Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai, nhất là trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tốc độ đô thị hóa nhanh và mạnh đã gây áp lực rất lớn cho việc SDĐ. Điều này đòi hỏi việc phân bổ quỹ đất quốc gia nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng, đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội phải chi tiết, mang tính khoa học và có tầm nhìn chiến lược. Để hoàn thành mục tiêu này, không thể tránh khỏi việc Nhà nước tiến hành THĐ của các chủ thể đang sử dụng. Do đó, việc bồi thường khi NNTHĐ đóng vai trò hết sức quan trọng được thể hiện trên các phương diện sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo chia sẻ về mặt lợi ích và bù đắp những thiệt hại cho các chủ thể SDĐ do việc THĐ gây ra, đồng thời nhanh chóngổn định đời sống, sản xuất, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người bị THĐ. Trên cơ sở đó, góp phần duy trì và ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, cũng như tạo ra động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước nhà.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất phức tạp của việc bồi thường khi NNTHĐ của các nhà quản lý, của chính quyền địa phương. Trong quá trình thực hiện việc bồi thường, GPMB, các cơ quan và cán bộ có thẩm quyền không chỉ dựa vào các quy định của pháp luật mà còn lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của người dân, trên cơ sở đó đưa ra các phương án giải quyết công việc một cách linh hoạt, mềm dẻo, vừa đảm bảo tốt các quyền lợi và lợi ích các người SDĐ, vừa không làm trái các chính sách, pháp luật về bồi thường khi NNTHĐ. Bên cạnh đó, thông qua thực tiễn thi hành việc bồi thường khi NNTHĐ:
Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả [24].
21
Điều này góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, giảm các chi phí liên quan đến việc BT, HT và TĐC khi NNTHĐ. Không những vậy, còn giảm bớt được các tác động tiêu cực đối với người SDĐ và đối với các dự án có nhu cầu SDĐ; từ đó góp phần củng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhất là trong lĩnh vực đất đai.
Thứ ba, tìm ra lời giải hợp lý cho bài toán “lợi ích ba bên” là Nhà nước- Người bị THĐ - Người nhận lại quyền SDĐ đã thu hồi trong quá trình thực hiện việc bồi thường khi NNTHĐ. Đây là một trong những động lực quan trọng nhằm thực hiện tốt các chính sách về phát triển kinh tế và xã hội của Đảng và Nhà nước, đồng thời làm tăng tính hấp dẫn về môi trường đầu tư ở nước ta. Điều này sẽ giúp cho sự phát triển của đất nước thực sự bền vững và không để lại những hậu quả xấu cho tương lai.
Thứ tư, bồi thường khi NNTHĐ đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị THĐ, nhất là đối với người nông dân. Khi NNTHĐ nông nghiệp mà không có đất để BT, người nông dân ngoài việc được Nhà nước bồi thường bằng tiền, họ còn được HT tạo việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp, HT ổn định đời sống sản xuất và HT khác...Có như thế, người nông dân bị THĐ mới không bị thất nghiệp ngay chính ở quê hương mình, đồng thời cuộc sống của họ cũng sẽ được đảm bảo hơn, tránh tình trạng nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thậm chí trở thành nghèo đói chỉ sau một thời gian mất đất.