Phạm vi được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 44)

thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay

2.1.2.1. Phạm vi được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Tây Hồ trên địa bàn quận Tây Hồ

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 38, Điều 39 và Điều 40, LĐĐ năm 2003; Điều 36, NĐ số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành LĐĐ (sau đây gọi tắt là NĐ số 181/2004/NĐ-CP) trừ Điểm đ, Khoản 1 và Điểm b Khoản 2; Điều 1, NĐ số 197/2004/NĐ-CP; Điểm đ và e, Khoản 3, Điều 2, NĐ số 17/2006/NĐ-CP ngày 27/01/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các NĐ hướng dẫn thi hành LĐĐ năm 2003 và NĐ số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi tắt là NĐ số 17/2006/NĐ-CP); Điều 34 và Điều 35, NĐ số 84/2007/NĐ-CP thì việc BT, HT và TĐC trong phạm vi cả nước nói chung và

38

trên địa bàn quận Tây Hồ nói riêng chỉ áp dụng trong trường hợp NNTHĐ để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế, bao gồm:

Một là, đất được sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh: đất cho các đơn vị đóng quân; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân, đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí…

Hai là, đất được sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng: đất xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công; đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, ngoại giao của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công; đất để xây dựng quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm…

Ba là, đất được sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế: SDĐ để đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; SDĐ để thực hiện các dự án đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA); SDĐ để thực hiện dự án có 100% vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt hoặc cho phép đầu tư mà dự án đó không thể đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điểm a, c, d, Khoản 2, Điều 36, NĐ số 181/2004/NĐ-CP); SDĐ để thực hiện các dự án đầu tư thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về khoáng sản; SDĐ để làm mặt bằng di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo yêu cầu bảo vệ môi trường hoặc theo quy hoạch mà không thể bố trí vào khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; SDĐ để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ công cộng bao gồm các công trình giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc,

39

đường ống dẫn xăng dầu, đường ống dẫn khí, giáo dục, đào tạo, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, thể dục, thể thao, chợ (Điểm đ và e, Khoản 3, Điều 2, NĐ số 17/2006/NĐ-CP). Tuy nhiên, đối với các dự án SDĐ bằng nguồn vốn ODA, nếu các nhà tài trợ có yêu cầu thực hiện BT, HT và TĐC khác với NĐ số 197/2004/NĐ-CP thì cơ quan chủ quản đầu tư phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi ký kết Điều ước quốc tế; trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định tại NĐ số 197/2004/NĐ-CP thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Tại Điều 34 và Điều 35, NĐ số 84/2007/NĐ-CP bổ sung thêm một số trường hợp về bồi thường khi NNTHĐ vào mục đích phát triển kinh tế, đó là:

- Đất được sử dụng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư và các dự án quan trọng do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.

- Đất được sử dụng để thực hiện các dự án khu dân cư (bao gồm dự án hạ tầng khu dân cư và dự án nhà ở), trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp trong các trường hợp sau đây: các dự án trong khu đô thị hiện có được thể hiện trong quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư đối với từng dự án; các dự án trong khu vực mở rộng khu đô thị hiện có hoặc khu đô thị mới được thể hiện trong QHSDĐ hoặc quy hoạch chung xây dựng đô thị hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; các dự án trong khu dân cư nông thôn hiện có, khu dân cư nông thôn mở rộng hoặc khu dân cư nông thôn xây dựng mới được thể hiện trong QHSDĐ hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Đất được sử dụng để đầu tư xây dựng các khu kinh doanh tập trung có cùng chế độ SDĐ như: khu thương mại- dịch vụ tổng hợp với nhiều loại hình mua bán, dịch vụ và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh; khu du lịch có

40

mối liên kết về kết cấu hạ tầng về loại hình kinh doanh và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh (không bao gồm khu du lịch sinh thái); khu vui chơi giải trí ngoài trời phục vụ rộng rãi các đối tượng thuộc mọi lứa tuổi với nhiều loại hình vui chơi, giải trí có đông người tham gia và có nhiều chủ thể cùng kinh doanh; khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung theo hình thức chăn nuôi công nghiệp, có hạ tầng đồng bộ và có nhiều chủ thể đầu tư chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)