Giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh mặt hàng gia vị trên thế giới và việt nam (Trang 67 - 74)

3.3.2.1. Giải pháp đối với người sản xuất

a) Sản xuất theo hướng thâm canh, nâng cao chất lượng cây gia vị

Những người trồng cây gia vị cần áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn (GAP) từ quá trình trồng tới khâu thu hoạch. Đây là một quy trình tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn và bảo vệ môi trường. Theo phương pháp này, người sản xuất nên chủ động lựa chọn diện tích cây trồng thích hợp với khả năng chăm sóc và phù hợp với nhu cầu thị trường. Kết hợp chặt chẽ với nhà khoa học để áp dụng chuẩn biện pháp này vào trong sản xuất từ khâu chọn giống, làm đất, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cho đến khâu thu hoạch. Tiến hành thâm canh, nâng cao năng suất cây trồng để có vường trồng cây gia vị sinh thái phát triển ổn định và bền vững. Chú ý trong quy trình GAP, phải hạn chế tối đa hoặc không dùng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích dùng phân hữu cơ, phân vi sinh. Làm theo quy trình GAP thì đảm bảo được nguyên liệu chất lượng cao cho chế biến gia vị.

b) Áp dụng biện pháp mới trong phòng trừ sâu bệnh

IPM (Intergade Pest Management) là biện pháp sử dụng tổng hợp các biện pháp để quản lý dịch hại cây trồng trên cơ sở sinh thái học. Biện pháp này giúp cải thiện chất lượng nông phẩm, tăng năng suất, bảo vệ môi trường, giảm thiểu chi phí sản xuất.

Biện pháp IPM là biện pháp điều khiển dịch hại bằng cách kết hợp hài hóa các biện pháp kỹ thuật như biện pháp sinh học, hóa học một cách thích hợp trên cơ sở phân tích hệ sinh thái ruông, vường để đạt hiệu quả cao nhất. IPM đối với mỗi cây trồng có đặc thù riêng.

Đối với cây gia vị thì IPM có những nét cơ bản sau:

Biện pháp sinh học: Tạo điều kiện cho thiên địch (côn trùng có ích) phát triển và thiên địch sẽ tấn công sau hại.

Biện pháp kỹ thuật: Chọn giống tốt có năng suất cao, chống được sâu bệnh phù hợp với điều kiện sinh thái từng địa phương sau đó tiến hành nhân giống

Biện pháp hóa học: Đây là biện pháp cuối cùng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải ưu tiên thuốc sinh học không gây độc hại cho môi trường và nông sản trước sau đó mới dùng đến thuốc hóa học. Thuốc hóa học thì ưu tiên dùng loại ít độc hại cho môi trường, mau phân hủy. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều, đúng lúc, đúng cách.

Tóm lại, nếu người sản xuất áp dụng thành công biện pháp IPM và tiêu chuẩn GAP trong trồng cây gia vị thì chất lượng nguyên liệu chế biến gia vị của Việt Nam đạt chuẩn quốc tế, góp phần đưa ngành gia vị của Việt Nam hội nhập và phát triển bền vững.

3.3.3.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gia vị

Giải pháp trong khâu chế biến

a) Đầu tư máy móc, dây truyền chế biến gia vị hiện đại

Chất lượng nguyên liệu cho chế biến gia vị xuất khẩu của Việt Nam không thua bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Vấn đề còn lại phụ thuộc chủ yếu vào khâu chế biến để quyết định chất lượng gia vị xuất khẩu. Do đó để đáp ứng được các thị trường khó tính như Trung Đông và EU thì các doanh nghiệp cần đầu tư công nghệ chế biến gia vị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế. Cùng với đó là áp dụng đúng quy trình trong sản xuất, thu hoạch,đến chế biến, lưu kho, vận chuyển, tiêu thụ. Công nghệ đóng gói, bảo quản cũng cần được quan tâm.

Các doanh nghiệp chế biến gia vị hiện nay không nên chọn chế biến kiểu sơ chế mà nên chế biến sản phẩm tinh, có giá trị kinh tế cao. Nếu chế biến hạt tiêu thì nên chế biến hạt tiêu trắng nghiền, hoặc hạt tiêu đỏ. Nếu là

quế và hồi thì nên chế biến tinh dầu, ớt thì nên làm bột ớt…Và các doanh nghiệp chế biến nên liên kết với các hộ trồng gia vị làm tốt khâu trồng trọt để có nguồn nguyên liệu chất lượng cao và an toàn. Khi cần vốn thì nên sự hỗ trợ của nhà nước, hoặc kêu gọi đầu tư.

b) Áp dụng tiêu chuẩn chất lượng vào trong khâu chế biến

Xuất khẩu hàng hóa nói chung và gia vị nói riêng thi các doanh nghiệp phải tuân thủ những yêu cầu khắt khe về chất lượng của nước nhập khẩu.Vì vậy các doanh nghiệp cần phải lồng ghép các chỉ tiêu chất lượng quốc tế vào sản xuất và chế biến gia vị để hạn chế sự chệnh lệch giữa sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam với các sản phẩm đạt chuẩn quốc tế. Chú ý đặc biệt đến khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Muốn có một sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao thì các doanh nghiệp phải đầu tư thích đang cho khâu sử lý sau khi thu hoạch, chế biến, đóng gói, bao bì…

Giải pháp trong khâu xuất khẩu

a) Hoạch định chính sách cho doanh nghiệp xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị cần chủ động trong công tác nắm bắt thông tin thị trường, tích cực tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước do Bộ Công thương, hiệp hội ngành hàng… tổ chức. Khi tham gia hội chợ, các doanh nghiệp nên chuẩn bị chu đáo để quảng bá sản phẩm của mình, tìm đối tác để ký hợp đồng trực tiếp…

Các doanh nghiệp xuất khẩu nên đầu tư một khoản lớn cho công tác marketing quốc tế, các hoạt động hỗ trợ, xúc tiến sản phẩm. Nhất là công tác thu thập thông tin, dự báo thị trường. Chú ý đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu theo mô hình marketing 4P (Product, Price, Place, Promotion).

Vể sản phẩm: Đảm bảo chất lượng sản phẩm mà bên đối tác yêu cầu. Nên đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ cây gia vị để đáp ứng đa dạng nhu cầu tiêu dùng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cần hỗ trợ nhau để đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Khâu bao bì, nhãn hiệu, ký mã hiệu… cũng cần được quan tâm vì chúng vừa có chức năng bảo vệ sản phẩm vừa có chức năng quảng bá thương hiệu cho gia vị “ made in Việt Nam”.

Giá cả: Đây là yếu tố đóng vai trò then chôt trong cạnh tranh giành những hợp đồng lớn. Giá không nhất thiết phải rẻ, giá phải gắn liền với thương hiệu. Tận dụng lợi thế về nguyên liệu, nhân công giá rẻ để tăng sự cạnh tranh về giá.

Kênh phân phối: Tạo mối quan hệ với tốt với các bạn hàng quen thuộc, xây dựng kênh buôn bán giá vị vững chắc từ Việt Nam sang các nước nhập khẩu, thậm chí đến tận nơi người tiêu dùng nước nhập khẩu. Hạn chế xuất khẩu qua trung gian.

Xúc tiến bán hàng: Bên cạnh quảng trên mạng Internet, báo chí, truyền hình… thì các doanh nghiệp nên tham gia các hội trợ triển lãm về hàng nông sản, dược phẩm, hóa mỹ phẩm có sử dụng gia vị…để tìm khách hàng. Thông qua đại diện thương mại của Việt Nam tại các nước, tổ chức các buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm.

b) Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú trọng đến yếu tố con người. Các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị nên tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn cao về lĩnh vực xuất nhập khẩu, am hiểu sản phẩm và có kiến thức sâu sắc về văn hóa của các nước bạn hàng. Bên cạnh đó, những người này cần có kỹ năng đàm phán quốc tế, thông thạo ngoại ngữ và có năng lực đánh giá thị trường.

Các doanh nghiệp càn giữ uy tín với khách hàng: giao hàng đúng hạn, đảm bảo đúng chất lượng và chọn phương thức thanh toán phù hợp cho cả đôi bên.

Thay đổi tư duy kinh doanh: sản xuất theo nhu cầu của thị trường chứ không bán cái mà ta có. Thực hiện các liên kết hợp tác, giữ vững mối quan hệ với thị trường cũ và tích cực chủ động tìm kiếm thị trường mới.

Tóm lại, các doanh nghiệp xuất khẩu cần xây dựng cho mình chiến lược xuất khẩu bài bản hơn, hạn chế điểm yếu, phát huy thế mạnh , nắm vai trò chủ động trước đối thủ cạnh tranh để ngành xuất khẩu gia vị Việt Nam phát triển bền vững trong cơ chế hội nhập.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, mặc dù thị trường thế giới có nhiều biến động nhưng ngành xuất khẩu gia vị của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu gia vị thì Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới. Xuất khẩu gia vị của Việt Nam tăng lên qua các năm về cả sản lượng và kim ngạch, thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Đáng chú ý nhất là trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam luôn giữ vị trí số một thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, mặt hàng được mệnh danh là “vua” của các loại gia vị. Đối với một số loại gia vị khác như quế và hồi thì Việt Nam vẫn được coi là một nhà xuất khẩu lớn.

Tuy vậy, gia vị là mặt hàng bấp bệnh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên. Trong số các mặt hàng gia vị xuất khẩu của Việt Nam chỉ có hồ tiêu là có vị thế vững chắc, còn các mặt hàng khác vẫn biến động thất thường. Xét chung tổng thể thì xuất khẩu gia vị của Việt Nam chưa xứng đáng với tiềm năng hiện có. Năng lực sản xuất, chế biến, phục vụ xuất khẩu còn hạn chế. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gia vị dưới dạng thô hoặc sơ chế,còn sản phẩm dưới dạng tinh, có giá trị kinh tế cao chỉ chiếm phần nhỏ. Kỹ thuật sản xuất, công nghệ chế biến còn lạc hậu nên chất lượng sản phẩm không cao dẫn đến giá cả thường thấp hơn so với giá trung bình của thế giới. Điều nay kéo dài sẽ khiến gia vị của Việt Nam khó cạnh tranh trên thương trường do các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng càng trở nên khắt khe hơn.

Xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại toàn cầu đã mở ra cơ hội lớn về xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và ngành gia vị nói riêng. Thị trường mở rộng, các rào cản thương mại dần bị loại bỏ tạo điều kiện cho ngành xuất khẩu gia vị của Việt Nam phát triển. Việt Nam phải tranh thủ thời cơ, tận dụng lợi thế so sánh của mình để củng cố vị trí rồi vươn lên trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về cả số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hóa cũng đồng nghĩa với việc gia vị Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy mà Nhà nước, các bộ, ngành có liên quan phải phối hợp với nhau để đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu gia vị một cách bền vững, đồng bộ phù hợp với xu thế của thế giới. Trong đó, việc đặc biệt cần quan tâm là việc đẩy mạnh đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm gia vị xuất khẩu, phát triển thương hiệu , đẩy mạnh mở rộng quan hệ đối ngoại để giúp ngành gia vị Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các mối liên kết trong sản xuất, xuất khẩu gia vị cũng cần được quan tâm đặc biệt. Nhất là mối quan hệ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học. Chỉ khi nào thắt chặt được mối liên kết này thì mới có thể tạo ra sự thông suốt giữa các khâu, hoàn thiện mạng lưới sản xuất, chế biến và xuất khẩu gia vị.

Những nhà sản xuất cần quan tâm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, làm nguyên liệu cho chế biến. Nhà doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cần đầu tư công nghệ hiện đại cho chế biến gia vị đi đôi với biện pháp xúc tiến xuất khẩu. Đặc biệt doanh nghiệp xuất khẩu cần có kế hoạch kinh doanh dài hạn, quan tâm đầu tư cho công tác marketing, gây dựng uy tín cho doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao năng lực kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp mình bằng việc lựa chọn những cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn về xuất khẩu.

Nếu giải quyết được vấn đề này thì xuất khẩu gia vị Việt Nam sẽ có điều kiện để phát triển bền vững chắc. Từ đó đưa Việt Nam trở thành cường quốc gia vị thế giới xứng đáng với tiềm năng vốn có.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh mặt hàng gia vị trên thế giới và việt nam (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w