Phân biệt giữa hỗ trợ, tái định cƣ với bồi thƣờng khi Nhà nƣớc thu hồi đất

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)

nƣớc thu hồi đất

Khi nghiên cứu pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ, ta thấy giữa bồi thường với HT và TĐC có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, giữa chúng cũng thể hiện những điểm khác biệt cơ bản, đó là:

Về nguyên tắc, bồi thường khi NNTHĐ thực hiện theo nguyên tắc là bồi thường toàn bộ giá trị quyền SDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi khi thỏa

24

mãn điều kiện được bồi thường, bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản gắn liền với đất cho người SDĐ, bồi thường thiệt hại về chi phí đầu tư vào đất, bồi thường thiệt hại do ngừng việc hoặc bị ngưng trệ quá trình sản xuất và bồi thường các thiệt hại vô hình xảy ra khi NNTHĐ. Còn hỗ trợ và TĐC, Nhà nước lại căn cứ vào các yếu tố như: mức độ khó khăn về đời sống và sản xuất, vấn đề đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp, về điều kiện nhân khẩu, về tình hình không còn chỗ ở…để Nhà nước xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ để người bị THĐ có nghề nghiệp và có việc làm ổn định, hỗ trợ để ổn định cuộc sống và sản xuất, hỗ trợ những chi phí mà người bị THĐ phải gánh chịu do tác động của việc THĐ của Nhà nước gây ra; đồng thời bố trí, thực hiện TĐC cho người bị THĐ để họ nhanh chóng ổn định cuộc sống với có chỗ ở mới tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Về nội dung, khi NNTHĐ sẽ bồi thường giá trị quyền SDĐ đối với diện tích đất bị thu hồi (là quyền tài sản quan trọng của người SDĐ), các tài sản gắn liền với đất, các chi phí đầu tư vào đất, các thiệt hại do ngừng việc hoặc bị ngưng trệ quá trình sản xuất và các thiệt hại vô hình xảy ra khi NNTHĐ, các thiệt hại này phát sinh trực tiếp từ việc THĐ của Nhà nước gây ra và Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường. Ngược lại, hỗ trợ là việc Nhà nước giải quyết các hệ quả tiếp theo nảy sinh sau khi bồi thường, GPMB nhằm giúp người bị THĐ giảm bớt các khó khăn về thu nhập, về việc làm, về cuộc sống... Còn TĐC là việc Nhà nước thực hiện bồi thường cho người bị THĐ trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở.

Về vị trí, vai trò, bồi thường khi NNTHĐ đóng vai trò trung tâm và có tính chất quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích của người bị THĐ, Nhà nước có nghĩa vụ bồi thường ngang giá và sát với giá thị trường cho người SDĐ về những thiệt hại hữu hình và thiệt hại vô hình phát sinh trực tiếp từ hoạt động THĐ. Với hỗ trợ lại khác, đây là một giải pháp nằm trong bồi thường, nó đóng vai trò bù đắp vào khoảng trống mà các quy định về bồi

25

thường còn thiếu, chưa hoàn thiện và không vươn tới được chức năng của bồi thường. Nhà nước quy định và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm mục đích giúp cho người bị THĐ nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất, phôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển những cơ sở kinh tế - văn hóa - xã hội của họ và của cộng đồng. Còn TĐC chính là việc Nhà nước bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất và các chi phí di chuyển, ổn định cuộc sống của người bị THĐ trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở, do đó TĐC giữ vai trò là yếu tố bổ trợ giúp các quy định về bồi thường được áp dụng triệt để và có tính khả thi cao trong thực tiễn.

26

Chương 2

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 30 - 33)