“Trước những năm 1990, Ấn Độ là nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế gíới. Thế nhưng chỉ trong vòng 10 năm, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ để trở thành nhà xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu thế giới. Và hiện nay không có nước nào sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu theo kịp Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 110.000 tấn hạt tiêu trong khi đó Ấn Độ chỉ xuất khẩu khoảng 45.000 tấn. Việt Nam là nước xuất khẩu gia vị này lớn nhất thế giới, xuất khẩu sang 90 quốc gia” (Cục Thông tin Đối ngoại, 2012).
Theo dữ liệu mới nhất của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam từ tháng Giêng đến tháng Ba (2012) tương đương với tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả năm tài chính của Ấn Độ, đưa Ấn Độ xuống vị trí thứ hai trong danh sách các nước xuất khẩu. Việt Nam xuất khẩu 121.935 tấn trong năm tài chính 2012 của Ấn Độ, trong khi xuất khẩu của Ấn Độ chỉ là 25.500 tấn. Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng số lượng hạt tiêu xuất khẩu trên thị trường thế giới trong năm 2011. (Cục Thông tin Đối ngoại, 2012).
Với đà tăng trưởng xuất khẩu như thế này thì việc Việt Nam giữ vững ngôi đầu về xuất khẩu hồ tiêu trong nhiều năm tiếp theo là điều đương nhiên.
2.2.1.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.7: Bảng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Năm Khối lượng xuất khẩu (tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 2001 56.509 90,460 2002 78.155 109,310 2003 71.130 105,980 2004 98.504 133,727 2005 109.565 150,124 2006 116.670 190,441 2007 82.904 277,238 2008 89.705 299,147 2009 134.264 343,025 2010 116.861 434,472 Nguồn: IPC
Theo IPC, trong giai đoạn 2001-2010, trung bình mỗi năm, khối lượng xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam đạt 95.426,7 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 213,39 triệu USD.
Khối lượng xuất khẩu năm 2010 tăng hơn 2 lần so với năm 2001. Năm 2009, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu đạt kỷ lục 134.264 tấn bất chấp tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong 10 năm qua, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu , lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam chiếm hơn 40 % tổng khối lượng xuất khẩu của các nước sản xuất hồ tiêu.
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Tác giả tự lập
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng nhanh chóng. Nhất là giai đoạn 2006-2010. Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu đạt 434,472 triệu USD, gấp 4,8 lần so với năm 2001.
Theo thống kê, năm 2011 cả nước xuất khẩu 123.808 tấn hạt tiêu, thu về 732,21 triệu USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 73,8% về kim ngạch so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu chiếm 0,76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước (Vinanet, 2012).
2.2.1.2. Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Nếu như năm 2001, hạt tiêu Việt Nam chỉ mới xuất khẩu đến khoảng 30 quốc gia thì đến nay hạt tiêu Việt Nam đã có mặt ở khoảng 90 quốc gia và khắp các châu lục trên thế giới.
Bảng 2.8: Bảng thị trường xuất khẩu của hạt tiêu Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010 Đơn vị: tấn Châu lục 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Châu Phi 3.386 3.302 6.217 7.773 9.996 20.246 9.235 10.55 3 11.938 6.760 Châu Mỹ 3.304 12.236 11.43 4 13.892 21.348 19.427 7.422 14.32 9 16.242 17.410 Châu Á 32.146 32.059 30.04 2 40.92 4 33.196 39.46 2 32.392 29.689 52.698 44.703 Châu Âu 11.094 27.024 25.715 35.10 0 44.457 46.88 3 33.50 6 34.36 0 52.079 46.959 Châu Úc 65.79 3.534 1.227 815 568 652 349 774 1.307 1.029 Nguồn: IPC
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy trong 10 năm qua, thị trường xuất khẩu chủ yếu của hạt tiêu Việt Nam nằm ở châu Á và châu Âu. Tổng khối lượng hạt tiêu xuất khẩu sang 2 khu vực này hàng năm thường chiếm khoảng 70-78% tổng khối lượng xuất khẩu.
Xét riêng năm 2010, thì thị trường xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam là châu Âu , chiếm 40,2 % tổng khối lượng xuất khẩu.
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ tỷ trọng khối lượng nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam của các châu lục
Nguồn: Tác giả tự lập
Xét trên phương diện quốc gia thì trong những năm gần đây, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu lớn nhất của Việt Nam, tiếp theo là Đức, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất…
Bảng 2.9: Các quốc gia nhập khẩu hạt tiêu chủ yếu của Việt Nam
Đơn vị: tấn
Quốc gia 2008 2009 2010
Hoa Kỳ 13.450 14.917 16.414
Đức 6.067 14.012 14.997
Các Tiểu Vương Quốc Ả
Rập Thống nhất 7.832 11.053 13.180
Nguồn: Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam
Trong những năm gần đây, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu vào những thị trường trọng điểm này đều tăng, nhưng tốc độ tăng giảm dần. Tuy nhiên, đây không phải làm một điều đáng lo ngại bởi vì điều này chứng tỏ chúng ta đã khai thác gần hết quy mô của những thị trường này.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất cho hạt tiêu của Việt Nam. Năm 2010, khối lượng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là 16.414 tấn (chỉ tăng 1.2 lần so với năm 2008). Bởi Hoa Kỳ là thị trường quen thuộc, chúng ta đã khai thác từ lâu nên tốc độ tăng khối lượng xuất khẩu vào thị trường này khá chậm.
Đối với các thị trường mới hơn như Đức, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất thì tốc độ tăng khối lượng hạt tiêu xuất khẩu vào các thị trường này nhanh hơn. Ví dụ như thị trường Đức: Năm 2008, Đức mới chỉ nhập khẩu 6.067 tấn hạt tiêu của Việt Nam nhưng đến năm 2010 thì đã tăng lên thành 14.997 tấn (tăng gần 2,5 lần so với năm 2008).
Tiêu xuất khẩu của Việt Nam bao gồm 2 loại chủ yếu là tiêu đen và tiêu trắng (xuất khẩu dưới dạng hột). Ngoài ra còn có cả tiêu đỏ nhưng số lượng không đáng kể.
Bảng 2.10: Khối lượng xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng của Việt Nam giai đọan 2001-2010
Năm
Tiêu đen Tiêu trắng Khối lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD) Khối lượng (tấn) Giá trị (nghìn USD) 2001 54.000 85.050 2.506 5.410 2002 75.571 104.500 2.584 4.810 2003 70.139 97.000 4.500 8.980 2004 90.614 119.000 7.880 14.726 2005 98.215 128.200 11.350 21.924 2006 98.798 160.202 17.872 30.209 2007 71.842 226.988 11.062 50.250 2008 79.729 250.675 9.976 48.472 2009 111.732 263.221 22.532 79.804 2010 96.500 335.082 20.000 99.390 Nguồn: IPC
Trong giai đoạn 2001-2010, tiêu đen chiếm khoảng 82-97% khối lượng tiêu xuất khẩu và 76-95% kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu. Tuy nhiên, khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của tiêu trắng đã tăng dần lên qua từng năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn về khối lượng và kim ngạch trong xuất khẩu hồ tiêu.
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu tiêu đen và trắng trong giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Tác giả tự lập
Nhìn biểu đồ ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của hai loại tiêu đều tăng khá mạnh qua các năm. Nhưng tốc độ tăng kim ngạch của hạt tiêu trắng
nhanh hơn so với hạt tiêu đen. Tốc độ tăng trung bình hàng năm của kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu trắng là 42,0%, của hạt tiêu đen là 17,3%.
Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu của hạt tiêu trắng mới chỉ đạt 5,41 triệu USD, chiếm khoảng 6,0% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu. Nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của tiêu trắng là 99,39 triệu USD (tăng 18 lần so với năm 2001), và chiếm 29,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu. Đối với hạt tiêu đen, năm 2001 kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt 85,05 triệu USD thì đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu đã đạt 335,08 triệu USD (tăng 3,9 lần so với năm 2001). Nguyên nhân là do tiêu trắng có giá trị cao hơn rất nhiều so với tiêu đen nên trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã chú trọng tăng cường sản xuất hạt tiêu trắng để phục vụ xuất khẩu.
2.2.1.4. Chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
Trong những năm vừa qua, ngành hồ tiêu Việt Nam không chỉ đứng số một về khối lượng xuất khẩu mà chất lượng hồ tiêu cũng được cải thiện rõ rệt. Chất lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của các khách hàng khó tính như Hoa Kỳ, EU…Theo đánh giá của các thương gia buôn bán hồ tiêu trên thế giới thì hồ tiêu ở một số vùng của Việt Nam như Quảng Trị, Phú Quốc, Chư Sê có hương vị không thua kém các loại hạt tiêu nổi tiếng trên thế giới. Đặc biệt sau 4 năm nghiên cứu (2003- 2007), Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã xây dựng thành công thương hiệu hồ tiêu Chư Sê (tỉnh Gia Lai). Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê với chất lượng sản phẩm cao, đến nay đã có tiếng vang trong nước và thế giới. Bước sang giai đoạn 2008 - 2010 từ thành công của xây dựng thương hiệu Hồ tiêu ở Chư Sê đã mở đầu cho bước chuyển hướng từ sản xuất xuất khẩu hàng thô giá rẻ sang sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều tỉnh, tiến tới xây dựng thương hiệu Hồ tiêu Quốc gia Việt Nam (Hiệp hộ Hồ tiêu Việt Nam, 2011, tr.5).
Đáng chú ý là ngành Hồ tiêu đang lồng ghép các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất và chế biến hạt tiêu nhằm giảm mức chênh lệch giá giữa hạt tiêu
Việt Nam và giá của hạt tiêu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tỷ lệ tiêu chất lượng cao, tiêu trắng, tiêu sạch tăng lên đáng kể và giảm tình trạng khiếu nại về tiêu mốc, tiêu nhiễm khuẩn Samonella, Ecolli. Ngoài ra với các nhà máy chế biến hồ tiêu được trang bị công nghệ mới , hiện đại, Việt Nam đã sản xuất Hồ tiêu sạch đạt tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA), tiêu chuẩn châu Âu (ESA)…
Tuy nhiên do quy mô sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế đang ở quy mô nhỏ,nên chất lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo tính đồng đều . Chất lượng hạt tiêu đen và trắng vẫn còn chênh lệch nhau khá nhiều. Mặt bằng chung về chất lượng tiêu xuất khẩu vẫn còn thua xa nhiều nước như Ấn Độ ,Braxin…
2.2.1.5. Biến động giá bán
Nhìn chung giá mặt hàng hồ tiêu đen thấp hơn nhiều so với giá của hồ tiêu trắng. Trong những năm vừa qua, mặc dù thị trường hạt tiêu thế giới có nhiều biến động do yếu tố cung nhưng nhìn chung thì giá bình quân xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn tăng qua các năm.
Bản 2.11: Bảng giá về hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng của Việt Nam
Đơn vị: USD/MT
Năm Tiêu đen Tiêu trắng
2001 1.575 2.150 2002 1.427 1.924 2003 1.415 1.969 2004 1.319 1.873 2005 1.305 1.894 2006 1.816 2.665 2007 3.160 4.543 2008 3.144 4.859 2009 2.356 3.542 2010 3.472 4.970 Nguồn: IPC
Biểu đồ 2.4: Biểu đồ biến động giá hạt tiêu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Nguồn: Tác giả tự lập
Giai đoạn 2001-2005, giá hồ tiêu đen và hồ tiêu trắng tương đối ổn định và có xu hướng giảm. Giai đoạn 2006-2010, giá tiêu tăng mạnh (giá giảm đáng kể vào năm 2009, nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2010).
Nguyên nhân là do giá cả hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tình hình thế giới. Giai đoạn 2001-2005 nền kinh thế giới trưởng chậm và ổn định, vì thế giá tiêu xuất khẩu cũng ổn định. Giai đoạn 2006-2008, nền kinh tế thế giới khởi sắc, thương mại quốc tế phát triển mạnh, do đó mà cầu về các hàng hóa tăng lên (trong đó có hạt tiêu), giá tăng nhanh. Nhưng đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu mà thương mại quốc tế bị suy giảm nặng nề, các quốc gia hạn chế nhập khẩu dẫn đến việc dư cung, giá cả các mặt hàng giảm xuống trong đó có hạt tiêu. Đến năm 2010 thì tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nên thương mại quốc tế cũng phục hồi theo. Mặt khác hồ tiêu là mặt hàng sử dụng phổ biến hàng ngày nên nhu cầu phục hồi rất nhanh, giá cả tăng trở lại (Nguyễn Thùy Linh, 2011).
Năm 2011, giá xuất khẩu trung bình của hồ tiêu Việt Nam khoảng 5.914USSD/ tấn.
Mặc dù giá xuất khẩu hồ tiêu ngày càng được cải thiện nhưng nhìn chung giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với giá xuất khẩu trung bình của thế giới. Thấp hơn giá tiêu xuất khẩu của Ấn Độ tầm 300- 400USD/MT.
2.2.2. Các loại gia vị khác
Ngoài xuất khẩu hồ tiêu thì Việt Nam còn xuất khẩu nhiều mặt hàng gia vị khác. Đáng chú ý là quế và hồi đạt kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá cao.
2.2.2.1. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.12: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của quế và hồi giai đoạn 2001-2010
Năm Quế Hồi
2001 Khối lượng (tấn) 6.441,3 4.218,6
Kim ngạch XK (nghìn USD) 6.088,5 13.688,9
Kim ngạch XK (nghìn USD) 6.410,2 4.657,4 2003 Khối lượng (tấn) 4.911,8 106,5 Kim ngạch XK (nghìn USD) 5.293,6 171,8 2004 Khối lượng (tấn) 4.904,2 2.506,4 Kim ngạch XK (nghìn USD) 8.035,9 3.890,2 2005 Khối lượng (tấn) 5.800,0 3.129,1 Kim ngạch XK (nghìn USD) 8.326,8 4.856,6 2006 Khối lượng (tấn) 8.756,4 2.630,6 Kim ngạch XK (nghìn USD) 14.347,5 4.082,0 2007 Khối lượng (tấn) 15.566,2 3.276,9 Kim ngạch XK (nghìn USD) 16.243,9 4.898,6 2008 Khối lượng (tấn) 6.483,8 1.741,4 Kim ngạch XK (nghìn USD) 17.073,5 4.562,6 2009 Khối lượng (tấn) 5.603,3 2.335,9 Kim ngạch XK (nghìn USD) 22.789,6 8.423,7 Nguồn: UN comtrade
Từ 2001-2009, tổng khối lượng xuất khẩu của mặt hàng quế là 65,49 nghìn tấn, của hồi là 22,05 nghìn tấn.
Biểu đồ 2.5: Biểu đồ khối lượng xuất khẩu của mặt hàng quế và hồi giai đoạn 2001-2009
Nguồn: Tác giả tự lập
Nhìn chung, khối lượng xuất khẩu quế và hồi đầy biến động. Xét về mặt hàng quế, từ năm 2001 đến năm 2004, nhìn chung khối lượng xuất khẩu giảm nhẹ. Từ năm 2004 đến năm 2007 thì khối lượng xuất khẩu tăng mạnh. Đỉnh cao vào năm 2007 đạt, khối lượng xuất khẩu đạt 15,57 nghìn tấn (tăng hơn 3 lần so với năm 2004). Nhưng đến năm 2008 thì khối lượng quế xuất khẩu chỉ còn 6,48
nghìn tấn (giảm 2,4 lần so với năm 2007) và năm 2009 lại giảm tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Về mặt hàng hồi, năm 2003, khối lượng hồi xuất khẩu đạt thấp kỉ lục, chỉ đạt 0,1 nghìn tấn, nguyên nhân chủ yếu là do thiên tai dẫn đến mất mùa ở các vùng trồng hồi. Giai đoạn 2004-2009 thì khối lượng hồi xuất khẩu biến động tăng giảm không đáng kể qua các năm.
Về kim ngạch xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu của quế từ năm 2001 đến năm 2009 là 106,61 triệu USD, của hồi là 49,23 triệu USD. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của quế đạt 23,54 triệu USD, của hồi đạt 12,02 triệu USD.
2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu
Quế: Thị trường xuất khẩu quế lớn nhất của Việt Nam trong giai đoạn
2001-2010 là Ấn Độ với tổng kim ngạch là 46,67 triệu USD (chiếm 39,4% tổng kim ngạch xuất khẩu quế của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2010). Tiếp theo là Hoa Kỳ (15,0%), Hàn Quốc (10,4%)…
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu quế Việt Nam của một số thị trường chủ yếu
Nguồn: UN comtrade
Ấn Độ là một quốc gia xuất khẩu gia vị lớn nhất thế giới, và có tiềm năng để sản xuất và chế biến nhiều loại gia vị khác nhau. Tuy nhiên về mặt hàng quế thì Ấn Độ chưa chú trọng phát triển. Ấn Độ thường nhập khẩu quế dưới dạng thô hoặc sơ chế từ các quốc gia khác về để chế biến vả thêm phần giá trị gia tăng rồi tái xuất. Quế Việt Nam có chất lượng tốt và giá cả phải chăng nên Ấn Độ là một thị trường trọng điểm.
Bên cạnh đó, Hoa Kỳ là một thị trường khá lớn. Hoa Kỳ nhập khẩu quế về để phục vụ cho công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất hóa mỹ phẩm cao cấp.
Hồi: Thị trường xuất khẩu hồi lớn nhất của Việt Nam cũng là Ấn Độ. Từ
trường này là 34,9 triệu USD (chiếm 51,9% tổng kim ngạch xuất khẩu hồi trong 10 năm). Đứng ở vị trí tiếp theo là Singapo (10,2%), Ma-lai-xi-a (6%) ….
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hồi Việt Nam vào một số thị trường chủ yếu