Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 52 - 60)

- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):

2.3.1.Phân tích môi trường vĩ mô

d. Thiết bị trường học:

2.3.1.Phân tích môi trường vĩ mô

2.3.1.1. Môi trường kinh tế

Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, nước ta đã tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng khoảng tài chính-kinh tế khu vực và toàn cầu, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược 2001-2010 đã được thực hiện, đạt được bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người đạt 1.200 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được hoàn thiện.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ về tăng trưởng Kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001-2010

Khi nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản sẽ gia tăng. Hơn nữa, khi Việt Nam phát triển mạnh và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tình hình đó, có thể thấy rằng về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giao thông Vận tải, Kinh tế, Xây dựng … sẽ ngày càng lớn. Khả năng đáp ứng nhu cầu ấy chính là cơ hội để nhà trường phát triển.

2.3.1.2. Môi trường chính trị - pháp luật

Trong những năm gần đây, hệ thống luật pháp ở nước ta đang dần được cải thiện rõ rệt. Chỉ tính riêng trong lĩnh vực giáo dục, hàng loạt các văn bản pháp luật được ban hành giúp cho việc quản lý giáo dục-đào tạo ngày càng được chặt chẽ hơn cũng như tạo ra các điều kiện phát triển các trường ĐH-CĐ. Có thể kể đến như:

– Bộ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 18/06/2005 trong đó quy định mục tiêu, tính chất, nguyên lý nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

– Nghị quyết của Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định vai trò quyết định của giáo dục trong quá trình phát triển đất nước;

– Nghị quyết số 06/NQ-CP do Chính phủ ban hành ngày 07/03/2012 xác định Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 – 2016;

– Đề án đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020 gồm nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn đổi mới giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thông tư số 14/2009/TT-BGD-ĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/05/2009 quy định Điều lệ hoạt động trường cao đẳng;

– Chỉ thị số 296/CT-TTg của Thủ tướng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng xây dựng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011 – 2012;

– Chỉ thị số 15/2009/CT-UBND do Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố 5 năm 2010-2015

Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống văn bản pháp luật về giáo dục- đào tạo cũng còn có những hạn chế sau:

– Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDĐH chưa hoàn thiện; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục chưa kịp thời; một số chính sách về GDĐH ban hành chậm, chưa đồng bộ; một số chính sách đã bộc lộ hạn chế, bất cập nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời.

– Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân chưa đồng bộ, thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo. Tổ chức phân luồng trong hệ thống giáo dục còn nhiều lúng túng. Tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu trình độ đào tạo và cơ cấu ngành nghề đào tạo được khắc phục chậm, chưa đáp ứng yêu cầu nhân lực của xã hội (cơ cấu trình độ lý tưởng của người lao động là 1:4:10 tương ứng với trình độ ĐH-CĐ:TCCN:CNKT trong khi ở Việt Nam hiện nay là 1:1,16:0,95).

– Chất lượng giáo dục – đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước và so với trình độ của các nước trong khu vực. Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa tăng trưởng số lượng với nâng cao chất lượng. Trong giáo dục ĐH, quy mô đào tạo tăng trưởng mạnh do mở thêm nhiều trường trong lúc đó cơ chế, phương pháp quản lý chưa theo kịp. Đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành vẫn còn thiếu, chưa đảm bảo về tiêu chuẩn cũng như chất lượng. Hệ thống thư viện nhỏ bé, nghèo nàn, chưa cung cấp đủ thông tin cho giảng viên và người học.

– Nội dung chương trình giáo dục nghề nghiệp và ĐH chậm đổi mới chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục, giáo trình và tài liệu tham khảo còn thiếu và lạc hậu. Phương pháp dạy học cơ bản vẫn theo lối truyền thụ một chiều, người học ghi nhớ máy móc, chưa phát huy tư duy sáng tạo và tính tự học ở người học.

– Các chế độ, chính sách đối với nhà giáo chưa thỏa đáng, chưa tạo động lực phấn đấu vươn lên trong bản thân mỗi người thầy.

2.3.1.3. Môi trường giáo dục

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta đến năm 2020 đề cập rất rõ nét vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển. Ngày 2/11/2005 Chính phủ đã có Nghị quyết 14-2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, Nghị quyết này nhấn mạnh mục tiêu chung “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân. Đến năm 2020, giáo dục đại học Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới; có năng lực cạnh tranh cao, thích ứng với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và mục tiêu “ mở rộng qui mô đào tạo, đạt 200 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2010 và 450 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2020”. Chiến lược phát triển giáo dục cả nước cũng như quy hoạch mạng lưới các trường ĐH-CĐ cả nước đã đặt ra các mục tiêu cũng như tạo ra các điều kiện để phát triển các trường ĐH-CĐ ở các vùng và các tỉnh trong đó có Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải thành phố Hồ Chí Minh.

Thêm vào đó, quá trình hội nhập quốc tế với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tác động đến nước ta, tạo cơ hội thuận lợi cho nước ta có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước khác. Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư từ các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài cho giáo dục, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế không chỉ tạo ra cho giáo dục cơ hội phát triển mà còn chứa đựng nhiều hiểm họa, đặt biệt là nguy cơ xâm nhập những giá

trị văn hóa và lối sống xa lạ làm xói mòn bản sắc dân tộc. Khả năng xuất khẩu giáo dục kém chất lượng từ một số nước có thể gây nhiều rủi ro lớn đối với giáo dục Việt Nam, khi mà năng lực quản lý giáo dục của ta đối với giáo dục xuyên quốc gia còn yếu, thiếu nhiều chính sách và giải pháp thích hợp để định hướng và giám sát chặt chẽ các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài;

Về phía nhà trường, quá trình hình thành và phát triển luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo của Sở Giao thông Vận tải TP.Hồ Chí Minh và các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lợi lớn nhất của nhà trường trên con đường phát triển.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, các thành phố lớn nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng là nơi tập trung của nhiều loại hình đào tạo (công lập và tư thục, trong và ngoài nước), tạo nên sự cạnh tranh gay gắt hơn cho hoạt động đào tạo của Trường.

2.3.1.4. Môi trường văn hóa - xã hội - dân cư

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011, dân số trung bình cả nước ước tính 87,84 triệu người, tăng 1,04% so với năm 2010. Dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước, tăng 2,5% so với năm 2010; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4%, tăng 0,41%. Dự báo, trong năm 2012, dân số Việt Nam sẽ vượt ngưỡng 88 triệu người.

Cũng theo Tổng cục Thống kê: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 của cả nước là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Tỷ trọng lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 48,7% năm 2010 xuống 48,0% năm 2011; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 21,7% lên 22,4%; khu vực dịch vụ duy trì ở mức 29,6%.

Dân số đông, đời sống người dân ngày càng được cải thiện cùng với sự chuyển dịch lao động theo chiều hướng tích cực (tăng tỷ trọng dân số ở thành thị và tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ) khiến khuynh hướng tăng tiêu dùng ngày càng phổ biến trong dân cư. Ngoài vấn đề ăn, mặc, ở người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc đầu tư cho việc học tập của bản thân và con cái. Thêm vào đó, lực lượng lao động 15 tuổi trở lên năm 2011 của cả nước là 51,39 triệu người (chiếm khoảng 58,5% tổng dân số cả nước). Điều này cho thấy số người muốn được học ĐH, CĐ ở nước ta là rất đông. Đây là một thị trường đầy tiềm năng và nếu nhà nước có chính sách khuyến khích thích hợp thì chẳng những chúng ta có thể có đủ lực lượng lao động chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà còn có thể mơ đến một lĩnh vực mới đầy tiềm năng là lĩnh vực xuất khẩu lao động trí thức.

Bên cạnh những cơ hội trên, xét về khía cạnh dân số-văn hóa-xã hội, cũng tiềm ẩn một số nguy cơ cho sự phát triển các trường ĐH, CĐ Việt Nam có thể kể đến như sau:

– Ở trong nước sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt. Sự phát triển giữa các địa phương không đồng đều. Điều này có thể làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các vùng miền và giữa các đối tượng là người học.

– Yêu cầu phát triển kinh tế trong thập niên 2011-2020 không chỉ đòi hỏi số lượng lớn mà còn đòi hỏi chất lượng cao của nguồn nhân lực. Mặc dù 52,9% dân số nước ta năm 2011 ở trong độ tuổi lao động, nhưng trình độ của lực lượng lao động này còn thấp so với nhiều nước trong khu vực cả về năng lực nghề nghiệp và kỹ năng sống, còn thiếu nhân lực trình độ cao ở nhiều lĩnh vực. Cơ cấu đội ngũ lao động qua đào tạo chưa hợp lý. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng với cơ cấu hợp lý tạo nên sức ép rất lớn đối với giáo dục.

- Tính khoa bảng của xã hội Việt Nam còn lớn, nên việc giới hạn nhà trường ở tầm một trường Cao đẳng là chưa phù hợp và cũng là điều khó trong hoạt động đào tạo vì người học đều hướng đến văn bằng Đại học.

2.3.1.5. Môi trường kỹ thuật - công nghệ

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng internet, được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức quốc tế, cơ sở vật chất và trang thiết bị dành cho ngành giáo dục không ngừng được đầu tư, trang bị thêm và đổi mới góp phần cải thiện hiệu quả chất lượng giảng dạy và học tập của thầy và trò, giúp cho việc giảng dạy lý thuyết ở nhà trường từng bước tiếp vận với công việc thực tế trong tương lai của sinh viên, học sinh. Từ các trang thiết bị tối thiểu như máy vi tính, máy chiếu, máy in ấn,...đến các mô hình học tập, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,...dùng cho giảng dạy và thực hành của giảng viên và học sinh, sinh viên đến các thiết bị điện tử chuyên dùng như: Tem từ sách, Tem từ sách có gáy cứng, Tem từ CD, Video, Máy ghi và khử từ, Cổng từ kiểm soát tài liệu, Máy mã vạch, phần mềm phục vụ công tác quản lý giáo dục v.v…không ngừng được đầu tư, đổi mới ở các trường đào tạo nghề tại Tp.Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH-CN trên thế giới có thể làm cho khoảng cách kinh tế và tri thức giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng, nước ta có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn. Sự tụt hậu giữa GDĐH Việt Nam và GDĐH trên thế giới thể hiện qua những khoảng cách sau:

- Khoảng cách về sứ mệnh, chức năng của GDĐH: với nền giáo dục cho số đông, GDĐH thế giới thường được tổ chức theo kiểu phân tầng, mỗi tầng có sứ mệnh và mục tiêu khác nhau. Còn ở Việt Nam, chưa tổ chức phân tầng nền GDĐH, sứ mệnh và mục tiêu các trường ĐH, CĐ gần giống nhau, không thích hợp với nền giáo dục cho số đông. GDĐH của Việt Nam thường chỉ nhấn mạnh khía cạnh “phương tiện”, do vậy nền GDĐH chủ yếu là huấn luyện nghề nghiệp, là “học để làm”, là cần hướng đến việc chuyên môn hóa sớm để có thể sẵn sàng xin việc làm. Phần “phát triển

trí tuệ cá nhân” và giáo dục công dân rất mờ nhạt. Nhưng cũng vì thế mà có nghịch lý là “làm” cũng kém.

- Khoảng cách về tổ chức quản lý: nếu phân ra ba cấp quyền lực: (a) là cấp chính phủ/bộ, (b) là cấp trường đại học và (c) là cấp khoa/ bộ môn/ GV thì ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, quyền lực chủ yếu tập trung ở cấp (b) và (c). Còn ở Việt Nam, quyền lực chủ yếu nằm ở cấp (a), trong khi cấp (c) quyền lực rất hạn chế.

- Khoảng cách về cơ cấu, nội dung chương trình đào tạo: nhìn chung hệ thống GDĐH thế giới có chương trình đào tạo đa dạng và khác nhau cho các tầng trong cơ cấu phân tầng. Khối lượng kiến thức thường chỉ khoảng 120 tín chỉ (đơn vị học trình) cho chương trình bốn năm. Về nội dung có nhiều nội dung về “kỹ năng nhận thức” và “năng lực xã hội” nhiều nội dung về “giáo dục tổng quát” , nội dung thiết thực chủ yếu hướng vào “giải quyết vấn đề”. Ở Việt Nam, chương trình đào tạo chủ yếu là chương trình huấn luyện nghề nghiệp, còn thiếu đa dạng, thiếu liên ngành, liên thông và ít phần tự chọn. Khối lượng kiến thức quá lớn, đến trên dưới 200 đơn vị học trình, số giờ lên lớp nhìn chung nhiều hơn các nước 30%. Về nội dung, thiếu mảng “giáo dục tổng quát”, nội dung về “kỹ năng nhận thức”, “năng lực xã hội” và quá tập trung vào câu hỏi “tại sao?” nên rất nặng tính hàn lâm. Do vậy nhiều SV ngán học và không tạo cho mình

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 52 - 60)