sản và những vấn đề đặt ra
Vụ việc 1. Thực tiễn áp dụng các quy định bồi thường nhà ở, nhà và các công trình gắn liền với đất
Khi đề cập đến đặc điểm công tác bồi thường, GPMB năm 2009 trên địa bàn, UBND quận Tây Hồ đã báo cáo như sau: chế độ, chính sách có nhiều thay đổi, thời điểm từ tháng 01 đến tháng 09/2009 việc BT, HT và TĐC được thực hiện theo QĐ số 18/2008/QĐ-UBND; NĐ số 69/2009/NĐ-CP ra đời và
59
có hiệu lực, do đó từ ngày 1/10/2009 việc BT, HT và TĐC được thực hiện theo QĐ số 108/2009/QĐ-UBND. Trong khi đó, các quy định về đơn giá bồi thường nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc gắn liền với đất không thay đổi, song trên thực tế giá vật liệu xây dựng biến động khó lường và trong xu thế tăng mạnh. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền niêm yết công khai, xin ý kiến phương án BT, HT và TĐC đã nhận được nhiều thắc mắc, kiến nghị hoặc đơn khiếu nại về chế độ, chính sách, quy hoạch của người bị THĐ, trong đó có nhiều kiến nghị như: xem xét lại giá đất làm căn cứ BT, HT; xem xét lại đơn giá BT, HT tài sản; xem lại quy định trường hợp nhà, công trình xây dựng khác không được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình, thậm chí một số HGĐ, cá nhân còn chống đối bằng cách không cho cán bộ làm công tác bồi thường, GPMB vào điều tra, xác minh hiện trạng tài sản và quyền sử dụng đất với lý do giá bồi thường về đất thấp, giá bồi thường về nhà ở và các công trình xây dựng khác quá thấp so với thực tế, không đủ để xây dựng nhà, công trình mới có cùng tiêu chuẩn, kỹ thuật…[79, tr. 5-6].
Nhận xét: kể từ ngày 01/07/2004 đến nay, tại địa bàn quận Tây Hồ về cơ bản đã và đang triển khai thực hiện việc BT, HT đối với nhà, công trình xây dựng trên đất theo đúng quy định của LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và của UBND thành phố Hà Nội. Căn cứ Điều 24, NĐ số 69/2009/NĐ-CP và Điều 31, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND việc BT, HT đối với nhà, công trình xây dựng trên đất gồm 2 trường hợp sau: BT, HT về nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của HGĐ, cá nhân và BT, HT nhà, công trình xây dựng khác.
Thứ nhất, đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của HGĐ, cá nhân, được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành. Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình được tính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới của nhà, công trình.
60
Thứ hai, đối với nhà, công trình xây dựng khác thì việc bồi thường tính như sau:
Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình, trong đó:
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại (khoản tỷ lệ phần trăm này tại Hà Nội được xác định tính theo giá trị xây mới trừ đi giá trị hiện có nhân với 60%).
Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lại không còn sử dụng được thì được bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì được bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ (việc xác định phần giá trị của công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện còn lại theo Điều 31, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND, UBND quận Tây Hồ giao phòng Quản lý Đô thị kiểm tra sau đó báo cáo Hội đồng BT, HT và TĐC làm căn cứ lập phương án BT, HT và TĐC).
Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đang sử dụng thì mức bồi thường tính bằng giá trị xây dựng mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật cùng cấp theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành; nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.
61
Trong trường hợp công trình hạ tầng thuộc dự án phải di chuyển mà chưa được xếp loại vào cấp tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc sẽ nâng cấp tiêu chuẩn kỹ thuật thì UBND cấp tỉnh thống nhất với cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư hoặc chủ đầu tư dự án để xác định cấp tiêu chuẩn kỹ thuật để bồi thường.
Ngoài ra, việc xử lý các trường hợp BT, HT cụ thể về nhà, công trình theo Điều 20, NĐ số 197/2004/NĐ-CP, đã được Điều 32, QĐ số 108/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 hướng dẫn áp dụng đối với nhà, công trình xây dựng trên đất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc trên đất không đủ điều kiện được bồi thường nhưng thực tế đã xây dựng trước 01/07/2004 thì được hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ bằng 80% mức bồi thường theo quy định cho các trường hợp: nhà, công trình tại thời điểm xây dựng phù hợp QH, KHSDĐ, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình hoặc tại thời điểm xây dựng chưa có QH, KHSDĐ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai; nhà, công trình xây dựng trước 15/10/1993 vi phạm QH, KHSDĐ, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.
- Hỗ trợ bằng 50% mức bồi thường theo quy định cho trường hợp nhà, công trình xây dựng từ 15/10/1993 đến trước 01/07/2004 mà vi phạm QH, KHSDĐ, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, công bố công khai và cắm mốc giới nhưng được UBND cấp xã xác nhận không có văn bản xử lý, ngăn chặn của cấp có thẩm quyền.
Thế nhưng, giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc để làm căn cứ BT, HT và TĐC tại địa bàn quận Tây Hồ từ khi LĐĐ năm 2003 có hiệu lực đến nay, nhìn chung chưa sát với giá trị xây dựng mới của nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trong thực tiễn, nhất là khi thị trường bị lạm phát, giá vật liệu xây dựng và giá thuê nhân công tăng nhanh. Điều này được thể hiện rất rõ qua các quy định tại QĐ số 81/2005/QĐ-UB ngày 3/06/2005 của UBND thành
62
phố về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 81/2005/QĐ-UB); QĐ số 151/2007/QĐ-UBND ngày 31/12/2007 của UBND thành phố về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 151/2007/QĐ-UB); QĐ số 40/2008/QD- UBND ngày 22/10/2008 về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 40/2008/QĐ-UB) và QĐ số 32/2010/QD-UBND ngày 04/8/2010 về việc ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc làm cơ sở xác định giá trị BT, HT khi NNTHĐ đất trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 32/2010/QĐ-UB). Thêm vào đó, các quy về giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc để làm căn cứ BT, HT và TĐC lại không kịp thời được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Vì số tiền được bồi thường không đủ để xây dựng lại nhà mới và các công trình kiến trúc có tiêu chuẩn và kỹ thuật tương đương như cũ, nên người bị THĐ đã phản ứng bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có việc không bàn giao mặt bằng đúng hạn, tập trung khiếu nại gây nhiều khó khăn cho công tác bồi thường, GPMB. Vấn đề này trong thời gian tới cần được xem xét, giải quyết thỏa đáng, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị THĐ, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án và giảm thiểu tối đa các khiếu nại, tố cáo liên quan đến bồi thường khi NNTHĐ.
Vụ việc 2. Thực tiễn áp dụng các quy định về BT, HT di chuyển mồ mả
Tại Mục 1, Báo cáo số 110/BCĐ-NV2 ngày 6/3/2009 của Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố về việc bổ sung một số cơ chế chính sách đặc thù phục vụ công tác GPMB Dự án Vành đai 2 và Dự án cầu Nhật Tân trên địa bàn quận Tây Hồ, Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đã đề nghị UBND thành phố Hà Nội cho phép áp dụng một số chính sách đặc thù nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện công tác GPMB như sau: Hỗ trợ chi phí về đất đai 3.500.000 (ba triệu đồng) đồng/mộ (ngoài phần bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và
63
các chi phí thực tế hợp lý khác liên quan theo quy định) đối với các trường hợp phải di chuyển mộ mà HGĐ, cá nhân có đơn tự lo việc di chuyển mộ, kể cả trường hợp tự di chuyển vào các khu nghĩa trang của thành phố.
Nhận xét: vụ việc trên cho thấy, việc BT, HT di chuyển mồ mả là vấn đề “nhạy cảm” vì nó liên quan đến đời sống “tâm linh” của người dân Việt Nam. Vì thế, việc Ban chỉ đạo GPMB Thành phố đề nghị được áp dụng mức hỗ trợ chi phí về đất đai là 3.500.000 đồng/mộ (ngoài các chi phí liên quan đến đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại…) là cách tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, nhằm góp phần giảm bớt các khiếu nại về việc BT, HT nói chung và BT, HT di chuyển mồ mả nói riêng trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, trên thực tế công tác kiểm đếm, đối chiếu tờ khai của người bị THĐ từ phía các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB còn thiếu chặt chẽ; việc quản lý và giám sát việc di chuyển mồ mả của chính quyền địa phương và cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB còn buông lỏng, chưa xử lý triệt để các vi phạm, dẫn đến một số trường hợp sau khi nhận tiền BT, HT về di chuyển mồ mả, người bị THĐ lại đưa hài cốt của người thân về chôn cất trên phần diện tích đất nông nghiệp được giao của gia đình, như đã xảy ra ở phường Nhật Tân [51], thậm chí người bị THĐ sẵn sàng tạo ra “mộ giả” để được BT, HT như phản ánh của cử tri phường Phú Thượng [52]. Đây là vấn đề cần được chấn chỉnh kịp thời trong thời gian tới, nhằm đảm bảo tính công bằng và đảm bảo trật tự pháp luật trong việc thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ.
Vụ việc 3. Thực tiễn áp dụng các quy định BT, HT đối với cây trồng
Trường hợp 1. Tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (nơi Dự án đường Vành đai 2 đi qua 2 km), công tác GPMB của dự án này đang gặp rất nhiều khó khăn, vì trong số 20 hộ dân của phường Phú Thượng nằm trong dự án này đã trồng cây cau vua trên đất trồng cây hàng năm, chỉ duy nhất có một hộ trồng trước khi có quyết định THĐ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
64
nên thỏa mãn điều kiện được hỗ trợ. Các hộ còn lại đều trồng cây sau khi có quyết định THĐ mà họ không hiểu rằng, không phải cứ trồng cây cảnh có giá trị cao trên phần đất sắp giải tỏa là sẽ được Nhà nước hỗ trợ nhiều tiền. Trước thực trạng trên, UBND quận Tây Hồ đã có thông báo gửi cho các HGĐ, cá nhân có diện tích đất trong khu vực thu hồi, yêu cầu dừng ngay việc trồng cây cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước khi kiểm tra hiện trạng SDĐ và kiên quyết không BT, HT về cây trồng đối với số cây cau vua được trồng sau này. Lúc này, 19 HGĐ trồng cây trên diện tích đất bị thu hồi đã tìm đủ các biện pháp không cho tổ công tác tiến hành kiểm tra hiện trạng SDĐ và tài sản trên khu đất bị thu hồi, đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương phải bồi thường về cây trồng là cây cau vua thì mới hợp tác bàn giao mặt bằng dự án [34].
Nhận xét: việc UBND quận Tây Hồ chỉ phê duyệt phương án hỗ trợ cho một HGĐ trồng cây cau vua trước khi có quyết định THĐ, các hộ còn lại không được BT, HT là hoàn toàn đúng, vì Khoản 5, Điều 18, NĐ số 197/2004/NĐ-CP đã quy định: “tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định THĐ được công bố thì không được BT”. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị THĐ, Hội đồng BT, HT và TĐC áp dụng nguyên tắc BT, HT đối với cây lâu năm trồng trên đất trồng cây hàng năm theo Thông báo số 14/STC-BG ngày 02/1/2009 của Sở Tài chính, thành phố Hà Nội về đơn giá BT, HT giải phóng mặt bằng các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009 (sau đây gọi tắt là Thông báo số 14/STC- BG) để xem xét mức hỗ trợ cụ thể cho HGĐ đã trồng cây cau vua trước khi có quyết định THĐ, nhưng tối đa không vượt quá 80% đơn giá quy định.
Trường hợp 2. Khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ thuộc Hội đồng BT, HT và TĐC Dự án xây dựng cầu Nhật Tân (quận Tây Hồ), tôi được biết một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ bồi thường, GPMB Dự án xây dựng cầu Nhật Tân là quy định “bất nhất” giữa Thông báo số 14/STC-BG và Thông báo số 6838/STC-BG ngày 31/12/2009 về đơn giá
65
BT, HT giải phóng mặt bằng các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2010 (sau đây gọi tắt là Thông báo số 6838/STC-BG). Theo Thông báo số 14/STC-BG thì cách tính BT, HT về cây trồng là hoa hồng được tính là 5000 đồng/cây với mật độ là 24 cây/m2. Như vậy, khi NNTHĐ thì HGĐ, cá nhân sẽ được BT, HT về cây trồng là gần 50 triệu đồng/sào. Thế nhưng, theo Thông báo số 6838/STC-BG thì đơn vị tính BT, HT về cây trồng là hoa hồng được tính “đồng/m2” (cụ thể hoa hồng chưa thu hoạch là 15000 đồng/m2
; hoa hồng đã thu hoạch là 25000 đồng/m2) và xác định theo mật độ lớn hơn hoặc bằng 5 khóm/m2, nhưng lại không giải thích cách tính “khóm” là tương ứng với bao nhiêu cây, với cách tính mới này người bị THĐ chỉ còn được nhận BT, HT khoảng 9 triệu đồng/sào.
Nhận xét: việc quy định “bất nhất” về đơn giá BT, HT giải phóng mặt bằng các loại cây, hoa màu trên địa bàn thành phố Hà Nội tại Thông báo số 14/STC-BG và Thông báo số 6838/STC-BG của Sở Tài chính đã làm cho người nông dân bị thiệt thòi rất nhiều. Mặt khác quy định trên còn đi ngược