Đối với Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 104)

- Bậc cao đẳng (Tuyển sinh và đào tạo từ năm 2009 đến nay):

3.8.2.Đối với Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

22 4 24 7.Tính khoa bảng của xã hội còn lớ n, ng ườ

3.8.2.Đối với Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

- Điều chỉnh mức ngân sách cấp hàng năm cho Trường theo hướng tăng tỷ lệ với sự phát triển quy mô đào tạo của Trường theo từng giai đoạn một cách hợp lý.

- Tăng hạn mức cấp ngân sách cho Trường để có thêm nguồn quỹ lương tuyển dụng mới giảng viên và cán bộ quản lý hàng năm cho đủ với số lượng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tăng nguồn kinh phí đào tạo lại cán bộ hàng năm cho Trường để tổ chức cho giảng viên, cán bộ, viên chức học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời có chế độ ưu đãi bằng việc tăng mức lương khởi điểm để thu hút giảng viên có trình độ từ thạc sỹ trở lên về Trường.

- Cho phép trường điều chỉnh tăng mức thu học phí trong khung quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo so với mức đang thu hiện nay.

Tóm tắt chương 3

Mục tiêu của Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 là một trường cao đẳng đa ngành đa cấp, có quy mô đào tạo cơ sở hơn 14.000 sinh viên, tiến tới tiếp cận trình độ của các trường tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Chiến lược phát triển Trường được xây dựng nhằm phục vụ cho việc thực hiện những mục tiêu đã nêu. Chiến lược được hình thành trên định hướng của Nhà nước, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và nội lực cũng như mục tiêu của trường, tình hình thực hiện liên quan đến 7 chương trình hành động:

1. Mở thêm các ngành đào tạo mới bậc cao đẳng.

2. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ phục vụ đào tạo và phục vụ cộng đồng

3. Xây dựng đội ngũ giảng viên 4. Xây dựng, cải tạo Trường

5. Tăng cường công tác quản lý chất lượng đào tạo 6. Xây dựng quan hệ quốc tế

KT LUN

Xây dựng chiến lược là một việc làm rất quan trọng đối với một tổ chức trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Xây dựng được chiến lược đúng đắn sẽ là cẩm nang giúp cho các nhà lãnh đạo quản lý, điều hành tổ chức đúng hướng để đạt được các mục tiêu đặt ra trong từng giai đoạn phát triển. Có nhiều cách tiếp cận để xây dựng chiến lược. Tuy nhiên, để xây dựng được một chiến lược phát triển đúng và hiệu quả thì thật sự không hề đơn giản.

Đối với sự phát triển của Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, theo suy nghĩ của bản thân người viết, đề tài nghiên cứu này rất có giá trị về mặt thực tiễn. Năm 2010, Ban Giám hiệu trường đã xây dựng “Chiến lược phát triển Trường Cao đẳng GTVT TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011- 2015”, trong đó đưa ra các định hướng chung và các giải pháp ngắn gọn mang tính tổng thể cho hoạt động của Trường trong giai đoạn 2011-2015. Năm 2011, nhóm giảng viên khoa Kinh tế biên soạn đề tài nghiên cứu “Chiến lược Marketing nhằm đẩy mạnh công tác tuyển sinh của Trường Cao đẳng GTVT TP. Hồ Chí Minh năm 2011 và giai đoạn 2011-2015” chủ yếu phục vụ cho công tác tuyển sinh của trường. Như vậy, có thể nói cho đến nay, Trường vẫn chưa có một chiến lược phát triển vừa mang tính tổng thể vừa phải chuyên sâu, cụ thể. Đề tài này sẽ góp phần giúp cho Lãnh đạo nhà trường hoạch định chiến lược phát triển cho Trường trong thời gian tới. Trong đó đặc biệt là củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu qua các giải pháp về chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, đẩy mạnh hoạt động liên kết hợp tác đào tạo trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế,…mà người viết đã đề xuất trong luận văn.

Xây dựng chiến lược là một lĩnh vực rất rộng. Do còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, năng lực cũng như thời gian nghiên cứu, nên dù rất nỗ lực và cố gắng, chắc chắn người viết không thể tránh khỏi các thiếu sót. Kính mong đón nhận được sự quan tâm, đóng góp chân thành của Qúy thầy cô, các đồng nghiệp và toàn thể các anh chị học viên có quan tâm.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển trường cao đẳng Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 (Trang 104)