Chương trình

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 99)

- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):

3.5.1.Chương trình

22 4 24 7.Tính khoa bảng của xã hội còn lớ n, ng ườ

3.5.1.Chương trình

– Tên chương trình: Mở thêm các ngành đào tạo mới bậc cao đẳng (gồm hệ cao đẳng chính quy và hệ cao đẳng nghề).

– Mục tiêu: đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, những ngành mới đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của ngành giao thông đô thị.

 Đánh giá nhu cầu; xác định quy mô đào tạo;

 Chuẩn bị chương trình; giảng viên và các điều kiện khác;  Xin phép các cơ quan hữu quan; công bố và tuyển sinh đào tạo. – Điều kiện: tuyển bổ sung 140 GV.

– Kinh phí bổ sung 210 triệu đồng/tháng.

3.5.2. Chương trình 2

– Tên chương trình: Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ đào tạo và phục vụ cộng đồng

– Mục tiêu: Lựa chọn và đăng ký các đề tài phục vụ thiết thực hoạt động đào tạo của Trường và các chương trình phát triển kinh tế-xã hội thành phố.

– Các hoạt động:

 Đánh giá nhu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ đào tạo của Trường và phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố;

 Đăng ký đề tài và xin cấp kinh phí;

 Chuẩn bị đội ngũ chủ trì và tham gia thực hiện;  Xây dựng đề cương nghiên cứu và tổ chức thực hiện.

– Điều kiện: GV và SV chủ trì đề tài, kinh phí chi cho nghiên cứu khoa học theo tỷ lệ khoảng 5-10% trên tổng nguồn thu sự nghiệp.

3.5.3. Chương trình 3

– Tên chương trình: Xây dựng đội ngũ giảng viên

– Mục tiêu: tăng cường số lượng GV và nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô đào tạo trong 5 năm tới và sau thời gian đó nâng cấp lên thành trường cao đẳng tiên tiến.

– Các hoạt động:

 Xây dựng các chính sách tuyển dụng GV mới, bồi dưỡng cử đi học ở trình độ sau đại học;

 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV theo chương trình hợp tác quốc tế, gồm 10 công việc cụ thể:

 (1) Bồi dưỡng về Hệ thống quản lý chất lượng tổng thể (TQM) và các công cụ liên quan;

 (2) Xây dựng thương hiệu giáo dục;

 (3) Bồi dưỡng ngoại ngữ và giao tiếp quốc tế;

 (4) Kỹ năng sống trong xã hội hiện đại;

 (5) Hiểu biết về nền kinh tế mới và những chuyển biến trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương;

 (6) Các xu hướng phát triển công nghiệp – thương mại – dịch vụ của các đô thị hiện đại và của thành phố Hồ Chí Minh;

 (7) Kỹ thuật phân tích nhu cầu đào tạo nhân lực;

 (8) Các phương pháp sư phạm mới;

 (9) Chuyên môn kỹ thuật và thực hành;

 (10) Thiết kế và thực hiện thiết bị đào tạo (đối với một số thiết bị công nghệ cao, kỹ thuật mới).

– Điều kiện: Chính sách cán bộ của thành phố và của Trường, nguồn tuyển chọn, nguyện vọng và năng lực nâng cao trình độ của GV hiện nay, kinh phí.

3.5.4. Chương trình 4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Tên chương trình: Xây dựng, cải tạo Trường

– Mục tiêu: có đủ cơ sở vật chất-kỹ thuật đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn trường cao đẳng.

– Hoạt động: quy hoạch và thực hiện đề án xây dựng trường sở tại Cơ sở 2 và bổ sung thêm trang thiết bị dạy học; củng cố và nâng cấp các công trình hiện có.

– Điều kiện: thành phố chấp thuận chủ trương và cấp kinh phí cho đầu tư cải tạo, nâng cấp Cơ sở 2.

3.5.5. Chương trình 5

– Tên chương trình: Tăng cường công tác quản lý chất lượng đào tạo

– Mục tiêu: nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên và đáp ứng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, xã hội. Thực hiện kiểm định và đào tạo theo quy chế tín chỉ.

– Hoạt động:

 Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hệ thống đào tạo tín chỉ;  Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình kiểm định chất lượng đào tạo;

 Thiết lập kênh thông tin liên lạc với các nhà tuyển dụng sinh viên-học sinh sau khi tốt nghiệp;

– Điều kiện: các cơ quan kiểm định ngoài chấp thuận và hỗ trợ Trường trong quá trình thực hiện kiểm định.

3.5.6. Chương trình 6

– Tên chương trình: Xây dựng quan hệ quốc tế

– Mục tiêu: đến năm 2020 mở rộng liên kết đào tạo với các trường, tổ chức quốc tế, thu hút nguồn lực từ nước ngoài.

– Các hoạt động: đánh giá nhu cầu xã hội, thẩm định trường liên kết, ký kết hợp tác đào tạo, hợp tác đầu tư phát triển, du học và xuất khẩu lao động. Trước mắt tăng cường hợp tác với Trung tâm Dự báo và nghiên cứu đô thị Paddy (Pháp).

– Điều kiện: chủ trương liên kết đào tạo của thành phố, năng lực của nhà trường về giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo và sinh viên-học sinh.

3.5.7. Chương trình 7

– Mục tiêu: đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu để quảng bá thương hiệu dựa trên cơ sở chính là chất lượng đầu ra của sinh viên-học sinh với các phương pháp, hình thức quảng bá sáng tạo và hợp lý.

– Các hoạt động:

 Công bố chuẩn đầu ra

 Công bố sứ mạng, tầm nhìn và các giá trị cốt lõi của Trường.

 Lập chiến lược marketing quảng bá thương hiệu dài hạn với các phương pháp, hình thức phù hợp thông qua các dịp như ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông như báo, đài.

– Điều kiện: có kế hoạch cụ thể cho từng nội dung và lập dự toán chi phí phù hợp, tạo ra các mối quan hệ rộng rãi với các đối tượng và thành phần ngoài Trường như các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị-xã hội.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 99)