0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 102 -102 )

Các chính sách hỗ trợ hiện nay được xác định trên cơ sở Nhà nước điều tiết phần lợi ích từ việc THĐ, chuyển đổi mục đích SDĐ cho người bị THĐ. Về bản chất hỗ trợ là một giải pháp nằm trong bồi thường, do các quy định về bồi thường hiện hành không hoàn thành được vai trò của nó, nên Nhà nước mới quy định nhiều chính sách hỗ trợ và nâng mức hỗ trợ đối với mọi loại đất, nhằm bù đắp những thiệt hại mà người bị THĐ gánh chịu, nhất là các thiệt hại vô hình mà đến nay Nhà nước vẫn chưa xác định đầy đủ để tính vào bồi thường. Tuy nhiên, việc áp dụng quá nhiều chính sách hỗ trợ, một mặt sẽ dẫn đến hiểu sai về bản chất của hỗ trợ và bồi thường, mặt khác cũng để lại những mặt trái như các thủ tục hành chính trong BT, HT và TĐC rườm rà,

96

phức tạp (người bị THĐ phải kê khai và xuất trình nhiều loại giấy tờ khác nhau; các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành nhiều thủ tục hơn trong việc giám định thiệt hại tài sản, xác minh nguồn gốc của đất bị thu hồi, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất và tài sản, xác minh nhân khẩu và số lao động trong độ tuổi…). Để khắc phục được các thiếu sót trên, theo tôi cần hoàn thiện các chính sách hỗ trợ hiện hành theo hướng:

- Phải xác định đúng và đầy đủ những thiệt hại vô hình, thiệt hại hữu hình mà người bị THĐ phải gánh chịu trực tiếp từ việc THĐ của Nhà nước gây ra, trên cơ sở sẽ đưa ra mức bồi thường thỏa đáng và đảm bảo công bằng giữa những người bị THĐ với nhau. Việc HT khi NNTHĐ nông nghiệp nên quy định phương pháp tính hỗ trợ là đơn giá được xây dựng trên cơ sở của diện tích (đồng/m2) nhân với giá đất và phụ thuộc vào giá đất nông nghiệp, không hỗ trợ tính theo giá đất ở.

- Cần xóa bỏ ngay cơ chế hỗ trợ giá cao vài lần, thậm chí cả chục lần so với giá bồi thường đất nông nghiệp, lúc này các chính sách HT cần hướng đến việc đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm, ổn định đời sống và sản xuất cho người dân sau khi bị THĐ với đúng nghĩa là hệ quả tiếp theo của bồi thường. Đồng thời, cần có các quy định gắn kết trách nhiệm của NĐT (đặc biệt là THĐ vì mục đích phát triển kinh tế) nhằm giải quyết việc làm cho người bị THĐ trong độ tuổi lao động; trong đó ưu tiên giải quyết lao động tại chỗ, khi dự án đi vào hoạt động NĐT phải thực hiện đúng các cam kết trong phương án bồi thường tổng thể, HT và TĐC đã được phê duyệt.

- Xác định rõ trách nhiệm của người bị THĐ với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội bằng cách quy định việc đào tạo nghề là bắt buộc. Nếu họ không học nghề tại các cơ sở dạy nghề mà cơ quan có thẩm quyền xác định mà tự lo được việc làm thì phải chứng minh được việc làm và ổn định thu nhập thì mới được nhận khoản tiền HT, tránh hiện tượng trả tiền trực tiếp như hiện nay. Làm được như vậy, không những giúp người bị THĐ thực sự có thu

97

nhập và có cuộc sống ổn định, mà còn góp phần đảm bảo sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI ĐỊA BÀN QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 102 -102 )

×