.895 5.500 6.000 10.000 9.500 12.000 12.500 13.000 13.965 14.700
Nguồn: FAOSTAT
Quế: Trong giai đoạn 2001-2010, sản lượng quế mỗi năm trung bình đạt
10.206 tấn. Sản lượng quế tăng lên nhanh chóng qua từng năm. Năm 2001, sản lượng mới chỉ đạt 4.895 tấn thì đến năm 2010 sản lượng đã đạt 14.700 tấn (tăng gấp 3 lần so với năm 2001). Năng suất trung bình hàng năm đạt 0,36 tấn/ha.
Bảng 2.6: Bảng năng suất quế và hồi của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010
Đơn vị: tấn/ha
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Hồi 0,72 0,68 0,75 0,68 0,68 0,65 0,73 0,78 0,80 0,64
Quế 0,31 0,34 0,35 0,36 0,31 0,38 0,39 0,38 0,39 0,41
Nguồn: FAOSTAT 2.1.2.3. Chế biến quế và hồi
Hiện nay, ở Việt Nam việc thu hoạch và chế biến quế và hồi vẫn đang làm theo phương pháp thủ công, làm đại trà trong các hộ gia đình là chủ yếu. Sản phẩm chủ yếu vẫn dưới dạng thô, giá trị kinh tế tương đối thấp và gặp khó khăn trong việc bảo quản, khó đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và vệ sinh khi xuất khẩu. Hiện nay, đã có một số nhà máy chế biến quế và hồi năng suất cao nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng hết số nguyên liệu hàng năm.