Thực tiễn áp dụng các quy định bồi thƣờng, hỗ trợ về đất và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 48)

những vấn đề đặt ra

Vụ việc 1. Thực tiễn áp dụng các quy định về điều kiện được BT, HT về đất

Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật (HTKT) xung quanh hồ Tây là một trong chín cụm công trình trọng điểm của Hà Nội và là công trình chào mừng

42

Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Mục tiêu của Dự án là xây dựng đồng bộ hệ thống HTKT phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt nhằm bảo vệ, tôn tạo, khai thác mặt nước và khu vực xung quanh hồ Tây.

Ngày 04/12/2000, Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 1209/2000/QĐ-TTg với tổng mức đầu tư ban đầu là 546 tỷ 930 triệu đồng. Trong đó, chi phí xây lắp là 312,482 tỷ đồng, chi phí khác (bao gồm cả GPMB) là 203,2 tỷ đồng, chi phí dự phòng là 31,248 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện, để phù hợp với thực tế, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh chi phí tổng mức đầu tư và giao cho UBND thành phố xem xét, quyết định. Ngày 16/8/2004, UBND TP có QĐ số 5062/2004/QĐ-UB điều chỉnh tổng mức đầu tư của Dự án lên 958 tỷ 633 triệu đồng. Đây là dự án lớn và nhiều phức tạp với tổng diện tích đất đất phải thu hồi là 254.880m2, đi qua 6 phường, liên quan đến 18 cơ quan, tổ chức, riêng phương án nhà dân phải BT, HT và TĐC lên đến 1400 phương án, cùng với việc phải di chuyển 400 ngôi mộ. Tổng số tiền BT, HT đã chi trả là gần 400 tỷ, 270 căn hộ TĐC ở khu Xuân La [78]. Để thực hiện dự án này, Ban quản lý (BQL) Dự án HTKT xung quanh Hồ Tây đã triển khai thành nhiều giai đoạn và phân thành nhiều gói thầu khác nhau, trong đó gói thấu số 10 (đoạn làng Nghi Tàm - đường Xuân Diệu - nhà nghỉ Trung ương) là một trong những “điểm nóng” trong khâu GPMB. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự việc này là việc xác định nguồn gốc SDĐ để xem xét điều kiện được BT, HT của Nhà nước.

Tại Phương án số 136/PA-ĐCBS ngày 25/4/2007 của UBND quận Tây Hồ thực hiện thu hồi 90,46m2

đất do ông Vũ Duy Đính đang quản lý, sử dụng tại số nhà 14 hẻm 50/59/23 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ. Theo phương án này HGĐ ông Đính được bồi thường bằng 100% giá đất ở đối với diện tích 71,54m2

, bồi thường bằng 50% giá đất ở đối với diện tích 9,23m2

và 9,69m2 còn lại được hỗ trợ công tôn tạo là 25000đ/m2. Không chấp nhận phương án bồi thường mà UBND quận Tây Hồ đã phê duyệt, ngày 17/8/2007 hộ ông Đính đã làm đơn khiếu nại đến UBND

43

quận Tây Hồ vì cho rằng: diện tích đất gia đình ông đang sử dụng và bị thu hồi phải được bồi thường bằng 100% giá đất ở, vì toàn bộ diện tích đất này có nguồn gốc là cha mẹ ông để lại từ năm 1943 đến nay, theo LĐĐ năm 2003 được công nhận là đất ở [28].

Sau khi xem xét đơn khiếu nại của hộ ông Đính, UBND quận Tây Hồ đã ban hành QĐ số 479/QĐ-UBND ngày 02/10/2007 về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Đính, theo đó UBND quận Tây Hồ vẫn giữ nguyên phương án bồi thường của mình với lý do diện tích đất của hộ ông Đính theo bản đồ năm 1986 là 185,77m2 đất ở, nhưng tại bản đồ năm 1994 đã sửa là 195m2 đất ở. Vận dụng Khoản 6 Điều 5 QĐ số 23/2005/QĐ-UBND thì đất của hộ ông Đính sử dụng ổn định từ 15/10/1993, đất không tranh chấp và phù hợp quy hoạch sử dụng đất chi tiết nên phải khấu trừ nghĩa vụ tiền sử dụng đất bằng 50% giá đất ở.

Vì không được giải quyết quyền lợi thỏa đáng, Ông Đính tiếp tục làm đơn khiếu nại lên UBND thành phố Hà Nội. Tại Kết luận số 732/KL-TTTP ngày 09/3/2008 của Thanh tra TP đã khẳng định: đất gia đình ông Vũ Duy Đính sử dụng tại tổ 25, cụm 3 phường Quảng An, quận Tây Hồ có nguồn gốc là một phần thửa đất tại tờ chứng thực đăng bộ kê từng thửa đất số 717 tổng Thượng, làng Tây Hồ với diện tích 4287m2

cấp ngày 4/10/1943 đứng tên cụ Vũ Duy Bính và cụ Nguyễn Thị Thơi (bố mẹ của ông Đính). Thực tế hiện nay gia đình ông Đính đang sử dụng 195m2

đất ở (tăng so với bản đồ năm 1986 là do sai số đo đạc của cán bộ đo đạc trước đây) thể hiện tại thửa đất số 116, tờ bản đố số 52, lập năm 1994 xã Quảng An (nay là phường Quảng An). Sau khi xem xét Phiếu xác nhận nguồn gốc sử dụng nhà, đất của UBND phường Quảng An ngày 11/2/2007, hiện nay tổng diện tích đất hộ ông Đính đang sử dụng là 204,69m2, tăng so với bản đồ năm 1994 là 9,69 m2; diện tích nằm trong chỉ giới thu hồi là 90,46m2

(trong đó có 9,69 m2 đất nằm ngoài bản đồ lập năm 1994 do lấn chiếm ra Hồ Tây và 80,77m2

44

ngoài chỉ giới là 114,23m2. Vì vậy, việc UBND quận Tây Hồ phê duyệt phương án hỗ trợ tôn tạo đối với 9,69m2

với giá 25000đ/m2 là đúng quy định. Diện tích đất gia đình ông Đính cần được bồi thường 100% giá đất ở là 80,77m2, UBND quận Tây Hồ phê duyệt phương án bồi thường 100% giá đất ở cho 71,54m2

, còn 9,23m2 đất mới bồi thường bằng 50% giá đất ở là không đúng, do đó việc khiếu nại bồi thường 100% giá đất ở đối với 9,23m2

của gia đình ông Đính có cơ sở.

Ngày 26/03/2008, UBND thành phố Hà Nội có QĐ số 15/QĐ-UBND về việc giải quyết đơn khiếu nại của ông Đính với kết luận: giao cho UBND quận Tây Hồ chỉ đạo Hội đồng BT, HT và TĐC quận điều chỉnh lại phương án bồi thường theo hướng bồi thường 100% theo giá đất ở đối với diện tích 80,77m2 đất để đảm bảo quyền và lợi ích của hộ ông Đính.

Nhận xét: việc BT, HT được nêu tại Phương án số 136/PA-ĐCBS ngày 25/4/2007 của UBND quận Tây Hồ là thiếu căn cứ pháp lý khi xác định nguồn gốc đối với phần diện tích 9,23 m2 tăng thêm so với bản đồ năm 1986. Trong thực tiễn áp dụng, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lại không xem xét, xác minh một cách khách quan, cụ thể thực tiễn quá trình SDĐ của hộ ông Đính để xác định đúng và đầy đủ điều kiện được BT, HT về đất. Do đó, kết luận đưa ra trong Phương án số 136/PA-ĐCBS là sai, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của hộ ông Đính.

Ngược lại, khẳng định của Thanh tra TP và kết luận của UBND thành phố Hà Nội trong việc giải quyết đơn khiếu nại của hộ ông Đính là hoàn toàn phù hợp với các quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 8, NĐ số 197/2004/NĐ- CP và Điều 5, QĐ số 26/2005/QĐ-UBND ngày 18/02/2005 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về BT, HT, TĐC thực hiện NĐ số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ khi NNTHĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 26/2005/QĐ-UBND). Diện tích đất của hộ ông Đính là một phần thửa đất tại tờ chứng thực đăng bộ kê từng

45

thửa đất số 717 tổng Thượng, làng Tây Hồ với diện tích 4287m2

cấp ngày 4/10/1943 và hiện nay diện tích đất của gia đình ông thể hiện tại thửa đất số 116, tờ bản đố số 52 - lập năm 1994 xã Quảng An (nay là phường Quảng An). Bên cạnh đó, cách giải quyết của Thanh tra TP và UBND thành phố Hà Nội còn phù hợp với thực tiễn và cũng phù hợp với quy định mới của pháp luật vì tại thời điểm ông Đính làm đơn khiếu nại và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết thì NĐ 84/2007/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực tại Điều 47 đã quy định cách thức giải quyết việc BT, HT về đất khi NNTHĐ đối với trường hợp diện tích đo đạc thực tế khác với diện tích ghi trên giấy tờ về quyền SDĐ.

Vụ việc 2. Thực tiễn xác định căn cứ pháp lý để áp dụng BT, HT về đất

Gói thầu số 09 đoạn Câu lạc Bộ Hà Nội - Làng Yên Phụ - Khách sạn Thắng Lợi, phường Yên Phụ thuộc Dự án xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây có tổng số 264 phương án BT, TH, GPMB. Tính đến ngày 3/04/2008 đã quyết định phê duyệt được 261 phương án, còn 03 phương án đang trình thẩm định. hiện chưa thống nhất được đơn giá tính BT, HT về đất cho 03 phương án trên vì thời điểm tính BT, HT và TĐC đối với gói thầu số 09, phường Yên Phụ áp dụng NĐ số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ và QĐ số 26/2005/QĐ-UB. Nhưng đến ngày 3/04/2008, NĐ số 84/2007/NĐ-CP và QĐ số 137/2007/QĐ-UB ngày 30/11/2007 của UBND thành phố Hà Nội ban hành Quy định về BT, HT và TĐC trên địa bàn thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là QĐ số 137/2007/QĐ-UB) có hiệu lực thi hành, tiếp đến UBND thành phố Hà Nội đã ban hành giá đất bồi thường mới theo QĐ số 150/2007/QĐ-UB ngày 28/12/2007. Khi BQL dự án xây dựng HTKT xung quanh Hồ Tây tiến hành lập phương án đối với 03 trường hợp còn lại, sau quá trình thẩm định, tổ thẩm định vẫn chưa thống nhất được căn cứ pháp lý áp dụng đối với các phương án BT, HT, GPMB của hộ HGĐ ông Nguyễn Văn Hà, bà Phạm Thị Nguyệt và ông Trương Văn Tuấn do UBND phường Yên

46

Phụ xác minh nguồn gốc sử dụng nhà, đất (bổ sung theo ý kiến của tổ thẩm định) chậm. Vì vậy, tổ thẩm định trình Hồi đồng BT, HT và TĐC quận Tây Hồ xem xét, quyết định về việc áp dụng theo văn bản mới hay văn bản cũ. Nếu theo văn bản mới thì phần đất vườn liền kề với đất ở của các HGĐ trên được áp dụng theo Điều 43, NĐ số 84/2007/NĐ-CP và Điều 13, QĐ số 137/2007/QĐ-UB. UBND TP đã ban hành giá đất bồi thường mới theo QĐ số 150/2007/QĐ-UB ngày 28/11/2007 của UBND thành phố Hà Nội thì các hộ nêu trên được bồi thường theo giá đất nông nghiệp cao hơn và mức hỗ trợ là 50% giá đất ở trong cùng thửa đất có nhà ở; còn theo Điều 10, NĐ số 197/2004/NĐ-CP và Khoản 3, Điều 7, QĐ số 26/2005/QĐ-UB thì chỉ được hỗ trợ thêm 20% giá đất ở liền kề với hạn mức không vượt quá 5 lần hạn mức diện tích giao đất ở [4].

Nhận xét: tình huống trên cho thấy, đến ngày 03/04/2008 các phương án BT, TH, GPMB của hộ ông Hà, bà Nguyệt và ông Tuấn chưa được phê duyệt. Như vậy, căn cứ vào Điểm b, Khoản 4, Điều 58, NĐ số 84/2007/NĐ-CP và Điểm b, Khoản 2, Điều 12, QĐ số 137/2007/QĐ-UBND, UBND quận Tây Hồ có trách nhiệm chỉ đạo Hội đồng BT, HT và TĐC Quận điều chỉnh lại phương án BT, HT theo giá đất tại thời điểm chi trả tiền BT, HT theo hướng có lợi cho người bị THĐ.

Sở dĩ thực tiễn áp dụng đang gặp những vướng mắc, tồn tại như tình huống trên, một phần quan trọng là khi ban hành các quy định về bồi thường khi NNTHĐ, các cơ quan có thẩm quyền chưa có tầm nhìn dài hạn, khả năng dự đoán các vấn đề cần điều chỉnh chưa cao, nội dung các văn bản hướng dẫn thường cố gắng “chạy” theo thực tiễn để điều chỉnh, nên các quy định về bồi thường khi NNTHĐ trong thời gian qua liên tục có sự thay đổi, có những văn bản vừa được áp dụng đã không còn phù hợp với yêu cầu điều chỉnh của các quan hệ về đất đai trong thực tiễn, vì vậy lại thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung. Không những thế, các văn bản này thường không có lộ trình để áp dụng vào

47

thực tiễn một cách thích hợp nên đã tạo ra sự xung đột giữa các quy định về bồi thường khi NNTHĐ, nhất là ở những thời điểm “giao thoa” giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn và trình độ pháp lý của nhiều cán bộ làm công tác BT, HT và TĐC hạn chế dẫn đến việc áp dụng chính sách không đúng, không nhất quán, giải quyết công việc chậm so với thời hạn luật định hoặc bỏ sót các thủ tục cần thiết...Đây cũng là nguyên nhân, dẫn đến việc UBND quận Tây Hồ chậm phê duyệt các phương án BT, HT, GPMB đối với hộ ông Hà, bà Nguyệt và ông Tuấn.

Vụ việc 3. Thực tiễn áp dụng các quy định về trình tự, thủ tục THĐ, BT, HT, TĐC và giá đất tính BT, HT khi NNTHĐ

Ngày 30/3/2007, UBND thành phố Hà Nội có QĐ số 1183/QĐ-UBND về việc thu hồi 23.250m2 đất ở tại tổ 31 và tổ 32 phường Xuân La, quận Tây Hồ để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở TĐC và công trình công cộng tại phường Xuân La khiến cho nhiều hộ dân nơi đây không khỏi ngỡ ngàng và bức xúc. Vì theo QĐ số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Thủ đô đến năm 2020 và bản đồ quy hoạch sử dụng đất, tỷ lệ 1:5000 thì vị trí khu đất dự án có chức năng là “đất đơn vị ở” dành cho TĐC với các công trình công cộng cấp 1 phục vụ người dân như nhà trẻ, trụ sở phường, chợ. Điều đáng quan tâm hơn là, theo quy hoạch giao thông của UBND thành phố Hà Nội năm 2001 và 2005, không có sự tồn tại của con đường nào tại ngõ 647 Lạc Long Quân, nhưng không hiểu sao, với thực trạng hiện nay, một con đường rộng 11m đã ra đời tại khu “đất vàng” như việc “sinh con ngoài giá thú”. Mặt khác, UBND thành phố Hà Nội đã có quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (tại QĐ số 13/QĐ-UB ngày 1/2/2005) và bản đồ tỷ lệ 1:2000, theo đó vị trí khu đất dự án có chức năng đất ở thấp tầng, nhà vườn, biệt thự (ký hiệu TT), trong đó có 0,38 ha đất dành cho việc xây dựng khu nhà trẻ và mẫu giáo (ký hiệu NT). Tuy nhiên, những công trình trên đã được “biến” thành 5 tòa nhà cơ quan

48

Quận (thuộc công trình công cộng cấp 2). Riêng phần đất được quy hoạch cho công trình công cộng thì quận lại giao cho đơn vị kinh doanh xây nhà để bán. Sau đó, ngày 20/4/2007 UBND, phường Xuân La thông báo chủ trương THĐ theo QĐ số 1183/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội. Trong khi chưa được sự đồng thuận của các hộ dân có đất ở ổn định, phù hợp với quy hoạch và đang có khiếu nại vì chưa có lời giải thích thông suốt từ chính quyền đối với người dân, thì ngày 11/9/2007 ông Thái Văn Hạ - Phó Chủ tịch UBND Quận đã thay mặt UBND quận Tây Hồ ký quyết định THĐ đối với các HGĐ, cá nhân SDĐ trên khu vực đất nêu trên. Chỉ sau đó 6 ngày (ngày 17/11/2007) ông Hạ lại ký phê duyệt phương án cụ thể về BT, HT và TĐC mà không có sự tham gia của đại diện các hộ dân bị THĐ, người bị THĐ cũng không được tham gia ý kiến về phương án BT, HT, TĐC. Không chỉ vậy, các biên bản điều tra hiện trạng SDĐ, nhà và tài sản cũng không hề có chữ xác nhận của các hộ dân. Thêm vào đó, đơn giá bồi thường quá thấp chỉ bằng một phần mười so với giá trị thực tế của thị trường, không đủ để người dân mua lại đất ở, tài sản chứ chưa nói gì đến việc hỗ trợ để người dân ổn định cuộc sống và làm ăn tại nơi ở mới. Cách tính giá đất áp đặt đó của những người có trách

Một phần của tài liệu Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)