- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):
b. Các thách thức:
3.1.1. nh hướng phát triển kinht ế-xã hội và định hướng phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước ta giai đoạn 2011-
đào tạo của Đảng, Nhà nước ta giai đoạn 2011-2020
Định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XI thông qua là:
a) Mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
b) Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội: - Về kinh tế
Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh hàm lượng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7- 8%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200 USD.
- Về văn hóa, xã hội
Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cương, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con người (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội. Thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Số sinh viên đạt 450 trên một vạn dân.
Từ mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên, Đảng ta xác định 3 khâu đột phá chiến lược, một trong 3 khâu đó là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân”.
* Khu vực Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh
- Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM thì năm 2011 và những năm sắp tới do nền kinh tế phát triển, thị trường lao động khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, chủ lực là thành phố Hồ Chí Minh với nhu cầu nhân lực nhiều về số lượng và yêu cầu cao về chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Tổng quan chung về nhu cầu lao động-việc làm bình quân hàng năm khu vực phía Nam thu hút thêm 500.000 người/năm với đa dạng nhiều ngành nghề khu vực doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp.
- Với nhu cầu nhân lực ngày càng yêu cầu cao về số lượng và chất lượng trình độ chuyên môn kỹ thuật như vậy, trong năm 2010 và giai đoạn 2011-2015, dự kiến tốc độ
tăng bình quân chỗ làm việc từ 3% đến 5%/ năm. TP.Hồ Chí Minh sẽ có nhu cầu cung về nhân lực là 280.000 đến 300.000 chỗ làm việc/năm. Các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương nhu cầu trên 80.000 người/năm, các tỉnh khác trong khu vực mỗi tỉnh có nhu cầu từ 40.000-50.000 người tham gia mới vào thị trường lao động mỗi năm.
- Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.HCM nhận định những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố bao gồm: Quản lý kinh tế-Kinh doanh-Quản lý chất lượng, Du lịch-Nhà hàng-Khách sạn, Bán hàng-Marketing- Nhân viên Kinh doanh, Dịch vụ và phục vụ, Tài chính-Ngân hàng-Kế toán-Kiểm toán, Tư vấn-Bảo hiểm, Pháp lý-Luật, Nghiên cứu-Khoa học, Quản lý nhân sự-Tổ chức, Hành chánh văn phòng, Giáo dục-Đào tạo-Thư viện, Ngoại ngữ-Biên phiên dịch, Xây dựng-Kiến trúc, Công nghệ thông tin-Viễn thông-Truyền thông, Cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy, Điện- Điện tử-Điện công nghiệp-Điện lạnh, Giao thông-Vận tải-Thủy lợi-Cầu đường, Dầu khí -Địa chất, Môi trường-Xử lý chất thải, Thiết kế- Đồ họa-In ấn-Bao bì-Xuất bản, Kho bãi-Vật tư-Xuất nhập khẩu, Công nghệ cao trong Nông nghiệp-Lâm nghiệp-Thủy sản, Y tế-Chăm sóc sức khỏe-Mỹ phẩm, Dược-Công nghệ sinh học, Hóa-Hóa thực phẩm- Hóa chất-Hóa dầu, Chế biến tinh thực phẩm, Dệt-May-Giày da.
Các trường đào tạo nghề cũng trong quá trình chuyển đổi, tạo gắn kết đào tạo với doanh nghiệp đào tạo theo nhu cầu xã hội và hoàn thiện các tiêu chuẩn đào tạo nghề là điều kiện thuận lợi để người lao động học nghề, tìm việc mới hoặc tái đào tạo nghề gắn nhu cầu việc làm.
Bảng 3.1. Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề gıaı đoạn 2011-2015
STT NGÀNH NGHỀ TỶ LỆ %
1 Dệt may-Giầy da 35%
2 Tài chính-Ngân hàng-Kế toán-Bảo hiểm 11%
3 Xây dựng, kiến trúc 11%
4 Dịch vụ-Du lịch-Giải trí-Nhà hàng-Khách sạn 10%
5 Quản lý hành chính-văn phòng 7%
6 Công nghệ thông tin, điện, điện tử-bưu chính viễn thông 4%
7 Cơ khí luyện kim, công nghệ ô tô-xe máy 3%
8 Hoá chất-chế biến thực phẩm 3%
9 Marketing-nhân viên kinh doanh, bán hàng 3%
10 Ngành nghề khác (Y tế, Giáo dục, Giao thông Vận tải, Xuất nhập khẩu ...)
13%
(Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động Tp.Hồ Chí Minh)
* Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Về phát triển kinh tế, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng ĐBSCL đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011-2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016-2020; đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp trong GDP của vùng còn khoảng 36,7%, công nghiệp, xây dựng đạt 30,4% và khu vực dịch vụ 32,9%; đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp còn 30,5%, công nghiệp xây dựng tăng lên 35,6% và khu vực dịch vụ là 33,9%. GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 30,2 triệu đồng, tương đương 1.550-1.600 USD, khoảng 57,9 triệu đồng trong năm 2020, tương đương 2.750-2.850 USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 trên 12%/năm, đến năm 2015 đạt khoảng 630 USD, tăng bình quân trên 11,5%/năm trong giai đoạn 2016-2020, và đến năm đạt trên 1.000 USD; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đưa tỷ lệ đô thị hoá của vùng lên khoảng 28% vào năm 2015 và 34,2% vào năm 2020.
* Khu vực Tây Nguyên
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2011-2020, chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng Tây Nguyên sẽ kéo theo chuyển dịch lao động theo hướng hiện đại. Đến năm 2020, trong cơ cấu lao động, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 45%, công nghiệp- xây dựng chiếm 24% và dịch vụ chiếm 31%. Mục tiêu đặt ra cho vùng Tây Nguyên đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% và đến năm 2020 đạt 55%. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, năm 2009 số sinh viên của khu vực Tây nguyên chỉ dừng ở mức khiêm tốn là 3.243 người. Với số dân theo thống kê năm 2009 là 5,125 triệu người thì tỷ lệ sinh viên/1vạn dân còn rất thấp (6,3 sinh viên/10.000 dân). Các trường đại học, cao đẳng của khu vực này còn rất ít. Vì vậy, trong 10 năm tới, số lượng sinh viên của Tây Nguyên theo học tại các trường đại học, cao đẳng tại Tp. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục gia tăng.
Tóm lại, có thể thấy trong giai đoạn 2011-2015 và các năm tiếp theo, nhu cầu
nguồn nhân lực của nhóm ngành kinh tế, xây dựng, giao thông vận tải sẽ duy trì ở mức cao, cần một lượng lớn lực lượng lao động được đào tạo có chất lượng.