Giải pháp chất lượng đào tạo nhằm tạo dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 84 - 87)

- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):

22 4 24 7.Tính khoa bảng của xã hội còn lớ n, ng ườ

3.4.1. Giải pháp chất lượng đào tạo nhằm tạo dựng thương hiệu

Mục tiêu: Nâng cao tính tích cực, chủ động trong học tập của SV-HS, rèn luyện SV-HS tăng thêm tinh thần tự học; giảng viên cần đặt lên hàng đầu quan điểm: hiệu quả của giảng dạy là khơi dạy khả năng sáng tạo còn tiềm ẩn của mỗi SV-HS chứ không phải là hiểu và nhớ những điều giáo viên giảng, bài giảng phải gợi ý cho những đề tài nhỏ, những bài tập viết hay những thảo luận nhóm của sinh viên.

Giải pháp:

- Xây dựng các phòng học chuyên môn kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để tăng tính hấp dẫn; tăng cường thời lượng thực tập, thực hành, thí nghiệm của sinh viên hạn chế việc học lý thuyết suông, phần lớn các môn học đều có phần thí nghiệm hoặc thực hành hoặc thực tập để sinh viên học sinh phân tích sâu kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp; đảm bảo tỷ lệ thực hành đạt 60-70% trong tổng thời lượng học.

- Áp dụng quy chế đào tạo tín chỉ để đáp ứng linh hoạt nhu cầu học theo các tín chỉ, chứ không gò bó theo niên chế như hiện nay.

- Đổi mới phương pháp sư phạm, áp dụng các phương pháp sư phạm mới như nghiên cứu tình huống, học cách giải quyết vấn đề, làm việc theo nhóm và thực hành toàn bộ những gì đã học để nâng cao tính tích cực, chủ động và hiệu quả trong học tập;

- Cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập: xây dựng ngân hàng đề thi (hiện nay trường chỉ có 15 ngân hàng đề thi trắc nghiệm), áp dụng đại trà phương pháp kiểm tra các môn lý thuyết bằng hình thức trắc nghiệm khách quan, công khai các đề thi thực hành. Ngoài ra, trường nên dành một tỷ trọng điểm nhất định để đánh giá sinh viên qua sự đóng góp trên lớp:

+ Đối với các môn cơ sở ngành, giảng viên phải dành ra một khối lượng ít nhất 10-20% giờ giảng để sinh viên thảo luận nhóm và thuyết trình. Điểm thuyết trình được tính vào điểm môn học ở mức tương ứng.

+ Đối với các môn học chuyên ngành, điểm bài tập tình huống và số giờ đi thực tế hoặc nghe nói chuyện chuyên đề từ phía cán bộ quản lý và doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc và có tỷ trọng đánh giá ít nhất 30% điểm môn học.

Để thực hiện điều này, nhà trường một mặt trang bị và khuyến khích giáo viên sử dụng phương tiện, thiết bị hiện đại trong quá trình giảng dạy và mặt khác, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá thi đua dựa trên các tiêu thức hợp lý để đánh giá và buộc giảng viên phải tự thay đổi phương pháp giảng dạy của mình trên cơ sở hệ thống tiêu thức đánh giá sinh viên đã trình bày.

- Tổ chức biên soạn giáo trình, giáo án cho tất cả các môn học hiện tại của trường (hiện nay trường chỉ có 18 giáo trình) ở bậc cao đẳng. Bộ giáo trình phải gổm đầy đủ các nội dung: giáo trình lý thuyết, hệ thống bài tập, các tình huống nghiên cứu và hệ thống câu hỏi ôn tập.

- Triển khai việc chỉnh lý, tái bản lại các giáo trình đã viết hàng năm với kế hoạch đăng ký của các khoa, đảm bảo cập nhật kiến thức cho sinh viên trong đào tạo.

- Chú trọng đến hình thức đào tạo liên thông từ trung cấp chuyên nghiệp lên cao đẳng cho sinh viên trường đồng thời liên kết với các trường đại học để đào tạo liên thông lên bậc đại học, giao lưu với các trường để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm đào tạo.

- Tăng cường đào tạo và trang bị cho SV-HS các kỹ năng mềm: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp…

- Đảm bảo học sinh, sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra như đã công bố và cam kết với người học, với xã hội.

- Tăng cường giữ mối quan hệ với các HS-SV đã tốt nghiệp để lấy các thông tin phục vụ cho việc thống kê chất lượng và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của HS-SV sau khi tốt nghiệp. Công việc này nên giao cho phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện. Bộ phận này nên tham khảo về các biểu mẫu điều tra ở các trường ĐH-CĐ khác để từ đó xây dựng bảng Khảo sát cho phù hợp với Trường. Thời gian khảo sát có thể tiến hành tại thời điểm tổ chức Lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp cho các khóa dài hạn, hệ chính qui hoặc tại các lễ kỷ niệm ngày truyền thống của Trường. Từ đó, Trường có cơ sở để kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp đào tạo nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội. Các tiêu chí để thống kê kết quả khảo sát có thể được xây dựng như sau:

Bảng 3.9. Bảng thống kê Kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp khóa XXX

STT TIÊU CHÍ

KẾT QUẢ (%) CAO

ĐẲNG

TCCN

1 Tỷ lệ sinh viên trả lời đã học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

2 Tỷ lệ sinh viên trả lời chỉ học được một phần kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

3 Tỷ lệ sinh viên trả lời không học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc theo ngành tốt nghiệp

4 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng ngành đào tạo sau 06 tháng tốt nghiệp

5 Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm không đúng ngành đào tạo

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo

+ Trường dự kiến sẽ mở thêm 3 ngành đào tạo bậc cao đẳng đến năm 2015 và thêm 3 ngành nữa đến năm 2020, nếu tính cả số ngành hiện đang đào tạo thì Trường đào tạo 9 ngành tính đến năm 2015 và 12 ngành tính đến năm 2020. Các ngành được mở thêm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực theo định hướng của thành phố. Chương trình đào tạo được thiết kế theo cấu trúc module, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, cập nhật tiêu chuẩn công nghiệp, quy chế đào tạo tín chỉ;

+ Từ năm học 2012-2013 tuyển sinh đưa vào đào tạo 7 nghề bậc cao đẳng với số lượng 420 chỉ tiêu;

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)