tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Để quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả cao, một trong những công cụ quan trọng và không thể thiếu đó là QH, KHSDĐ. Tuy nhiên, việc lập QH, KHSDĐ hiện nay, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu SDĐ trước mắt của các cấp hành chính, các ngành, vì vậy khó tránh khỏi hiện tượng lợi ích cục bộ của địa phương, của ngành trong việc lập QH, KHSDĐ; đồng thời làm cho chất lượng QH, KHSDĐ thấp, thiếu đồng bộ, thiếu tính bền vững, chưa dự báo sát với tình hình thực tế nên bị động khi triển khai quy hoạch vào cuộc sống. Không những thế, việc quản lý quy hoạch sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt trên thực tế là chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả, nhiều trường hợp các dự án được giao và cho thuê không nằm trong quy
110
hoạch đã được xét duyệt hoặc các dự án sau khi được giao, cho thuê đất lại không thực hiện, thực hiện không đúng tiến độ.
Muốn QH, KHSDĐ đảm bảo tính khả thi, tính thống nhất, tính đồng bộ và tránh hiện tượng quy hoạch “treo”, theo tôi cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Xác định rõ ràng mối quan hệ giữa QHSDĐ với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội và quy hoạch xây dựng đô thị nhằm tránh hiện tượng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các loại quy hoạch, tránh lãng phí khi lập và thực hiện QH, KHSDĐ, hạn chế và đi tới chấm dứt việc điều chỉnh hoặc quyết định xem xét lại dự án, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng QH, KHSDĐ.
- Khi lập QHSDĐ cần có tầm nhìn dài hạn, chắc chắn về nhu cầu SDĐ (từ 10 năm trở lên) vì quy hoạch chính là việc dự đoán khả năng ứng dụng trong tương lai, trên cơ sở đó sẽ giúp Nhà nước chủ động trong việc phân phối lại đất đai do đã chuẩn bị được quỹ đất. Mặt khác, việc lập QHSDĐ sẽ hoàn chỉnh và mang tính thực tiễn hơn khi có sự tham gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia, của người dân và có tính đến các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường, các yếu tố liên kết đa ngành, đa lĩnh vực.
- Thực hiện việc công bố công khai và đảm bảo tính khách quan, minh bạch của QHSDĐ, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết các dự án chuẩn bị triển khai thực hiện trên các phương tiện truyền thông hoặc niêm yết công khai (trụ sở cơ quan, đơn vị lập QH, chính quyền cấp xã nơi có đất năm trong QH, trừ trường hợp quy hoạch liên quan đến an ninh - quốc phòng) và tiến hành cắm mốc giới theo quy hoạch, xác định đường chỉ giới xây dựng trên thực địa một cách rõ ràng, cụ thể. Đối với quy hoạch xây dựng chỉ công bố về quy hoạch đối với những dự án khả thi, chuẩn bị triển khai thực hiện, không công bố những dự án chỉ trong giai đoạn nghiên cứu quy hoạch tránh tâm lý trông chờ việc bồi thường, GPMB, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất.
111
- Thường xuyên thực hiện thanh tra, kiểm tra và giám sát việc lập QH, KHSDĐ của các địa phương, nhất là cấp cơ sở, qua đó nhằm đảm bảo tính thống nhất về quy hoạch giữa cấp trên và cấp dưới, giữa Trung ương và địa phương. Trong quá trình thực hiện nếu phải điều chỉnh QH, KHSDĐ thì cần kiểm tra lý do điều chỉnh và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện, nhằm tránh hiện tượng “quy hoạch một đằng, làm một nẻo” hoặc hiện tượng quy hoạch khập khiễng, chắp vá. Đồng thời thường xuyên thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện QH, KHSDĐ của cấp dưới, của các dự án đầu tư, nhằm đảm bảo việc khai thác và SDĐ có hiệu quả cao, tránh hiện tượng dự án “treo” hoặc SDĐ sai mục đích…Đối với những trường hợp vi phạm lập và thực hiện QH, KHSDĐ, phải chấn chỉnh kịp thời và xử lý nghiêm minh bằng việc áp dụng các chế tài thích đáng.
- Tiến tới xây dựng Luật QHSDĐ để điều chỉnh riêng về vấn đề QH, KHSDĐ, nhằm đảm bảo cho QH, KHSDĐ thực sự là một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai.