Thực tiễn áp dụng các chính sách hỗ trợ và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 87)

đặt ra

Vụ việc 1. Thực tiễn áp dụng các quy định về HT di chuyển

Nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB, đảm bảo tiến độ thực hiện Dự án đường Văn Cao- Hồ Tây hoàn thành trước dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Ban chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội thay mặt liên ngành (Sở Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Tây Hồ, UBND quận Ba Đình, BQL dự án Giao thông Đô thị) làm Tờ trình đề nghị UBND thành phố Hà Nội chấp thuận cho phép áp dụng cơ chế đặc thù đối với người bị THĐ ở, nhà ở thuộc dự án đường Văn Cao - Hồ Tây, đủ tiêu chuẩn TĐC nhưng chủ đầu tư chưa kịp bố trí vào khu TĐC theo quy định hoặc vào quỹ nhà tạm cư trung chuyển của thành phố, nếu tự nguyện bàn giao mặt bằng đúng tiến độ và tự lo tạm cư thì ngoài việc áp dụng theo Điều 38, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND còn được “hỗ trợ thêm bằng tiền 50.000 đồng/nhân khẩu/tháng, nhưng mức hỗ trợ tối đa không quá 500.000 đồng/nhân khẩu/tháng [1].

Nhận xét: nhằm giúp đỡ người bị THĐ giảm bớt những khó khăn và nhanh chóng ổn định cuộc sống, từ ngày 01/07/2004 đến nay, các cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trên địa bàn quận Tây Hồ đã lần lượt áp dụng đúng quy định tại các NĐ hướng dẫn của Chính phủ (Điều 27, NĐ số 197/2004/NĐ-CP; Điều 17 và Điều 18, NĐ số 69/2009/NĐ-CP) và các văn bản hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội (Điều 19, QĐ số 26/2005/QĐ- UB; Điều 38, QĐ số 137/2007/QĐ-UB; Điều 38, QĐ số 18/2008/QĐ-UB và Điều 38, QĐ số 108/2008/QĐ-UB). Tuy nhiên, mức hỗ trợ giá thuê nhà tạm

70

cư tại Điều 38, QĐ số 18/2008/QĐ-UB cho người bị THĐ thuộc Dự án đường Văn Cao - Hồ Tây thường không đủ để người bị THĐ ở, nhà ở thuê được căn nhà có điều kiện ăn ở, sinh hoạt tương tự như nhà bị thu hồi, nhất là đối với những HGĐ có từ 5 nhân khẩu trở lên. Do đó, Ban chỉ đạo GPMB TP đề nghị UBND thành phố Hà Nội chấp thuận về việc áp dụng chính sách đặc thù nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, cũng như hoàn toàn phù hợp với các quy định của UBND thành phố Hà Nội hiện nay về việc hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư theo Điều 38, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND.

Vụ việc 2. Thực tiễn áp dụng các quy định về HT ổn định đời sống

Ngày 01/11/2009, khi tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số HGĐ, cá nhân bị THĐ (phường Xuân La) để thực hiện Dự án đường Vành đai 2 và Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (giai đoạn 2), tôi xin nêu ra các ý kiến, thắc mắc của họ về việc áp dụng chính sách hỗ trợ ổn định đời sống đối với HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại NĐ số 84/2007/NĐ-CP, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND và NĐ số 69/2009/NĐ-CP, QĐ số 108/QĐ-UBND bằng hai tình huống cụ thể dưới đây:

Trường hợp 1. hộ A và hộ B cùng có 4 nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp, được Nhà nước giao tổng diện tích đất nông nghiệp theo NĐ số 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/9/1993 ban hành Bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho HGĐ, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp (sau đây gọi tắt là NĐ số 64/1993/NĐ-CP) là như nhau. Khi thực hiện Dự án đường Vành đai 2, hộ A bị Nhà nước thu hồi 29% diện tích đất được giao, áp dụng Khoản 1, Điều 39, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND, hộ A được hưởng mức hỗ trợ là 35000đồng/m2

nhân với diện tích đất bị thu hồi. Dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) thu hồi tiếp của hộ A 71 % diện tích đất còn lại, căn cứ Khoản 1, Điều 39, QĐ 108/2009/QĐ-UBND, hộ A sẽ được hưởng mức hỗ trợ đời sống cho mỗi nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo/tháng theo thời giá trung bình trong thời gian 12 tháng

71

nếu không phải di chuyển chỗ ở và 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Tương tự, hộ B cũng bị thu hồi khi thực hiện Dự án đường Vành đai 2 là 29% diện tích đất được giao và cũng được hưởng mức hỗ trợ là 35000đồng/m2

nhân với diện tích đất bị thu hồi. Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) thu hồi tiếp 42 % diện tích đất nông nghiệp được giao của hộ B. Tính cả 2 dự án thì hộ B bị thu hồi mất 71% diện tích đất nông nghiệp được giao, căn cứ vào Khoản 1, Điều 39, QĐ 108/2009/QĐ-UBND, hộ B được hưởng mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo/tháng theo thời giá trung bình trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Điều này, phản ánh sự không công bằng về lợi ích, vì diện tích đất nông nghiệp mà hộ B bị thu hồi ít hơn của hộ A, nhưng theo NĐ số 69/2009/NĐ-CP và QĐ số 108/QĐ-UBND thì mức hỗ trợ mà hộ B được hưởng lại bằng hộ A, hay nói cách khác trong trường hợp này, hộ A bị thiệt thòi so với hộ B rất nhiều.

Trường hợp 2. hộ C và hộ D cùng có 4 nhân khẩu trực tiếp sản xuất nông nghiệp và được Nhà nước giao tổng diện tích đất nông nghiệp theo NĐ số 64/1993/NĐ-CP là như nhau, khi thực hiện Dự án đường Vành đai 2, hộ C bị Nhà nước thu hồi 25% diện tích đất được giao, áp dụng theo Khoản 1, Điều 39, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND hộ C được hưởng mức hỗ trợ là 35000đồng/m2 nhân với diện tích đất bị thu hồi. Dự án khu đô thị Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) thu hồi tiếp 50 % diện tích đất nông nghiệp được giao của hộ C, căn cứ Khoản 1, Điều 39, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND, hộ C sẽ được hưởng mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo/tháng theo thời giá trung bình trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Ngược lại, hộ D trước đây chưa bị NNTHĐ, khi dự án Khu đô thị Tây Hồ Tây (giai đoạn 2) triển khai, hộ D bị Nhà nước thu hồi 75% diện tích đất nông nghiệp được giao. Căn cứ Khoản 1, Điều 39, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND, hộ D hưởng mức hỗ trợ cho mỗi nhân khẩu được tính

72

bằng tiền tương đương 30kg gạo/tháng theo thời giá trung bình trong thời gian 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở. Như vậy, theo NĐ số 69/2009/NĐ-CP và QĐ số 108/QĐ-UBND, hộ C được hưởng lợi nhiều hơn hộ D do trước đây hộ C đã được hỗ trợ bằng tiền là 35000đồng/m2

nhân với diện tích đất bị thu hồi, đến nay hộ C lại được Nhà nước hỗ trợ bằng tiền quy đổi tương đương 30kg gạo/tháng/nhân khẩu, tương tự như hộ D. Điều này thể hiện sự bất bình đẳng giữa hộ C và hộ D, vì cùng bị thu hồi tổng diện tích đất nông nghiệp như nhau, nhưng quyền lợi mà hộ C và hộ D được hưởng lại chênh lêch nhau rất nhiều.

Nhận xét: ví dụ trên cho thấy, đây không chỉ là những mâu thuẫn về mặt pháp lý mà còn là những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn áp dụng, đặc biệt trong thời điểm “giao thoa” giữa văn bản quy phạm pháp luật mới và văn bản quy phạm pháp luật cũ. Trước ngày 1/10/2009, để thực thi Khoản 1, Điều 28, NĐ số 197/2004/NĐ-CP một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương theo hướng có lợi hơn cho người bị THĐ, quận Tây Hồ thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống cho HGĐ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã áp dụng các văn bản hướng dẫn cụ thể của UBND thành phố Hà Nội (Khoản 1, Điều 20, QĐ số 26/2005/QĐ-UBND; Khoản 1, Điều 39, QĐ số 137/2007/QĐ-UBND; Khoản 1, Điều 39, QĐ số 137/2007/QĐ- UBND; Khoản 1, Điều 39, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND), theo các văn bản này, mức hỗ trợ được tính theo đơn giá nhân với diện tích (đồng/m2). Cách quy định này, một mặt tạo sự công bằng về lợi ích giữa những người bị THĐ với nhau, mặt khác việc quy định một mức giá hỗ trợ không phụ thuộc vào giá đất cũng tạo ra sự công bằng trong việc thực hiện pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ; đồng thời quy định này còn góp phần đảm bảo tính thống nhất, tính ổn định giữa các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn. Kể từ ngày 1/10/2009, mức hỗ trợ ổn định đời sống căn cứ vào Điều 20, NĐ số 69/2009/NĐ-CP và Khoản 1, Điều 39, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND dựa trên

73

cơ sở đối tượng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để tính mức hỗ trợ bằng tiền quy đổi tương đương 30kg gạo/tháng/nhân khẩu, cách tính này tạo sự bất bình đẳng giữa những người bị THĐ trên cùng địa bàn. Với quy định này, một mặt dẫn đến những thắc mắc, nghi ngờ, cũng như làm gia tăng đơn thư khiếu nại từ phía người bị THĐ, mặt khác các cơ quan thực hiện bồi thường, GPMB cũng gặp không ít khó khăn khi áp dụng các quy định mới vào thực tiễn, nên việc thực hiện bồi thường, GPMB vốn đã tắc, giờ lại càng tắc hơn do không được người dân ủng hộ.

Vụ việc 3. Thực tiễn xác định phạm vi áp dụng các quy định về HT việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp

Hai Dự án (cầu Nhật Tân và đường Vành đai 2) thuộc địa bàn quận Tây Hồ liền kề, tiếp giáp với nhau trên cùng trục đường từ cầu Nhật Tân đến nút Bưởi, song song với đường Lạc Long Quân. Các thửa đất nông nghiệp thuộc phạm vi dự án, có thửa tiếp giáp với phố An Dương Vương, Nguyễn Hoàng Tôn, Xuân La, có thửa đi từ đường Lạc Long Quân vào ngõ 603, qua đô thị Nam Thăng Long. Vì vậy, khi xác định giá đất để hỗ trợ bằng tiền thì các mức giá là đan xen và khác nhau, nếu căn cứ vào QĐ số 62/2008/QĐ- UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2009 (sau đây gọi tắt là QĐ số 62/2008/QĐ-UBND) và Điều 40, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND để tính giá đất ở làm cơ sở tính hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp bằng tiền cho các hộ dân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao giữa các HGĐ, cá nhân trong cùng một dự án, một địa bàn sẽ có mức chênh lệch rất lớn (VD: vị trí 2 đường An Dương Vương là 9.750.000 đồng/m2, vị trí 2 đường Lạc Long Quân là 13.800.000 đồng/m2

).

Nhằm hạn chế thắc mắc, kiến nghị và thống nhất mức hỗ trợ cho các dự án trong cùng một địa bàn theo nguyên tắc có lợi nhất cho người bị THĐ, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án xây dựng cầu Nhật Tân và

74

đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ, Ban Chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội đã gửi Tờ trình thay mặt liên ngành đề nghị UBND thành phố chấp thuận cho phép UBND quận Tây Hồ áp dụng mức giá đất ở vị trí 2 đường Lạc Long Quân (13.800.000 đồng/m2) tính giá đất ở làm cơ sở tính HT việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho các HGĐ, cá nhân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao không có nhu cầu nhận nhà TĐC, đề nghị được thanh toán bằng tiền khi THĐ thực hiện các dự án xây dựng Cầu Nhật Tân và đường Vành đai 2 trên địa bàn quận Tây Hồ [2].

Nhận xét: tình huống trên cho thấy, Ban Chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội và Liên ngành xác định đây là đối tượng áp dụng của chính sách HT việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp của là sai với tinh thần Khoản 1, Điều 43, NĐ số 84/2007/NĐ-CP và Điểm 1, Phần VII, Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của NĐ số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCN quyền SDĐ, THĐ, thực hiện quyền SDĐ, trình tự, thủ tục BT, HT, TĐC khi NNTHĐ và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT). Theo các văn bản này, việc HT đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đất vườn, ao liền kề với đất ở trong khu dân cư là: toàn bộ diện tích đất nông nghiệp, đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được công nhận là đất ở thuộc phạm vi các khu vực sau: trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi khu dân cư thuộc thị trấn, khu dân cư nông thôn. Vậy, đất nông nghiệp của HGĐ, cá nhân tại địa bàn quận Tây Hồ là đất nông nghiệp thuộc địa giới hành chính các phường và là đối tượng được áp dụng BT, HT đất nông nghiệp. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 43, NĐ số 84/2007/NĐ-CP; Điểm 1, Phần VII, Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT và Điều 13, QĐ số 18/2008/QĐ-UBND thì người bị THĐ trong trường hợp nêu trên phải được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế thu hồi và được hỗ trợ bằng 20% giá đất ở liền kề. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp về mặt

75

pháp lý và thực tiễn hiện nay được quy định tại Điều 21, NĐ số 69/2009/NĐ-CP và Điều 13, QĐ số 108/2009/QĐ-UBND, người bị THĐ ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp được giao, các hộ còn được HT bằng 30% đất ở trung bình của khu vực (diện tích HT theo diện tích thu hồi thực tế nhưng tối đa không quá 5 lần hạn mức đất ở mới tại địa phương). Thế nhưng, trong một thời gian dài tại địa bàn quận Tây Hồ đã giải quyết quyền lợi cho người bị THĐ theo hướng bồi thường về đất nông nghiệp và áp dụng chính sách hỗ trợ việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp cho các HGĐ, cá nhân bị thu hồi trên 30% đất nông nghiệp được giao không có nhu cầu nhận nhà TĐC. Cách xác định và giải quyết này của UBND quận Tây Hồ và các cơ quan có thẩm quyền về bồi thường, GPMB đã gây thiệt hại rất lớn cho người bị THĐ, đồng thời là nhân tố tác động tiêu cực đến tâm lý và lòng tin của người bị THĐ đối với đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bồi thường khi NNTHĐ.

Từ các vụ việc trên tôi nhận thấy, về cơ bản UBND quận Tây Hồ đã triển khai thực hiện các quy định về chính sách hỗ trợ là đúng đắn và thống nhất theo đúng tinh thần của LĐĐ năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và của UBND thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó tôi cũng thấy rằng, các chính sách hỗ trợ hiện nay, nhất là khi NĐ số 69/2009/NĐ-CP ra đời so với trước khi có LĐĐ năm 2003 đã mềm dẻo, linh hoạt, cởi mở hơn. Trên cơ sở đó, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và NĐT thực hiện bồi thường, GPMB được thuận lợi hơn; đồng thời các quyền và lợi ích của người bị THĐ được đảm bảo tốt nhất.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chính sách hỗ trợ trong thời gian vừa qua, nhất là ở những thời điểm có sự “giao thoa” giữa văn bản quy phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 76 - 87)