Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh mặt hàng gia vị trên thế giới và việt nam (Trang 63 - 66)

lãm hàng hóa gia vị xuất khẩu. Xa hơn có thể đầu tư xây dựng các sàn giao dịch chuyên về mặt hàng gia vị như quầy Kochi của Ấn Độ.

3.3.1.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuấtkhẩu khẩu

Các ngân hàng cần cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gia vị theo thời vụ với hạn mức hợp lý để mua được nguyên liệu chất lượng cao mà người dân không bị ép giá. Đồng thời cho doanh nghiệp vay vốn để đầu tư công nghệ chế biến, mua dự trữ, lưu kho… tránh tình trạng phải bán gấp để quay vòng vốn.

Ngân hàng cũng cần phối hợp với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị để cho người trồng gia vị vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất ưu đãi.

Chính phủ cũng nên có chính sách miễn giảm thuế VAT cho các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến gia vị trong một số năm thị trường biến động xấu.

Nhà nước cũng cần tăng cường vai trò của các Quỹ bảo hiểm xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ đầu tư. Thực tiễn cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu năng lực còn hạn chế nên nguy cơ xảy ra rủi ro là rất lớn. Do đó áp dụng biện pháp bảo hiểm xuất khẩu để hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích xuất khẩu là điều cần thiết.

Khi gia nhập WTO, các biện pháp trực tiếp nhằm hỗ trợ xuất khẩu đều bị cấm. Vì vậy, nhà nước cần hỗ trợ theo cách gián tiếp đó là sử dụng nguồn vốn để hình thành các quỹ đầu tư phục nghiên cứu cải tạo giống, đổi mới biện pháp canh tác… đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất, đào tạo và nâng cao tay nghề cho người sản xuất hàng xuất khẩu. Bên cạnh huy động vốn trong nước, Chính phủ cần có các chính sách để huy động vốn nước ngoài,

điều này sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại trong chế biến gia vị xuất khẩu.

3.3.1.4. Chính sách hỗ trợ về thị trường xuất khẩu

Chính phủ hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác thông qua xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế. Từ đó mang đến cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua, trong các chuyến công tác của Bộ Công thương ra nước ngoài, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đã được theo đoàn để tìm cơ hội hợp tác, kinh doanh tại nhiều thị trường khác nhau. Từ đó, các doanh nghiệp đàm phán, ký kết các hợp đồng trực tiếp, giảm bớt lượng xuất khẩu qua trung gian

Bên cạnh đó, nhà nước cần chỉ đạo kiện toàn và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, như thông tin về sản suất, công nghệ chế biến, thị trường… để giúp người dân, các doanh ngiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thị trường các mặt hàng gia vị thế giới nhìn chung là biến động do đó cần có hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ, có những dự báo chính xác để người dân, các doanh nghiệp có những giải pháp thị trường cho phù hợp.

Thông tin trên thị trường thế giới ngày nay rất đa dạng, từ nhiều nguồn khác nhau, có nhiều thông tin đưa ra làm sai lệch thị trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho một số người. Do đó cần cho ra đời một trung tâm thông tin cấp quốc gia để thu thập, xử lý, phân tích thông tin rồi đưa ra các đánh giá, khuyến cáo là điều cần thiết. Trung tâm này cần kết hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan trong nước và nước ngoài, thậm chí mua bán thông tin với các trung tâm uy tín trên thế giới để có nguồn thông tin chính xác nhất.

3.3.1.5. Cần xây dựng thương hiệu mạnh cho các loại gia vị xuất khẩu của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng về xuất khẩu gia vị, nhất là Hồ tiêu. Hiện nay, Việt Nam đang là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng gia vị này. Tuy nhiên có một nghịch lý là thương hiệu Hồ tiêu Việt Nam

rất mờ nhạt trên thị trường quốc tế. Chúng ta mới chỉ xây dựng được thương hiệu cho hồ tiêu Chư Sê mà hồ tiêu ở các vùng khác chưa được biết đến. Do đó cần phải nhân rộng mô hình từ việc xây dựng thương hiệu hồ tiêu Chư Sê cho các vùng khác. Trước hết cần ổn định diện tích trồng hồ tiêu. Sau đó, nâng cao chất lượng hồ tiêu xuất khẩu bằng việc giao cho các địa phương phải hướng dẫn người trồng phải thực hiện quy trình của tiêu chuẩn GAP (tạo ra sản phẩm sạch và an toàn), đồng thời chuyển từ sản xuất tiểu nông truyền thống sang sản xuất theo tổ hợp sản xuất theo hướng an toàn, chất lượng. Bên cạnh đó cần đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại theo chuẩn quốc tế để chế biến được những mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu hàng đầu thế giới

Đối với các loại gia vị khác (quế và hồi) thì cũng cần học tập như cách làm với hồ tiêu để dần củng cố vị thế của gia vị Việt Nam trên thị trường gia vị thế giới.

Để bảo vệ thương hiệu cho các mặt hàng gia vị của Việt Nam, cần có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền trong nước (Cục Sở hữu trí tuệ) với các tổ chức nước ngoài để kịp thời phát hiện và xử lý mọi trường hợp vi phạm làm mất hình ảnh ngành gia vị Việt Nam.

3.3.1.6. Xây dựng Hiệp hội Gia vị Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có hiệp hội Hồ tiêu (VPA) thành lập năm 2001. Hiệp hội đã tập hợp được những nhà xuất khẩu hàng đầu Việt Nam,các công ty liên doanh nước ngoài, các doanh nghiệp dịch vụ, cơ quan chính quyền từ Trung ương đến địa phương cũng như viện khoa học có liên quan đến hồ tiêu… Bên cạnh đó, VPA cũng là thành viên của IPC. Hoạt động chính của Hiệp hội là cung cấp thông tin, đánh giá thị trường, định hướng phát triển, hạn chế rủi ro cho nhà sản xuất và xuất khẩu. Trong những năm qua, hiệp hội đã làm tốt vai trò trao đổi thông tin, xây dựng mối quan hệ trong khuôn khổ sản xuất kinh danh tiêu với các tổ chức trong nước và quốc tế, tổ chức các cuộc hội thảo giữa nhà sản xuất, xuất khẩu, nhà khoa học…Hiệp hội đã xúc tiến các hoạt động thương mại quảng bá hình ảnh tiêu Việt Nam ra thế

giới, hướng dẫn tập huấn quy trình sản xuất, bảo quản chế biến cho người nông dân và các nhà sản xuất.

Tuy nhiên, các loại gia vị khác như quế, hồi, tỏi, ớt, gừng… lại chưa có một hiệp hội như hồ tiêu để giúp các mặt hàng này phát triển. Hương vị các loại gia vị này ở nước ta không thua kém sản phẩm của bất kỳ nước nào trên thế giới nhưng chúng vẫn chưa được thế giới biết đến nhiều. Chỉ có Quế Trà My và Hồi Lạng Sơn là còn ít nhiều được biết đến. Và hiệu quả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu các loại gia vị này chưa cao... Chủ yếu là do thiếu một tổ chức như VPA để cầm trịch. Vì vậy, trong tương lai gần, nên mở rộng VPA thành Hiệp hội Gia vị Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh mặt hàng gia vị trên thế giới và việt nam (Trang 63 - 66)