Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 93)

- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):

22 4 24 7.Tính khoa bảng của xã hội còn lớ n, ng ườ

3.4.6. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên để đảm bảo trang bị, cập nhật tri thức cho người thầy trong quá trình giảng dạy. Lịch trình cụ thể như sau:

* Giai đoạn từ năm 2012-2015:

Phấn đấu trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 mỗi năm thực hiện (mức tối thiểu) 10 đề tài cấp trường; 5 đề tài cấp Sở; 1-2 đề tài cấp địa phương, tỷ lệ đề tài, dự án được nghiệm thu hàng năm phải đạt ở mức 6-10 giảng viên/đề tài. Số lượng đề tài, dự án gắn với mục tiêu, chương trình đào tạo của nhà trường chiếm ít nhất 50%. Nội dung nghiên cứu của các đề tài trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các công việc cụ thể sau: - Hiệu chỉnh các chương trình đào tạo, các đề cương môn học, các tài liệu giảng dạy các chuyên ngành bậc TCCN, cao đẳng, cao đẳng liên thông đã có.

- Tiếp tục biên soạn các giáo trình, ngân hàng đề thi phục vụ cho bậc học cao đẳng và cao đẳng nghề.

- Tổ chức thẩm định các chương trình đào tạo 3 chuyên ngành bậc cao đẳng dự kiến sẽ mở thêm (Khai thác vận tải, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa), xây dựng các đề cương môn học cho 3 chuyên ngành này. - Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo theo học chế tính chỉ

- Tổ chức hội thảo tìm biện pháp nâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên ở bậc cao đẳng.

Sau năm 2015, hướng đến mục tiêu 2020, nhà trường sẽ đưa hoạt động nghiên cứu khoa học thành một mảng hoạt động chủ yếu của trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ thể hiện ở các đề tài nghiên cứu mà kết hợp chặt chẽ, lồng ghép với quá trình đào tạo và đặc biệt là ứng dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp. Đến năm 2020, số lượng công trình được nghiệm thu mỗi năm 2-4 đề tài của sinh viên, 20 đề tài của giáo viên (cấp trường), 10-15 đề tài cấp Sở, 2-3 đề tài cấp địa phương. Nội dung nghiên cứu của các đề tài trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào các công việc cụ thể sau:

- Hiệu chỉnh chương trình đào tạo, các đề cương môn học, các tài liệu giảng dạy các chuyên ngành bậc cao đẳng nghề đã có.

- Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, ngân hàng đề thi cho 3 chuyên ngành mở thêm: Khai thác vận tải, Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Công nghệ Điều khiển và Tự động hóa.

- Tiếp tục thẩm định chương trình đào tạo, đề cương môn học của 03 chuyên ngành đào tạo mới bậc cao đẳng (giai đoạn 2016-2020) dự kiến sẽ mở thêm, biên soạn giáo trình, tài liệu học tập, ngân hàng đề thi cho các chuyên ngành bậc cao đẳng mới sẽ mở trong giai đoạn này.

- Bước đầu thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng cho các tổ chức, doanh nghiệp.

- Đổi mới phương thức nghiên cứu khoa học trong đội ngũ giảng viên theo hướng nâng cao tác dụng, hiệu quả của đề tài nghiên cứu khoa học; thúc đẩy ứng dụng đề tài, sáng kiến vào phát triển KT-XH; từng bước độc lập một phần kinh phí hoạt động. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý của Trường.

- Xây dựng chính sách động viên, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học cùng với giảng viên, mức đóng góp từ 20-30% trên mỗi công trình nghiên cứu

- Thành lập và phát huy các hoạt động đội nhóm, câu lạc bộ kỹ năng…trong giảng viên, sinh viên… hướng dẫn phương pháp học tập, nghiên cứu cho sinh viên.

- Thu hút các nguồn lực xã hội cho công tác nghiên cứu khoa học và đóng góp vào ngân sách của Trường.

- Khuyến khích, động viên CB-GV-CNV trong trường viết một số các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tạp chí và các ấn phẩm khoa học khác, phấn đấu ít nhất 1-2 bài/công trình được đăng/năm.

- Mở rộng hợp tác nghiên cứu của Trường với các tổ chức nghiên cứu khoa học trong khu vực và các tổ chức cá nhân nước ngoài;

- Tích cực phát huy các nguồn tài trợ để tìm học bổng cử cán bộ giảng dạy trẻ đi học tập và nghiên cứu các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)